6 Chỉ số KPI cho Content Marketing QUAN TRỌNG nhất

Content Marketing là một lĩnh vực cần sự sáng tạo không ngừng nghỉ để phối hợp với các bộ phận khác nhằm hoàn thành mục tiêu truyền thông và tiếp thị cho doanh nghiệp. Vậy bộ phận này đo lường hiệu suất như thế nào? Cùng CoDX khám phá ngay 6 chỉ số KPI cho Content Marketing chuẩn được các doanh nghiệp sử dụng phổ biến nhất hiện nay.

Bạn đang đọc bài viết trên trang tin Kiến thức quản trị của CoDX – Nền tảng chuyển đổi số doanh nghiệp toàn diện.

Cùng chủ đề:

1. Trách nhiệm công việc của Content Marketing 

Nhân viên Content Marketing có nhiệm vụ quan trọng trong việc tạo và quản lý nội dung để thúc đẩy sự phát triển của công ty trên các kênh truyền thông. 

KPI cho content marketing

Dưới đây là trách nhiệm chi tiết về công việc của họ:

  • Quản lý các kênh Social của công ty: chịu trách nhiệm quản lý và kiểm duyệt nội dung trên các kênh truyền thông xã hội của công ty như Facebook, Instagram, Twitter và LinkedIn. Bao gồm việc lên lịch, đăng bài, tương tác với cộng đồng, theo dõi hiệu suất.
  • Xây dựng nội dung trên kênh Social: lên ý tưởng hình ảnh, viết nội dung hấp dẫn và trình bày một cách thích hợp trên các nền tảng. KPI cho Content Marketing ở đầu việc này thường là số lượng bài viết. 
  • Viết bài PR: viết thông cáo báo chí, bài viết chuyên sâu về sản phẩm hoặc dự án và các nội dung truyền thông khác.
  • Biên tập nội dung trên các kênh truyền thông: chỉnh sửa nội dung để đảm bảo chất lượng và hình ảnh thương hiệu. Cũng như sự thống nhất trong cách diễn đạt trên các nền tảng.
  • Xây dựng chiến dịch Marketing: làm việc cùng với các thành viên trong team để xây dựng chiến dịch tiếp thị cho doanh nghiệp. Content Marketing có thể đóng góp ý tưởng sáng tạo cho các chiến dịch để tạo sự khác biệt.
  • Viết Content SEO: ngoài việc tạo nội dung thú vị, họ cũng cần viết các bài Content để thực hiện chiến dịch SEO. 

2. 6 chỉ số KPI cho Content Marketing QUAN TRỌNG nhất

Công việc của một nhân viên Content Marketing đòi hỏi sự sáng tạo cùng khả năng viết lách xuất sắc. Đồng thời còn phải có sự hiểu biết về tiếp thị và theo dõi xu hướng thị trường thường xuyên. 

Để có thể đánh giá toàn diện về hiệu quả làm việc, 6 chỉ số KPI cho Content Marketing sau đây là rất cần thiết:

chỉ số KPI cho Content Marketing
6 chỉ số KPI cho Content Marketing QUAN TRỌNG nhất
  • KPI về số lượng content trên các nền tảng
  • Lượt xem các kênh social: Reach, View
  • Tỷ lệ tương tác: Like, Share, Comment
  • Time on site – ở lại trang (Website, Tiktok, Fanpage, …)
  • Lead – Khách hàng tiềm năng
  • Tỷ lệ chuyển đổi

2.1 KPI về số lượng Content trên các nền tảng

Việc sản xuất nhiều loại nội dung phù hợp với mỗi nền tảng (ví dụ như blog, video, podcast, hình ảnh) có thể giúp tăng khả năng tiếp cận và tương tác với khách hàng mục tiêu. 

Mức độ đa dạng hóa nội dung trên các nền tảng có thể nói là một phần quan trọng trong việc duy trì sự quan tâm của khách hàng trên các nền tảng. 

Chính vì thế, mỗi nhân viên Content Marketing luôn có quy định về số lượng bài viết cần đạt được ở mỗi kênh tiếp thị.

2.2 Lượt xem các kênh social: Reach, View

Lượt Reach và View là một nhóm KPI liên quan đến sự phổ biến của nội dung trên các mạng xã hội. “Reach” đo lường số lượng người tiếp cận, trong khi “View” là số lần xem. 

Hai dữ liệu này trả lời cho câu hỏi bài viết được tạo ra có thật sự thu hút và đáp ứng được thông tin khách hàng đang tìm kiếm. 

Mặt khác, đây cũng là những chỉ số quan trọng giúp đánh giá hiệu suất và tầm ảnh hưởng của chiến dịch Content Marketing trên các mạng xã hội.

2.3 Tỷ lệ tương tác: Like, Share, Comment

Tỷ lệ tương tác là một trong những mục KPI cho Content Marketing quan trọng, bởi nó đánh giá được mức độ thành công và hiệu quả của các nội dung trên nhiều nền tảng.

KPI cho content marketing
Tỷ lệ tương tác: Like, Share, Comment

Trong đó, 

  • Like (Thích): là số lần mà người dùng thực hiện hành động thả biểu cảm cho bài viết. Để tính tỷ lệ này, bạn có thể chia số lần thích cho tổng số lượt xem hoặc tiếp cận.
  • Share (Chia sẻ):  là số lần người dùng chia sẻ nội dung trên các nền tảng hay tài khoản của chính họ. Để tính tỷ lệ này, bạn có thể chia số lần chia sẻ cho tổng số lượt xem hoặc tiếp cận.
  • Comment (Bình luận): là số lượng bình luận hay phản hồi mà người xem để lại dưới nội dung bài viết của bạn. Để tính tỷ lệ bình luận, hãy chia số lần bình luận cho tổng số lượt xem hoặc tiếp cận.

2.4 Time on site – ở lại trang (Website, Tiktok, Fanpage,…)

Time on site là chỉ số đo lường mức độ tham gia và tương tác của người xem với nội dung của bạn. Để tính toán thời gian ở lại trang, có thể sử dụng các công cụ phân tích Web hoặc nền tảng mạng xã hội để theo dõi.

  • Website: để đo lường thời gian trên trang Web, bạn có thể sử dụng công cụ phân tích như Google Analytics. Nó sẽ thống kê thời gian trung bình mà người dùng dành trên trang web của bạn. Đây có thể nói là KPI cho Content Marketing quan trọng và thường mang tính bắt buộc.
  • TikTok: TikTok cung cấp thông tin về thời gian xem trung bình của mỗi video. Bạn có thể sử dụng dữ liệu này để đánh giá mức độ hấp dẫn của các video TikTok.
  • Fanpage: bạn có thể theo dõi thời gian mà người dùng ở lại trên trang Fanpage trên trang phân tích của Meta Business. Những số liệu này sẽ cho người dùng có quan tâm đến nội dung của bạn hay không.

2.5 Lead – Khách hàng tiềm năng

Khách hàng tiềm năng được xem là những người thể hiện sự quan tâm đến sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn thông qua các tương tác trên nền tảng.

Tệp khách hàng này thường được tổng hợp qua việc đăng ký email, đăng ký dịch vụ, tải xuống tài liệu hoặc thể hiện sự quan tâm cụ thể bằng cách liên hệ với bạn. 

Đây là một KPI cho Content Marketing quan trọng vì nó đo lường khả năng chuyển đổi khách hàng thường thành khách hàng tiềm năng.

2.6 Tỷ lệ chuyển đổi

Tỷ lệ chuyển đổi đo lường khả năng của nội dung hoặc chiến dịch Marketing để chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng thực sự. 

Số liệu này thể hiện sự hiệu quả và thành công trong việc tạo ra nội dung để thúc đẩy hành động mua sắm hoặc đăng ký dịch vụ. 

Chỉ số KPI content marketing
Tỷ lệ chuyển đổi là chỉ số đo lường hiệu suất quan trọng của content marketing

Cách tính tỷ lệ chuyển đổi có thể được xác định bằng cách chia số lượng chuyển đổi (ví dụ như số lượng đơn đặt hàng hoặc số lượng đăng ký) cho số lượng khách hàng tiềm năng. 

Xem thêm:

3. Lưu ý khi xây dựng KPI cho content Marketing

Khi đưa ra các KPI cho Content Marketing, hãy đảm bảo rằng nó đáp ứng các nguyên tắc SMART như: cụ thể (Specific), đo lường được (Measurable), tính khả thi (Achievable), tính thực tế (Relevant), có thời hạn (Timely). 

Điều này sẽ giúp nhân viên dễ dàng thực hiện mục tiêu một cách logic đồng thời người quản lý cũng thuận tiện trong việc kiểm soát, đánh giá hiệu suất.

Ngoài ra, áp dụng phần mềm quản lý KPI cũng rất tiện lợi. Có thể kể đến như: 

  • Tối ưu hóa quá trình quản lý KPI
  • Theo dõi tiến độ KPI theo từng thời kỳ
  • Tạo báo cáo và biểu đồ để hiển thị hiệu suất KPI
  • Thực hiện đánh giá và đối chiếu KPI với kế hoạch ban đầu nhanh chóng
  • Một trong những phần mềm thông minh có thể giúp việc thiết lập KPI cho Content Marketing trở nên dễ dàng hơn là OKRs của CoDX. Các tính năng nổi bật bao gồm:
  • Quản lý mục tiêu theo sơ đồ tổ chức
  • Quản lý theo mô hình BSC
  • Xây dựng mục tiêu theo mô hình top-down hoặc bottom-up
  • Phân chia mục tiêu chi tiết cho từng nhân viên
  • Quản lý hiệu suất liên tục hoặc định kỳ

Trên đây là 6 chỉ số KPI cho Content Marketing quan trọng và thường được sử dụng. Chúng tôi hy vọng những thông tin này sẽ đáp ứng được thắc mắc bạn đang gặp phải. Theo dõi CoDX để cập nhật thêm nhiều bài viết thú vị và bổ ích.

Chỉ số liên quan:

THÔNG TIN LIÊN HỆ: