Phương thức thay đổi và phát triển doanh nghiệp BỀN VỮNG

Thay đổi và phát triển doanh nghiệp là hai yếu tố sống còn trong kinh doanh hiện đại. Khi môi trường kinh tế đang thay đổi chóng mặt, các doanh nghiệp buộc phải thích ứng tối đa để tồn tại và phát triển. Hãy cùng CoDX khám phá sâu hơn về những thay đổi và phát triển trong lĩnh vực kinh doanh, đồng thời tìm hiểu các bước tiến hành để tận dụng những lợi thế này để áp dụng trong thời đại hội nhập và phát triển bền vững.

Bạn đang đọc bài viết trên trang kiến thức Kiến thức chuyển đổi số của CoDX – nền tảng chuyển đổi số doanh nghiệp toàn diện.

Dịch vụ chuyển đổi số

Cùng chủ đề:

1. Tại sao doanh nghiệp cần thay đổi để phát triển?

Tất cả các doanh nghiệp đều đối mặt với môi trường kinh doanh liên tục biến đổi và cạnh tranh khốc liệt. Thay đổi là điều mà mọi doanh nghiệp đều phải đối diện, và nếu không biết cách thích ứng, nguy cơ rủi ro rất cao. Vì thế, thay đổi và phát triển doanh nghiệp trở thành một yếu tố vô cùng quan trọng để bạn duy trì thành công:

+ Tăng khả năng thích ứng: Thế giới kinh doanh hiện nay chuyển đổi rất nhanh chóng về mọi mặt: Dân số, xu hướng khách hàng, công nghệ,… Doanh nghiệp nào không định hình được sự thay đổi này có thể trở nên lạc hậu và không thể cạnh tranh cùng đối thủ trong thị trường. Thực tế, nếu không kịp thích ứng hoặc không chịu thay đổi, bạn sẽ rơi vào tình trạng lạc hậu và không đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng.

+ Tăng cơ hội cạnh tranh: Với sự thay đổi không ngừng, các doanh nghiệp cần định hình chiến lược tương thích với xu hướng công nghệ và thị trường mới. Tiết kiệm thời gian và đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của khách hàng hiện tại. Vì vậy, hiểu và thích ứng với sự thay đổi là điều cần thiết để đảm bảo doanh nghiệp vẫn cạnh tranh và phát triển thành công trong môi trường kinh doanh ngày nay.

+ Tạo cơ hội phát triển: Việc thay đổi môi trường kinh doanh buộc nhân viên phải trau dồi các kỹ năng mới mới có thể giúp đem lại lợi ích cho tổ chức thông qua những ý tưởng mới và củng cố cam kết. Khi nhà lãnh đạo cung cấp đầy đủ các công cụ và khóa học cần thiết, họ sẽ dễ dàng cập nhật những thông tin quan trọng, nhờ đó có thể thay đổi và phát triển doanh nghiệp theo chiều hướng tích cực nhất.

Thay đổi và phát triển doanh nghiệp là gì
Tại sao doanh nghiệp cần phải thay đổi để phát triển?

2. Phương thức thay đổi và phát triển doanh nghiệp 

Phương thức phát triển và cải tiến doanh nghiệp có thể đa dạng và phụ thuộc vào từng tình huống cụ thể và mục tiêu của doanh nghiệp. Dưới đây là một số phương thức thường được sử dụng trong thay đổi để phát triển:

  • Tập trung vào con người.
  • Đo lường và không ngừng theo dõi.

2.1. Thay đổi và phát triển doanh nghiệp tập trung vào con người

Sự thành công của quá trình thay đổi, phát triển doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào việc đảm bảo sự hài lòng và hưởng ứng của nhân viên. Để quản lý sự thay đổi nhân sự, bạn có thể triển khai các hoạt động sau:

  • Xây dựng kế hoạch rõ ràng: Đảm bảo thông tin được truyền đạt một cách đầy đủ, rõ ràng và thường xuyên để tất cả mọi người có thể hiểu và hỗ trợ nhau thay đổi.
  • Tổ chức cuộc họp và đối thoại thường xuyên: Tạo cơ hội cho các nhân viên thảo luận ý kiến, đặt câu hỏi và nhận giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến quá trình thay đổi.
  • Đào tạo nhân viên: Cung cấp các chương trình đào tạo, huấn luyện, cuộc họp và hỗ trợ cá nhân để giúp nhân viên thích ứng và thành công trong quá trình thay đổi.

2.2. Đo lường và theo dõi tiến trình thay đổi

Để đánh giá tiến độ thực hiện và hiệu quả của quá trình thay đổi, nhà quản lý cần xây dựng một bộ khung đánh giá phù hợp. Nhờ đó, hỗ trợ việc điều chỉnh chiến lược và kế hoạch nếu cần thiết, giúp quá trình thay đổi và phát triển doanh nghiệp diễn ra một cách suôn sẻ và hiệu quả. Đồng thời, việc sử dụng bộ khung đánh giá còn giúp giảm thiểu tác động tiêu cực lên hoạt động kinh doanh, đảm bảo rằng quá trình thay đổi không gây rối cho tổ chức và nhân viên.

2.3. Ứng dụng công nghệ để thay đổi và phát triển doanh nghiệp

Ứng dụng công nghệ để thay đổi và phát triển doanh nghiệp
Một số phương thức để thay đổi và tăng cường phát triển doanh nghiệp

Có thể bạn quan tâm:

3. Các bước tiến hành thay đổi để phát triển doanh nghiệp 

Dưới đây là hướng dẫn chi tiết quá trình nâng cao hiệu quả doanh nghiệp cho doanh nghiệp của bạn:

  • Đảm bảo cho việc sẵn sàng thay đổi
  • Xây dựng kế hoạch
  • Triển khai các thay đổi
  • Dự phòng các rủi ro
  • Đánh giá và phân tích kết quả 

3.1. Bước 1: Đảm bảo doanh nghiệp sẵn sàng cho việc thay đổi

Trước khi bắt tay vào các công việc hậu cần, việc tạo nền tảng văn hóa phù hợp vô cùng quan trọng để đảm bảo mọi thành viên trong tổ chức đều tham gia và thực hiện thay đổi và phát triển doanh nghiệp đúng như kế hoạch.

Trong giai đoạn chuẩn bị, nhà quản lý cần tập trung giúp nhân viên hiểu rõ về sự cần thiết và ý nghĩa của các điều chỉnh: Khó khăn và thách thức mà doanh nghiệp đang đối mặt, những khía cạnh nào cần được cải thiện và thay đổi? Điều này giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu chung một cách suôn sẻ, lành mạnh cho cả tổ chức và nhân viên sau này.

3.2. Bước 2: Xây dựng tầm nhìn và lập kế hoạch cho sự thay đổi và phát triển doanh nghiệp

Sau khi nhân viên đã sẵn sàng tham gia vào quá trình thay đổi, hãy tạo một kế hoạch chi tiết để thực hiện trong thực tế. Kế hoạch thay đổi, phát triển doanh nghiệp cần bao gồm các yếu tố sau:

+ Mục tiêu chiến lược: Xác định mục tiêu chiến lược quá trình thay đổi mà doanh nghiệp hướng tới. 

+ Các chỉ số đo lường hiệu suất: Xác định các chỉ số và tiêu chí đo lường để kịp theo dõi tiến độ và điều chỉnh khi cần thiết.

+ Các bên liên quan: Xác định rõ ràng ai sẽ giám sát việc thực hiện quá trình thay đổi, ai sẽ đưa ra quyết định quan trọng, và ai sẽ chịu trách nhiệm thực hiện và triển khai kế hoạch?

+ Phạm vi dự án: Định rõ phạm vi trong và ngoài của dự án bằng cách xác định các bước và hành động cụ thể trong quá trình thay đổi để tập trung vào những gì cần thiết nhất.

Ngoài ra, bạn có thể áp dụng phương pháp OKRs (Objectives and Key Results) để thiết lập các mục tiêu chiến lược. OKRs giúp xác định các mục tiêu có động lực và truyền cảm hứng, đồng thời quản lý chúng thông qua các Kết quả then chốt (KRs) dựa trên tiêu chí SMART. Bạn có thể xây dựng một lộ trình chi tiết và tiến gần đến mục tiêu hơn.

3.3. Bước 3: Triển khai các thay đổi và phát triển doanh nghiệp 

Sau khi đã xây dựng kế hoạch, bạn cần tiến hành thực thi bằng cách áp dụng các bước đã đề ra để thực hiện các điều chỉnh cần thiết.

  • Trao quyền cho nhân viên: Hãy để cho nhân viên tự quản lý và thực hiện các bước trong kế hoạch thay đổi, phát triển doanh nghiệp để hoàn thành mục tiêu đã đề ra. Đồng thời, tạo cơ hội cho nhân viên dự phòng và giảm thiểu các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thay đổi.
  • Nhấn mạnh trách nhiệm và sứ mệnh của doanh nghiệp: Đây là cơ hội giúp các thành viên trong nhóm hiểu rõ lý do cần thích ứng và theo đuổi các thay đổi. Việc thấu hiểu tầm nhìn sẽ giúp họ nhận thức tại sao quá trình thay đổi và phát triển doanh nghiệp là cần thiết và hướng tới mục tiêu chung của tổ chức.
  • Áp dụng tự động hóa doanh nghiệp trong quản lý vận hành giúp tối ưu chi phí và gia tăng hiệu suất làm việc cho nhân viên.
Các bước tiến hành thay đổi để phát triển doanh nghiệp
Thay đổi và phát triển chìa khóa để mở ra những cơ hội mới cho các doanh nghiệp.

3.4. Bước 4: Dự phòng các rủi ro khi doanh nghiệp có sự thay đổi

Khi đã hoàn thành kế hoạch quản trị sự thay đổi, với tư cách là một nhà quản lý, bạn có nhiệm vụ ngăn chặn tình trạng “quay trở về như cũ” trong tương lai. Đặc biệt đối với các thay đổi liên quan đến cải tiến quy trình, văn hóa và chiến lược. 

Để hạn chế tình trạng này xảy ra, bạn cần tạo ra các biện pháp chi tiết hoặc nhờ các hệ thống hỗ trợ để đảm bảo các thay đổi được áp dụng và duy trì trong thời gian dài. Đồng thời, bạn cũng cần thúc đẩy sự thấu hiểu và cam kết từ các thành viên trong tổ chức để họ tiếp tục tham gia vào quá trình thay đổi, phát triển doanh nghiệp.

3.5. Bước 5: Đánh giá tiến độ và phân tích kết quả sau khi thay đổi và phát triển doanh nghiệp

Để đạt được thành công lâu dài, bạn cần thường xuyên rà soát, phân tích và đánh giá hiệu quả của dự án thay đổi. Điều này giúp doanh nghiệp thu thập những hiểu biết và bài học quý giá, từ đó rút ra kinh nghiệm để thực hiện các thay đổi khác trong tương lai.

Bên cạnh đó, cần tập trung vào việc học hỏi từ kết quả thực tế và xem xét những điều đã thành công cũng như những khó khăn đã gặp phải. Việc điều chỉnh dự án thay đổi và áp dụng những cải tiến dựa trên những phản hồi thực tế giúp đưa ra quyết định thông minh và đảm bảo tiến độ thay đổi, phát triển doanh nghiệp được diễn ra liên tục  và hiệu quả.

Các bước giúp thay đổi và phát triển doanh nghiệp
Quy trình các bước trong thay đổi để phát triển doanh nghiệp

Tìm hiểu thêm các tin liên quan:

Thay đổi và phát triển doanh nghiệp là phần không thể thiếu trong quy trình tạo nên thành công của một tổ chức. Qua bài viết trên, CoDX hy vọng đã cung cấp nhiều thông tin bổ ích cho các bạn đọc. Hãy cùng nhau khám phá và suy ngẫm về cách đối diện với những biến đổi của thị trường và tận dụng cơ hội để phát triển mạnh mẽ cho doanh nghiệp của mình.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Công ty TNHH Hợp Tác Chuyển đổi số CoDX

  • Hotline: 1900 25 25 81 – Số điện thoại: 0968 61 23 50
  • Email: [email protected] | Website: https://www.codx.vn
  • Trang Tin tức – Kiến thức Quản trị: https://businesswiki.codx.vn
  • Địa chỉ văn phòng: Toà nhà QTSC R&D Labs 1, Lô 45 đường số 14, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh