Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang ảnh hưởng đến toàn diện các vấn đề trong xã hội. Kinh tế là lĩnh vực đi đầu trong cuộc cách mạng này. Bên cạnh những điều kiện để doanh nghiệp phát triển sẽ xuất hiện thêm nhiều khó khăn, đặc biệt là khó khăn của doanh nghiệp nhỏ. Đây là một bài toán lớn cần lời giải cho các tổ chức nếu không có những thay đổi, thích ứng phù hợp.
1. Phân tích thực trạng doanh nghiệp nhỏ gặp phải hiện nay
Gần 90% các doanh nghiệp ở Việt Nam thuộc dạng doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong kỷ nguyên 4.0 đây là các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn nhất.
Theo một báo cáo từ hội thảo Các trợ lực giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất tăng tốc trong thời đại số, các khó khăn của doanh nghiệp nhỏ phải đối mặt thường là về nguồn vốn, nguồn khách hàng, nhà xưởng, pháp lý, nguồn nhân lực…
Bên cạnh đó, trong thời kỳ cách mạng 4.0 các khó khăn doanh nghiệp nhỏ đối mặt sẽ càng lớn hơn khi không đủ năng lực để thích nghi với các công cuộc chuyển đổi số. Bước vào giai đoạn phát triển, nhiều tổ chức phải liên tục thay đổi, chuyển đổi cơ cấu tự động hóa với mọi khía cạnh. Chính vì vậy, nếu không có những giải pháp kịp thời thì nhiều doanh nghiệp sẽ có nguy cơ bị đào thải.

Xem thêm: Doanh nghiệp SMES là gì? Vai trò các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam
2. Khó khăn của doanh nghiệp nhỏ là gì?
Trước những thay đổi nhanh chóng trong thời đại mới, các doanh nghiệp liên tục đối mặt với các khó khăn từ tài chính, thị trường, trình độ công nghệ, cho đến khả năng quản lý nguồn lực…
2.1 Khó khăn của doanh nghiệp nhỏ về vốn, tài chính
Các doanh nghiệp mô hình càng nhỏ thì sẽ càng khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn cũng như vấn đề làm thủ tục vay vốn. Khi không đáp ứng được về mặt vốn, sẽ liên đới nhiều bất cập khác cho doanh nghiệp như: không mở rộng được quy mô, khó vào các khu công nghiệp và gặp nhiều rào cản trong tuyển dụng nhân sự, thanh kiểm tra, thủ tục hành chính…
Khó khăn về vốn và tài chính cũng sẽ khiến các doanh nghiệp nhỏ gặp thách thức khi cập nhật các thành tựu 4.0 như trí tuệ nhân tạo (AI), IoT, Blockchain,..
2.2 Hạn chế trong cách quản lý
Một trong những khó khăn của doanh nghiệp nhỏ là hạn chế trong cách quản lý . Doanh nghiệp nhỏ thường thiếu nguồn lực để đầu tư vào công nghệ và các giải pháp số hóa. Điều này có thể làm cho họ khó khăn trong việc cải thiện quy trình kinh doanh và tăng năng suất.

Để quản lý tốt doanh nghiệp trong kỷ nguyên số này, cần phải có nguồn nhân lực có chuyên môn sâu, áp dụng các giải pháp số hóa. Tuy nhiên, điều này là rất khó tại các quy mô doanh nghiệp nhỏ vì nhân lực chuyên môn có nhu cầu cao và chi phí đào tạo tương đối đắt đỏ.
2.3 Khó khăn của doanh nghiệp nhỏ về thị trường cạnh tranh
Thị trường cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ trong thời kỳ Cách mạng Công nghiệp 4.0 đặt ra nhiều thách thức lớn. Do sự cạnh tranh khốc liệt từ các công ty lớn và các công ty khởi nghiệp mới có sản phẩm sáng tạo.
Các thành tựu công nghệ mới như: trí tuệ nhân tạo, cơ chế tự động hóa… giúp các doanh nghiệp lớn cải thiện năng suất và giảm chi phí. Do đó, các doanh nghiệp nhỏ có thể gặp khó khăn khi cạnh tranh với các đối thủ lớn hơn trong thị trường.
2.4 Khó khăn về trình độ công nghệ
Các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI), học sâu (deep learning), blockchain, IoT,… đang thúc đẩy sự cạnh tranh và đòi hỏi các doanh nghiệp nhỏ phải có sự chuyên môn cao về kỹ thuật để áp dụng chúng vào sản phẩm và dịch vụ của họ.

3. Những thuận lợi của doanh nghiệp nhỏ là gì?
Bên cạnh những khó khăn của doanh nghiệp nhỏ các nhà quản trị cần lưu ý, thì vẫn có những thuận lợi nhất định trong bối cảnh phát triển nhanh chóng của công nghệ số. Có thể kể đến các lợi thế như sự linh hoạt thay đổi, ít gặp rủi ro hay được sự hỗ trợ từ chính phủ.
3.1 Khả năng linh hoạt dễ thay đổi để thích ứng
Với những doanh nghiệp nhỏ, khi có những thay đổi của thị trường thì sẽ có lợi thế hơn về khả năng thích ứng. Vì cơ bản, những doanh nghiệp nhỏ, cơ cấu tổ chức thường đơn giản nên sẽ dễ chuyển đổi hơn các doanh nghiệp lớn hoặc quy mô tập đoàn.
Khi thị trường xảy ra biến động, những “ông lớn” thường rất khó khăn để thay đổi đồng loạt và phải mất nhiều thời gian. Nếu như ở doanh nghiệp nhỏ có ít nhân sự, khối công việc nhỏ dễ dàng đổi mới theo xu hướng thì các doanh nghiệp lớn cần phải có sự chuẩn bị rất kỹ lưỡng để thay đổi mà không gặp phải rủi ro.
3.2 Ít gặp rủi ro
Các doanh nghiệp nhỏ thường bắt đầu với số vốn nhất định, và đầu tư theo cách từ tốn, bền vững, cho nên ít gặp các rủi ro về tài chính. Đối lập với điều này, doanh nghiệp lớn thường mạnh tay đầu tư vào các hoạt động kinh doanh với số vốn cao, dù có nhiều cơ hội đạt được lợi nhuận nhưng rủi ro tiềm ẩn là rất lớn.
Đặc biệt, một ưu thế khác cho các doanh nghiệp nhỏ là rất dễ để xác định những khoản giải ngân không đúng mục đích. Vì cơ bản, doanh nghiệp nhỏ bảng cân đối kế toán thường rất đơn giản nên sẽ ít xảy ra tình trạng tham ô, gây thất thoát tiền quỹ công ty.
3.3 Khả năng tập trung
Doanh nghiệp nhỏ có sự tập trung tốt hơn các doanh nghiệp lớn, bởi trọng tâm phát triển thường tương đối hẹp và ngắn hạn. Điều này cũng là một lợi thế với các tổ chức này. Trong khi các tập đoàn lớn luôn tìm cách mở rộng các thị trường thì doanh nghiệp nhỏ thường tập trung vào một hướng đi nhất định. Và khi có bất kỳ sự thay đổi nào do tình hình chung của lĩnh vực đó, doanh nghiệp nhỏ sẽ nhanh chóng nhận ra và có sự điều chỉnh kịp thời. Bên cạnh đó, khi chỉ tập trung vào một lĩnh vực thì mức độ đầu tư chuyên sâu và hiểu rõ về việc mình đang làm sẽ giúp doanh nghiệp phát triển vững chắc hơn.

3.4 Nhận được nhiều sự hỗ trợ từ chính phủ
Phần đông các doanh nghiệp ở Việt Nam đều là doanh nghiệp vừa và nhỏ, trước những khó khăn của doanh nghiệp nhỏ gặp phải, Chính phủ, Nhà nước luôn có những chính sách hỗ trợ kịp thời.
Hiện nay, Nhà nước đã có bộ Luật Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2017, có những chính sách giúp doanh nghiệp thuận lợi để hoạt động.
Bên cạnh đó, Nghị định 80/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, cùng hàng loạt các văn bản khác liên quan cũng có nhiều điều khoản giúp ích cho các doanh nghiệp. Theo đó, các tổ chức doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ các lĩnh vực công nghệ, nguồn nhân lực, hỗ trợ khởi nghiệp, liên kết các chuỗi giá trị sản xuất, chế biến…
4. Khó khăn của doanh nghiệp nhỏ cần được khắc phục như thế nào trong năm 2023?
Để vượt qua những khó khăn, các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần tìm nhiều giải pháp khác nhau và thực hiện đồng thời để nhanh chóng thích ứng với thời kỳ mới.
Tìm cách hợp tác với các tập đoàn lớn, các tổ chức có kinh nghiệm để cùng chia sẻ tài nguyên là giải pháp nhanh chóng để khắc phục khó khăn của doanh nghiệp nhỏ. Bên cạnh đó, việc quan tâm đến chất lượng đội ngũ quản lý của doanh nghiệp cũng cần chú trọng. Chiêu mộ nhân sự có chuyên môn, trình độ cao, cũng như đào tạo nhân viên không chỉ về trình độ mà còn nâng cao kỹ năng áp dụng khoa học công nghệ mới.
Song song với các giải pháp trên, các doanh nghiệp nhỏ cũng cần biết tận dụng những công cụ, nền tảng quản lý doanh nghiệp để tối ưu hóa nguồn lực cũng như thời gian. Sử dụng nền tảng chuyển đổi số doanh nghiệp CoDX là đơn vị hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số, đem đến những giải pháp hữu hiệu được nhiều doanh nghiệp lựa chọn hiện nay. Với những giải pháp tối ưu về quản lý công việc, nguồn nhân lực, quản trị tài chính, khách hàng, quản trị các công việc sản xuất… CoDX đã và đang mang đến những kết quả tốt nhất cho nhiều doanh nghiệp.
Để khắc phục những khó khăn của doanh nghiệp nhỏ cần phải kết hợp nhiều giải pháp tối ưu, kết hợp song song giữa con người và các công cụ hỗ trợ. Hy vọng qua bài viết này, các nhà quản lý đặc biệt là quản lý các doanh nghiệp nhỏ sẽ có được những thông tin bổ ích để có thể áp dụng vào quá trình chuyển đối số doanh nghiệp trong kỷ nguyên 4.0
Bài viết liên quan: