Thiết kế là công việc đòi hỏi sự sáng tạo và cảm hứng. Vì vậy, đôi khi việc thiếu ý tưởng, không có cảm xúc trở thành rào cản vô hình khiến hiệu suất của phòng ban thiết kế suy giảm. Vậy làm thế nào để xây dựng mẫu KPI cho nhân viên thiết kế? Hãy cùng CoDX tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc bài viết trên trang kiến thức quản trị cho doanh nghiệp của CoDX – Nền tảng chuyển đổi số doanh nghiệp toàn diện |
Cùng chủ đề:
- 10 Phần mềm KPI giúp quản lý và đánh giá nhân viên tốt nhất
- Phương pháp đánh giá 360 độ chuẩn cho doanh nghiệp
- Cách tính kpi cho nhân viên mọi bộ phận trong doanh nghiệp
1. Mẫu KPI cho nhân viên thiết kế CHUẨN nhất
Thiết lập KPI cho vị trí thiết kế – công việc thiên về thẩm mỹ và sáng tạo chủ quan – chưa bao giờ là điều dễ dàng. Tuy nhiên, doanh nghiệp hoàn toàn có thể đơn giản hóa việc này với một số cách thức cùng mẫu KPI chuẩn dành riêng cho nhân viên thiết kế sau.
Khi xây dựng mẫu KPI cho nhân viên thiết kế, doanh nghiệp cần lưu ý một số điều như:
- KPI cần bám sát mục tiêu và phương hướng phát triển của bộ phận nói riêng và doanh nghiệp nói chung,
- KPI phải chi tiết và cụ thể theo từng giai đoạn, đồng thời phải thống nhất trong phân bổ công việc giữa các nhân viên.
- KPI giao cho từng nhân sự phải dựa trên năng lực cá nhân, nhằm khai thác tối đa khả năng của họ trong công việc.
Xem mẫu KPI các phòng ban khác: |
2. Mẫu KPI cho nhân viên thiết kế có những tiêu chí nào?
Với những tiêu chí cụ thể, việc thiết lập KPI cho nhân viên thiết kế sẽ trở nên đơn giản và dễ dàng hơn. Doanh nghiệp có thể tham khảo ba tiêu chí cụ thể sau cho mẫu KPI của mình.
2.1 Thời gian hoàn thành công việc
Đầu tiên, nhân viên thiết kế phải đảm bảo thời gian hoàn thành công việc. Đây chính là số liệu quan trọng để đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên. Dựa vào thời gian nhân viên hoàn thành hạng mục thiết kế, doanh nghiệp có thể nắm được năng lực chuyên môn, khả năng quản lý thời gian của họ. Vì vậy, thời gian hoàn thành công việc là tiêu chí đầu tiên doanh nghiệp cần cân nhắc khi xây dựng mẫu bảng đánh giá nhân viên.
2.2 Tỷ lệ lỗi trong sản phẩm thiết kế
Thiết kế là ngành sáng tạo đặc thù, khó có thước đo đánh giá cụ thể công việc và sản phẩm đã hoàn thành. Do đó, doanh nghiệp cần cẩn trọng trong xem xét, đánh giá sản phẩm thiết kế, nhằm xác định những lỗi có trong sản phẩm.
Số lượng lỗi và tầm quan trọng của các chi tiết là hai yếu tố thiết thực trong đánh giá tỷ lệ lỗi. Việc xét tỷ lệ lỗi trong thiết kế là cách thức giúp nâng cao chất lượng sản phẩm trong tương lai của doanh nghiệp. Không chỉ vậy, đây còn là chỉ số cần thiết đánh giá năng lực của nhân viên trong mẫu KPI cho nhân viên thiết kế.
2.3 Sự hài lòng của các bộ phận liên quan
Một tiêu chí khác doanh nghiệp nên bổ sung trong KPI của nhân viên thiết kế là sự hài lòng của các bộ phận liên quan. Trong một dự án hay hạng mục, sản phẩm cuối cùng là sự đóng góp công sức của nhiều nhân sự ở các vị trí khác nhau. Vì vậy, bản thiết kế nhận được sự đồng thuận, nhất trí cao sẽ thể hiện năng lực và hiệu quả công việc của nhân viên.
Bên cạnh các bộ phận khác, thiết kế cũng cần đảm bảo sự hài lòng của khách hàng. Điều này có thể coi là yếu tố then chốt cuối cùng khi đánh giá hiệu quả của một bản thiết kế.
Liên quan:
|
3. Nguyên tắc xây dựng KPI cho nhân viên thiết kế
Ngoài những tiêu chí trên, các nguyên tắc xây dựng KPI cho nhân viên thiết kế cũng cần được thống nhất và đưa vào trong quy trình thiết lập chỉ số đánh giá hiệu quả công việc. Dưới đây là một số nguyên tắc không thể bỏ qua cho doanh nghiệp xây dựng mẫu KPI nói chung và cho nhân viên design nói riêng.
- KPI cần cụ thể: KPI cho nhân viên thiết kế cần cụ thể và rõ ràng. Điều này giúp doanh nghiệp hạn chế các hiểu lầm không đáng có khi làm việc, đồng thời xác định chính xác phương hướng, mong đợi của quản lý hay khách hàng cho nhân viên.
- KPI có thể đo lường được bằng số liệu: Mẫu KPI cho nhân viên thiết kế là các chỉ số đánh giá hiệu quả công việc. Do đó, chỉ số này cần đo lường được bằng các công cụ hay công thức cụ thể để doanh nghiệp dễ dàng quản lý tình trạng công việc trong suốt quá trình. Đồng thời, những số liệu đo lường này là cơ sở quan trọng trong đánh giá năng lực của nhân viên.
- KPI cần có tính khả thi: KPI cần phù hợp với năng lực, khả năng làm việc thực tế của nhân viên. KPI đảm bảo nguyên tắc này sẽ thúc đẩy động lực làm việc và không gây chán nản cho nhân sự, khi xét trong khoảng thời gian dài.
- KPI có thời gian, thời hạn: Bất kể công việc nào đều cần có thời hạn hoàn thành. Số liệu về thời hạn này cũng là một trong những số liệu cần thiết để đánh giá hiệu quả công việc. Doanh nghiệp cần suy xét kỹ lưỡng thời gian hợp lý cho mỗi hạng mục, dự án để nhân viên giữ được tinh thần cống hiến và sáng tạo khi làm việc.
Trên đây là mẫu KPI cho nhân viên thiết kế cùng các tiêu chí và nguyên tắc trong thiết lập chỉ số đánh giá dành riêng cho bộ phận thiết kế. CoDX hy vọng những nội dung của bài viết đã đem lại thông tin bổ ích và cần thiết cho doanh nghiệp, nhất là trong công tác xây dựng KPI cho nhân viên thiết kế.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Công ty TNHH Hợp Tác Chuyển đổi số CoDX
- Hotline: 1900 25 25 81 – Số điện thoại: 0968 61 23 50
- Email: [email protected] | Website: https://www.codx.vn
- Trang Tin tức – Kiến thức Quản trị: https://businesswiki.codx.vn
- Địa chỉ văn phòng: Toà nhà QTSC R&D Labs 1, Lô 45 đường số 14, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh