Cách Xác Định Quy Mô Doanh Nghiệp Chính Xác Nhất 2024

Trước khi muốn thành lập công ty, các tổ chức và cá nhân là chủ sở hữu của công ty đó cần phải xác định được loại hình và quy mô doanh nghiệp là nhỏ, trung bình hay lớn Nếu bạn đọc đang tìm hiểu về vấn đề này, hãy cùng CoDX khám phá qua bài viết dưới đây nhé!

Bạn đang đọc bài viết trên Trang tin quản trị CoDX – nền tảng chuyển đổi số doanh nghiệp toàn diện

1. Quy mô doanh nghiệp là gì?

Quy mô doanh nghiệp (trong tiếng Anh: Company magnitude) là quy mô của một tổ chức, đơn vị kinh doanh có tác động trực tiếp tới cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp. Doanh nghiệp càng lớn thì cơ cấu tổ chức càng phức tạp, đòi hỏi thiết lập nhiều cấp chính quyền hơn và ở từng cấp cũng bao hàm nhiều địa điểm làm việc cùng thủ tục kéo dài hơn so với các doanh nghiệp quy mô nhỏ.

2. Cách xác định quy mô doanh nghiệp chính xác nhất hiện nay

Dưới đây là bảng tổng hợp so sánh sự khác nhau giữa những tiêu chí xác định quy mô công ty của CoDX:

Quy mô công ty

Ngành nghề

Công ty nhỏ

Công ty trung bình

Công ty lớn

Số thành viên

Tổng doanh thu

Tổng nguồn vốn

Số thành viên

Tổng doanh thu

Tổng nguồn vốn

Số thành viên

Tổng doanh thu

Nông – lâm – ngư nghiệp

Dưới 100 người

Dưới 20 tỷ

Dưới 20 tỷ

Dưới 200 người

Dưới 200 tỷ

Dưới 100 tỷ

200 – 300 người

20 – 100 tỷ

Công nghiệp và xây dựng

Dưới 100 người

Dưới 20 tỷ

Dưới 20 tỷ

Dưới 200 người

Dưới 200 tỷ

Dưới 100 tỷ

200 – 300 người

20 – 100 tỷ

Thương mại và dịch vụ

Dưới 50 người

Dưới 100 tỷ

Dưới 50 tỷ

Dưới 100 người

Dưới 100 tỷ

Dưới 100 tỷ

50 – 100 người

10 – 50 tỷ

2.1. Xác định doanh nghiệp có quy mô nhỏ

Đây là mô hình hoạt động được phần lớn các doanh nghiệp khởi nghiệp lựa chọn khi mới startup. Đặc điểm để xác định quy mô doanh nghiệp nhỏ bao gồm:

  • Số lượng nhân sự: 1 – 55 thành viên;
  • Dễ dàng phân chia nhiệm vụ, công việc và trách nhiệm;
  • Những nhân sự cấp dưới ở quy mô này thường độc lập trong các thao tác và họ thường nhận nhiều hạng mục công việc. Đòi hỏi nhân sự có kỹ năng thích nghi tốt, chịu được áp lực công việc và có sự cố gắng, tâm huyết.

Chủ công ty cần chú ý rằng, khi thành lập phải cân nhắc doanh nghiệp có tất cả bao nhiêu nhân sự tham gia góp vốn xây dựng công ty. Qua đó, lựa chọn quy mô phù hợp. Khi công ty hoạt động được một khoảng thời gian và ổn định thì nguồn khách hàng, đối tác sẽ tăng dần theo thời gian. Chủ công ty cần có sự phân chia cụ thể công việc họ cần chịu trách nhiệm với từng phòng ban thúc đẩy sự chuyên môn hoá, giúp nâng sao hiệu suất làm việc.

xác định quy mô doanh nghiệp nhỏ
Doanh nghiệp có quy mô nhỏ.

2.2. Xác định quy mô doanh nghiệp trung bình

Những công ty có quy mô trung bình hiện nay cũng hoạt động khá mạnh tại Việt Nam. Cách xác định quy mô doanh nghiệp trung bình như sau:

  • Số lượng nhân sự: 56 – 100 thành viên;
  • Công ty cần xây dựng một chu trình và tiêu chuẩn tiến độ đơn cử cụ thể. Nhân viên có kỹ năng, trình độ chuyên môn tại vị trí đảm nhận;
  • Thiết lập chỉ tiêu KPI cụ thể cho mỗi vị trí hướng tới mục tiêu chung của công ty;
  • Chi phí khởi đầu rất cao: Chi phí nhân viên,  chi phí hạ tầng trang thiết bị vận chuyển hàng hoá cho nhân viên, việc làm nhà xưởng, máy móc,… Bên cạnh đó, phải hợp tác với nhà cung cấp thế nào để hỗ trợ công ty phát triển.
  • Chủ công ty phải là người có chuyên môn, kinh nghiệm nâng cao về quản lý công ty.
quy mô doanh nghiệp trung bình
Doanh nghiệp có quy mô trung bình.

2.3. Xác định quy mô doanh nghiệp lớn

Công ty có quy mô lớn thường là các công ty có nền tảng tài chính và kinh tế vững mạnh. Cách xác định quy mô doanh nghiệp lớn như sau:

  • Số lượng nhân sự: trên 1000 thành viên
  • Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong ngành nông – lâm – thuỷ sản được đánh giá là quy mô lớn cần đáp ứng nguồn vốn trên 20 – 100 tỷ đồng. Số lượng nhân viên cần đạt 200 – 300 thành viên;
  • Công ty thương mại, dịch vụ: Cần có nguồn vốn đầu tư ban đầu là 10 – 50 tỷ đồng và số lượng nhân viên từ 50 – 100 thành viên;
  • Công ty hoạt động về lĩnh vực xây dựng, công nghiệp: Nguồn vốn đầu tư đạt 20 – 100 tỷ đồng và số lượng nhân viên 200 – 300 thành viên.
  • Các công ty lớn hoạt động trong lĩnh vực chủ đạo, do đó vô hình chung tạo cho Nhà nước nền tảng dịch vụ và công nghiệp quan trọng. Tại Việt Nam, một số tập đoàn, công ty lớn như: Tập đoàn điện lực, tập đoàn dầu khí, tập đoàn khoáng sản,…
  • Có những công ty đi lên từ quy mô nhỏ, nhưng cũng tồn tại các công ty từ khi thành lập đã có nguồn vốn mạnh mẽ. Vì vậy, các công ty lớn vốn có tiềm lực tài chính vững vàng cần nhanh chóng tiếp xúc với các khoa học – kỹ thuật toàn cầu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế;
  • Các công ty lớn thường triển khai cân bằng giữa hoạt động kinh doanh, sản xuất và dịch vụ.
cách xác định quy mô doanh nghiệp lớn
Doanh nghiệp có quy mô lớn.

Trên đây là tất cả những nội dung về quy mô doanh nghiệp chính xác nhất 2024 mà CoDX muốn giới thiệu tới bạn đọc. Đừng quên theo dõi website của chúng tôi để cập nhật thêm nhiều kiến thức kinh doanh hữu ích nhé!

THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Công ty TNHH Hợp Tác Chuyển đổi số CoDX

  • Hotline: 1900 25 25 81 – Số điện thoại: 0968 61 23 50
  • Email: [email protected] | Website: https://www.codx.vn
  • Trang Tin tức – Kiến thức Quản trị: https://businesswiki.codx.vn
  • Địa chỉ văn phòng: Toà nhà QTSC R&D Labs 1, Lô 45 đường số 14, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh