Chiến lược cạnh tranh là gì? Các chiến lược cạnh tranh phổ biến

Trong thị trường thương mại ngày càng dày đặc như hiện nay, việc đưa ra chiến lược chính xác, đúng đắn và kịp thời là điều vô cùng cần thiết đối với các doanh nghiệp nếu muốn có được chỗ đứng vững chắc và ngày càng lớn mạnh. Một trong số các chiến lược đó chính là cạnh tranh. Vậy các chiến lược cạnh tranh là gì? Để có cái nhìn tổng quan và thông tin chuyên sâu hơn về vấn đề này, hãy cùng CoDX xem bài viết dưới đây ngay nhé!

Bạn đang đọc bài viết trên trang Quản trị doanh nghiệp của CoDX – nền tảng chuyển đổi số doanh nghiệp toàn diện

1. Chiến lược cạnh tranh là gì?

Chiến lược cạnh tranh (hay còn có tên gọi tiếng Anh là Competitive Strategy), đây là kế hoạch dài hạn do doanh nghiệp xây dựng nhằm tạo lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ trên thị trường. Từ đó đạt được các mục tiêu kinh doanh đã đề ra. 

Chiến lược này liên quan đến việc đưa ra các quyết định về chiến lược sản phẩm, giá cả, phân phối, quảng cáo và tiếp cận khách hàng để duy trì thị phần, tăng doanh thu và tăng lợi nhuận. 

  • Việc xây dựng các chiến lược cạnh tranh cần dựa trên sự trung thực, dựa trên sự phát triển của thị trường, nhu cầu của khách hàng và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. 
  • Để các chiến lược này thành công, doanh nghiệp phải thường xuyên cập nhật và đánh giá liên tục chiến lược của mình để đảm bảo chiến lược luôn phù hợp với thị trường.
Chiến lược cạnh tranh là gì
Chiến lược cạnh tranh còn có tên gọi tiếng Anh là Competitive Strategy

2. Các chiến lược cạnh tranh thường gặp nhất trong kinh doanh 

Hiện nay, để có được lợi thế cạnh tranh nhất định trên thị trường, các công ty cần nắm được 5 chiến lược chung trong kinh doanh bao gồm: Chiến lược đi đầu về chi phí, chiến lược về giá, chiến lược tạo ra sự khác biệt, chiến lược tập trung chi phí và chiến lược phân biệt hóa sản phẩm. 

2.1. Chiến lược đi đầu về chi phí 

Chiến lược dẫn đầu về chi phí là một trong những chiến lược cạnh tranh mà các công ty thường chú trọng. Thông qua chiến lược này, mục tiêu chính của doanh nghiệp là trở thành nhà sản xuất hoặc cung cấp sản phẩm với chi phí thấp nhất trong toàn bộ khu vực kinh doanh.

Để đạt được mục tiêu này, các công ty cần đầu tư vào sản xuất trên quy mô lớn, bởi vì hiệu quả của chiến lược phụ thuộc chủ yếu vào quy mô của công ty. 

Do đó, các tổ chức và doanh nghiệp vừa và nhỏ nên cân nhắc khi lựa chọn chiến lược dẫn đầu về chi phí này. Vì các điều kiện liên quan đến hợp đồng để cung cấp sản phẩm với giá thấp rất khắt khe và có rất ít thị trường để các doanh nghiệp vừa và nhỏ thực hiện chúng.

  • Chiến lược dẫn đầu các chi phí có thể áp dụng hiệu quả cho các nhà sản xuất và phân phối vì đặc điểm cốt lõi của chiến lược chủ yếu là cung cấp sản phẩm và dịch vụ với chi phí thấp hơn trong ngành. 
  • Để thực hiện thành công chiến lược này, các công ty cần tập trung vào các yếu tố như nguyên vật liệu giá rẻ, sản xuất hàng loạt, quy trình phân phối hiệu quả, quy trình quản lý chất lượng, v.v.

2.2. Chiến lược cạnh tranh về giá cả 

Để cạnh tranh về giá, doanh nghiệp cần xác định phân khúc thị trường, khách hàng mục tiêu và đối thủ cạnh tranh trong cùng lĩnh vực để từ đó đưa ra chiến lược giá hiệu quả. 

Doanh nghiệp cần đưa ra mức giá thấp nhất có thể sau tất cả các chi phí: sản xuất, vận chuyển, quảng bá sản phẩm sẽ giúp sản phẩm của bạn tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng.

Trong xã hội ngày càng phát triển như hiện nay, các doanh nghiệp phải liên tục cập nhật, thay đổi công nghệ để thay thế các thiết bị lạc hậu, thiếu nhạy bén về kỹ thuật. Điều này sẽ có tác động rất nhiều đến việc giảm chi phí trên giá thành sản phẩm. 

Nếu không biết xây dựng các chiến lược cạnh tranh về giá dựa trên tình hình thực tế của doanh nghiệp thì về lâu dài doanh nghiệp sẽ thua lỗ và đứng trước nguy cơ phá sản rất lớn.

Chiến lược cạnh tranh về giá cả 
Chiến lược về giá cả

2.3. Chiến lược tạo sự khác biệt

Chiến lược khác biệt hóa là chiến lược giúp công ty duy trì những nét khác biệt và tính độc đáo của sản phẩm và dịch vụ của mình trên thị trường.

Khi chiến lược này được áp dụng thành công, sản phẩm của công ty có thể đạt được sự đột phá, tạo sự khác biệt và để lại ấn tượng đặc biệt hơn đối với khách hàng so với các sản phẩm cùng loại của đối thủ cạnh tranh. Đó có thể là giá cả, chất lượng sản phẩm, chi phí hợp lý, chức năng đa dạng,…

Thực hiện chiến lược khác biệt hóa cũng tạo cơ hội cho doanh nghiệp khác biệt hóa và chiếm vị trí dẫn đầu thị trường. 

2.4. Chiến lược cạnh tranh về tập trung chi phí

Mặc dù các chiến lược dẫn đầu về chi phí là tương tự nhau, nhưng các chiến lược tập trung vào chi phí lại khác nhau ở cách chúng được thực hiện. 

Đối với chiến lược này, các thương nhân chỉ cần tập trung vào việc áp dụng mức giá thấp nhất để cung cấp cho người dùng sản phẩm và dịch vụ với chi phí thấp nhất.

Mục tiêu của chiến lược tập trung chi phí là giúp các nhà kinh doanh dễ dàng tăng độ nhận diện thương hiệu và thỏa mãn nhu cầu mua sắm của khách hàng. Bởi họ luôn thích những sản phẩm vừa túi tiền với nhiều chiết khấu. 

Chiến lược về tập trung chi phí
Chiến lược về tập trung chi phí

2.5. Chiến lược cạnh tranh bằng phân biệt hóa sản phẩm 

Chiến lược khác biệt hóa cạnh tranh tương tự như chiến lược tập trung chi phí ở chỗ nó tập trung vào sự khác biệt hóa cho một phân khúc thị trường cụ thể. 

Mục tiêu trọng tâm của chiến lược này là để doanh nghiệp đạt được lợi thế cạnh tranh. Nhờ đó doanh nghiệp phát hiện ra lợi thế đặc biệt so với các đối thủ hoạt động trong cùng lĩnh vực. 

Tuy nhiên, thời gian để duy trì lợi thế cạnh tranh còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như: thách thức kinh doanh, khả năng của đối thủ cạnh tranh, sự thay đổi, ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài, v.v. 

Có được những yếu tố này, doanh nghiệp mới có thể xây dựng một chiến lược cạnh tranh phân biệt hóa hiệu quả. Tránh xa các đối thủ khác để trở thành một doanh nghiệp lớn mạnh và phát triển trong tương lai.

3. Vai trò của các chiến lược cạnh tranh trong doanh nghiệp 

Trong kinh doanh, cạnh tranh được coi là một xu thế tất yếu giúp doanh nghiệp khẳng định lại thương hiệu và vị thế của mình trước các đối thủ khác trong cùng lĩnh vực.

Việc thiết lập chiến lược đóng vai trò vô cùng quan trọng trong công tác quản lý và phát triển kinh doanh của bất kỳ tổ chức nào hiện nay. Tầm quan trọng của nó được biểu thị bằng các giá trị sau:

  • Tạo lợi thế cạnh tranh: Thông qua quá trình phân tích và nghiên cứu, doanh nghiệp sẽ tìm ra những ưu điểm và nhược điểm của sản phẩm và dịch vụ khách hàng của mình so với đối thủ cạnh tranh, từ đó vận dụng chúng để tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
  • Tăng trưởng doanh số bán hàng: Một chiến lược cạnh tranh hiệu quả có thể mang lại cho doanh nghiệp mức tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận tối ưu.
  • Giữ vững thị phần: Thông qua các chiến lược, doanh nghiệp sẽ luôn tạo ra những sản phẩm có chất lượng và dịch vụ khách hàng tốt nhất để làm hài lòng khách hàng của mình. Điều này giúp doanh nghiệp duy trì thị phần của mình trên thị trường, ngăn chặn đối thủ cạnh tranh xâm nhập và xây dựng vị thế vững chắc hơn.
Vai trò của các chiến lược cạnh tranh
Vai trò của các chiến lược đối với doanh nghiệp

4. Một số vấn đề liên quan đến các chiến lược

4.1. Ví dụ cụ thể về các chiến lược cạnh tranh trên thế giới 

Một ví dụ điển hình mà bạn có thể dễ dàng nhận thấy chiến lược này là Apple. Kể từ khi Apple ra mắt iPhone thế hệ đầu tiên vào tháng 1 năm 2007, chiến lược khác biệt hóa sản phẩm của công ty đã rất rõ ràng: 

  • Thiết kế một chiếc điện thoại thông minh cao cấp cung cấp nhiều tính năng trong đó trải nghiệm người dùng quan trọng hơn sự sáng tạo. 
  • IPhone không phải là điện thoại thông minh đầu tiên có khả năng web di động, email và giao diện người dùng màn hình cảm ứng
  • Nhưng nó được thiết kế để mang lại trải nghiệm tốt hơn so với các điện thoại thông minh khác. Đó là lý do khách hàng phải xếp hàng chờ hàng giờ để mua từng phiên bản iPhone mới.

4.2. Phân biệt chiến lược cạnh tranh và chiến lược kinh doanh 

Nhiều người vẫn lầm tưởng chiến lược kinh doanh và cạnh tranh là hai chiến lược giống nhau, không có gì khác biệt. Tuy nhiên, trên thực tế, phạm vi của chiến lược kinh doanh rộng hơn nhiều so với cạnh tranh.

  • Chiến lược kinh doanh bao gồm tất cả các kế hoạch và hành động được thực hiện bởi các nhà quản lý nhằm sử dụng các nguồn lực và khả năng của công ty để đạt được lợi thế cạnh tranh cho công ty.
  • Chiến lược cạnh tranh là các kế hoạch, phương pháp và hành động được sử dụng để cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh. Ngoài ra, hai chiến lược giải quyết và quản lý các vấn đề khác nhau.
Phân biệt chiến lược kinh doanh và cạnh tranh
Phân biệt chiến lược kinh doanh và cạnh tranh

Qua bài viết trên, Công ty chuyển đổi số CoDX đã chia sẻ về các chiến lược cạnh tranh không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh. Hy vọng rằng, nếu bạn là một người am hiểu kinh doanh, bạn sẽ đưa ra được chiến lược hiệu quả giúp gia tăng doanh số trong thời gian sắp tới. Ngoài ra, bạn đọc đừng quên tham khảo thêm kiến ​​thức khác trên trang thông tin của CoDX nhé!

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Công ty TNHH chuyển đổi số CoDX

  • Địa chỉ văn phòng: Toà nhà QTSC R&D Labs 1, Lô 45 đường số 14, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
  • Số điện thoại: 0968 61 23 50
  • Hotline: 1900282581
  • Email: [email protected]
  • Website: https://www.codx.vn
  • Trang tin tức doanh nghiệp: https://businesswiki.codx.vn