Tính kỷ luật trong công việc là gì? Cách thiết lập hiệu quả nâng cao hiệu suất

Tính kỷ luật trong công việc

Một doanh nghiệp có thể phát triển lâu dài chỉ khi các nhân sự làm việc theo một hệ thống kỷ luật nhất định. Tính kỷ luật trong công việc cũng được nhiều các chuyên gia nhân sự, sách báo để cập với nhiều lợi ích trong tăng cường hiệu suất, gia tăng hiệu quả công việc. 

Cùng CoDX phân tích tìm hiểu các nội dung liên quan về tính kỷ luật cũng như quy trình thiết lập như thế nào hiệu quả cho doanh nghiệp nhé.

Bạn đang đọc bài viết trên trang tin quản trị doanh nghiệp của CoDX – nền tảng chuyển đổi số doanh nghiệp toàn diện.

1. Tính kỷ luật trong công việc là gì?

Để xây dựng tính kỷ luật hiệu quả, trước hết hãy hiểu rõ các khái niệm liên quan bên dưới đây.

1.1 Tìm hiểu khái niệm

Tính kỷ luật trong công việc là các nguyên tắc được nhà quản trị đặt ra với mục đích giúp nhân viên thực hiện đúng các mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra. Bên cạnh đó, kỷ luật còn giúp ngăn ngừa những hành vi gây tổn hại đến lợi ích của công ty. 

Tính kỷ luật trong công việc là gì
Hiểu rõ khái niệm về tính kỷ luật giúp nhà quản lý thiết lập các nguyên tắc phù hợp cho doanh nghiệp

Một tổ chức doanh nghiệp xây dựng tính kỷ luật tốt sẽ ngày càng phát triển hơn trong tương lai.

Kỷ luật trong doanh nghiệp bao gồm 2 khái niệm sau:

  • Kỷ luật tích cực

Khái niệm này đề cập đến hành vi tự giác của mỗi nhân viên khi ý thức được trách nhiệm của cá nhân đối với những quy định mà doanh nghiệp đề ra. Kỷ luật tích cực chỉ có thể đạt được khi nhà quản trị áp dụng tốt những kỹ năng lãnh đạo, linh hoạt phù hợp với nhân viên.

Về lâu dài, kỷ luật tích cực sẽ góp phần xây dựng nên nền văn hóa doanh nghiệp, bản sắc chung cho các phòng ban bộ phận trong công ty.

  • Kỷ luật trừng phạt

Kỷ luật trừng phạt được hiểu là những hình phạt doanh nghiệp thiết lập để răng đe, xử lý các hành vi vi phạm nguyên tắc công việc, cố ý gây tổn hại đến lợi ích của công ty.

Mục tiêu của hình thức kỷ luật này là để ngăn chặn các lỗi vi phạm sẽ không phát sinh trong tương lai.

Nguồn tham khảo tại https://en.wikipedia.org/wiki/Discipline

1.2 Thiếu tính kỷ luật trong công việc là như thế nào?

Những dấu hiệu cho thấy nhân viên của bạn đang có hành vi thiếu tính kỷ luật trong công việc:

  • Không tuân thủ các nguyên tắc trong hợp đồng lao động, các quy định tại công sở, nơi làm việc.
  • Thể hiện thái độ tiêu cực, hành động không chuẩn mực đối với đồng nghiệp, cấp trên.
  • Nhân viên thường xuyên đi trễ với thời gian quy định, nghỉ việc không báo trước.
  • Làm việc không theo kế hoạch công việc đã đề ra
  • Thường xuyên trễ deadline, làm việc với tính chất đối phó gây ảnh hưởng đến khả năng nâng cao hiệu suất làm việc hiệu quả.
  • Không tuân thủ những quy định từ quản lý, làm chậm tiến độ công việc chung.
Dấu hiệu nhân viên thiếu tính kỷ luật trong công việc
Trễ giờ làm, trễ deadline, làm việc không theo kế hoạch… là những dấu hiệu điển hình khi nhân viên vô kỷ luật

2. Tính kỷ luật trong công việc mang lại lợi ích gì?

Những lợi ích khi thiết lập tính kỷ luật trong công việc được nhiều chuyên gia nhắc đến, cụ thể:

2.1 Tính kỷ luật trong công việc giúp nâng cao hiệu suất

Nhân viên làm việc trong môi trường có tính kỷ luật luôn ý thức được trách nhiệm của bản thân đối với công việc được đảm nhận. Nhờ đó, công việc hoàn thành với hiệu quả tốt nhất.

Tính kỷ luật trong công việc giúp nâng cao hiệu suất
Tính kỷ luật trong công việc giúp nâng cao hiệu suất

Về lâu dài, tinh thần kỷ luật giúp đội nhóm dễ dàng đạt được hiệu suất tối giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển, gia tăng doanh thu, lợi nhuận.

2.2 Tạo văn hóa doanh nghiệp chuyên nghiệp

Tính kỷ luật trong công việc là một trong những yếu tố quan trọng góp phần xây dựng nên văn hóa của doanh nghiệp. Điểm này có thể khẳng định như sau:

  • Tinh thần kỷ luật tạo ra môi trường làm việc chuyên nghiệp
  • Kỷ luật giúp nâng cao tinh thần làm việc của nhân viên
  • Tinh thần kỷ luật sẽ giúp nhân viên ngày càng phát triển hơn về kỹ năng kiến thức và kinh nghiệm làm việc. Từ đó, tăng cường sự hài lòng của nhân viên đối với tổ chức.
  • Kỷ luật tạo ra thói quen tốt cho nhân viên, nhờ đó họ ngày càng hoàn thiện bản thân.

Môi trường, tinh thần làm việc, sự hài lòng của nhân viên, khả năng phát triển là những nhân tố giúp hình thành văn hóa của một doanh nghiệp. Trong khi đó, kỷ luật là yếu tố giúp doanh nghiệp hoàn thiện những nhân tố trên. Như vậy có thể thấy, kỷ luật góp phần lớn tạo nên bản sắc văn hóa cho tổ chức.

2.3 Tính kỷ luật trong công việc nâng cao uy tín cho doanh nghiệp

Một doanh nghiệp có bản sắc văn hóa riêng, nhân viên luôn cảm thấy tự hào, làm việc chuyên nghiệp, mục tiêu công việc luôn được hoàn thành tốt. Đây chính là những yếu tố giúp doanh nghiệp tạo dựng sự uy tín cho khách hàng, đối tác kinh doanh.

Tại sao doanh nghiệp nên thiết lập tính kỷ luật?
Tính kỷ luật giúp nâng cao uy tín cho doanh nghiệp

Dù là uy tín doanh nghiệp hay uy tín của riêng một cá nhân, tính kỷ luật trong công việc luôn luôn hiện hữu là một yếu tố góp phần tạo nên sự uy tín này. Bạn muốn hợp tác với một cá nhân, doanh nghiệp có tính kỷ luật cao hay một doanh nghiệp thiếu kỷ luật? Đây sẽ là câu hỏi rõ ràng nhất giúp bạn hiểu được tính kỷ luật trong công hiệu có ảnh hưởng lớn như thế nào đối với độ uy tín, thương hiệu của công ty.

2.4 Phát triển kinh doanh, tối đa lợi nhuận

Một khi uy tín doanh nghiệp được nâng cao, nhân viên luôn làm việc với tinh thần trách nhiệm, hoàn thành tốt công việc thì những mục tiêu chung của tổ chức về kinh doanh, lợi nhuận hay doanh thu sẽ luôn luôn đạt được với kết quả tốt nhất.

3. Sự vô kỷ luật gây ra hậu quả như thế nào trong công việc?

Để hiểu hơn vai trò của tính kỷ luật trong công việc, hãy cũng phân tích xem một tổ chức vô kỷ luật sẽ dẫn đến những hậu quả gì?

  • Làm việc không có tổ chức: đội nhóm làm việc vô kỷ luật, nhân viên sẽ luôn tự ý làm theo những điều mà mình muốn. Làm việc không theo kế hoạch, hay đi trễ, không nghe theo các chỉ thị của cấp trên. 
  • Công việc không đạt hiệu suất vì “trễ deadline”: kỷ luật giúp nhân viên tuân thủ đúng các kế hoạch đã đề ra. Ngược lại, sự vô kỷ luật sẽ dẫn đến làm việc thiếu trách nhiệm, dẫn đến trễ deadline làm giảm hiệu suất công việc.
Sự vô kỷ luật gây ra hậu quả gì trong công việc?
Sự vô kỷ luật dễ dẫn đến tình trạng nhân viên trễ Deadline giảm hiệu suất công việc
  • Gây mất đoàn kết nội bộ: Những cá nhân làm trong một tổ chức không kỷ luật thường có xu hướng nảy sinh mâu thuẫn, luôn đề cao quan điểm cá nhân mà không nhắm đến sự phù hợp với mục tiêu chung của tổ chức. Từ đó gây ra những xung đột, mâu thuẫn không đáng có giữa nhân viên với nhau hay nhân viên với cấp trên.
  • Gây ra văn hóa, môi trường toxic trong doanh nghiệp: Sự mất đoàn kết trong nội bộ được phân tích ở trên chính là nguyên nhân dẫn đến một môi trường làm việc độc hại, không lành mạnh.
  • Ảnh hưởng đến mục tiêu kinh doanh phát triển của doanh nghiệp: Đích đến cuối cùng của tính kỷ luật trong công việc chính là khả năng tạo ra năng suất, hiệu quả công việc góp phần gia tăng lợi nhuận, giúp doanh nghiệp phát triển. và điều ngược lại sẽ xảy ra nếu tổ chức đó không thiết lập được sự kỷ luật chung cho nhân viên.

4. Nguyên nhân gây ra tính vô kỷ luật trong công việc

Việc xác định được các nguyên nhân gây ra sự vô kỷ luật sẽ giúp doanh nghiệp tìm ra được giải pháp thiết lập tính kỷ luật trong công việc hiệu quả nhất. Cùng tìm hiểu các nguyên nhân bên dưới đây.

4.1 Nguyên nhân đến từ doanh nghiệp

  • Sai sót trong khâu tuyển dụng: Tuyển dụng là bộ phận lựa chọn nhân sự cho các phòng ban trong công ty. Việc sai sót sẽ dẫn đến chọn lọc nhân sự không phù hợp với văn hóa doanh nghiệp. Một nhân sự có tính cách không phù hợp rất dễ dẫn đến sự vô kỷ luật khi làm việc. 
  • Không thiết lập quy tắc ứng xử: văn hóa ứng xử vô cùng quan trọng trong một tổ chức công ty. Đây là quy chuẩn để các cá nhân giao tiếp với nhau trong quá trình làm việc. Với một hệ thống nhân sự lớn, nhà quản trị sẽ không thể nào theo dõi kiểm soát được hết tất cả nhân viên. Hệ thống quản lý lỏng lẻo cùng với việc không thiết lập quy tắc ứng xử chung sẽ dẫn đến vấn đề làm việc không có tổ chức, kỷ luật.
Nguyên nhân dẫn đến thiếu tính kỷ luật trong công việc
Quy tắc ứng xử vô cùng quan trọng trong một tổ chức công ty
  • Chưa xây dựng văn hóa tổ chức: Văn hóa doanh nghiệp góp phần hình thành nên chuẩn mực ứng xử, giao tiếp giữa các cá nhân trong công ty. Một doanh nghiệp không có văn hóa tổ chức hay mơ hồ về các giá trị văn hóa sẽ rất dễ rơi vào tình trạng thiếu tính kỷ luật trong công việc.
  • Quản lý cứng nhắc, áp đặt lên nhân viên: Đôi khi nguyên nhân không đến từ các nhân viên mà chính là từ những người quản lý họ. Người lãnh đạo có tính cách cứng nhắc, hay áp đặt tư tưởng cá nhân lên các thành viên sẽ rất dễ gây ra mâu thuẫn. Mối quan hệ giữa sếp và nhân viên ngày càng tệ thì tình trạng làm việc thiếu kỷ luật sẽ xuất hiện.

4.2 Tính cách nhân viên

Thế giới quan của mỗi người được định hình từ môi trường sống, từ đó hình thành nên tính cách cá nhân. Trong một tổ chức sẽ không tránh khỏi việc xuất hiện những nhân viên có “cái tôi” lớn.

Những cá nhân này thường có xu hướng hành động theo bản năng, cảm xúc và luôn thích thể hiện bản thân, xem thường năng lực của những đồng nghiệp khác. 

Nếu không có các biện pháp can thiệp kịp thời, tính cách của những nhân viên này rất dễ gây ra vấn đề vô kỷ luật trong công việc.

Như vậy, chúng ta đã cùng phân tích tìm ra những nguyên nhân ảnh hưởng đến tính kỷ luật trong công việc. Vậy, xây dựng tính kỷ luật như thế nào hiệu quả nhất?

5. Tính kỷ luật trong công việc thiết lập và xây dựng như thế nào?

Dưới đây là quy trình 5 bước giúp doanh nghiệp thiết lập tính kỷ luật trong công việc cho tổ chức của mình.

5.1 Tuyển dụng nhân viên phù hợp với văn hóa doanh nghiệp

Để thiết lập tính kỷ luật và đảm bảo các cá nhân đồng thuận chấp hành đúng các chuẩn mực quy định, thì điều đầu tiên chính là chú trọng vào nhân tố con người.

Thiết lập tính kỷ luật trong công việc
Tuyển chọn nhân viên phù hợp với văn hóa doanh nghiệp

Do vậy, giai đoạn tuyển dụng chọn lọc nhân viên vô cùng quan trọng. Các doanh nghiệp thường có xu hướng chú trọng lựa chọn nhân viên phù hợp với văn hóa công ty hơn là các yếu tố liên quan đến kinh nghiệm, năng lực cá nhân.

5.2 Chú trọng đào tạo hội nhập cho nhân viên

Đào tạo hội nhập cho nhân viên là giai đoạn cần thiết giúp nhân sự mới hiểu rõ về cách thức làm việc, văn hóa của doanh nghiệp. Từ đó, họ dần có những sự điều chỉnh cá nhân để tự thích ứng nhanh với môi trường mới. Bên cạnh đó, việc đào tạo này cũng giúp nhân viên hiểu rõ những quy định trong công ty cũng như tính kỷ luật trong công việc.

>>> Tham khảo ngay: Quy trình onboarding đào tạo hội nhập chuẩn cho nhân viên mới

5.3 Thiết lập tính kỷ luật trong công việc với quy trình làm việc rõ ràng

Cách xây dựng tính kỷ luật hiệu quả chính là thiết lập quy trình làm việc rõ ràng và chi tiết nhất. Sau khi đã có được quy trình bài bản, quản lý cần quán triệt ngay với nhân viên từ những ngày đầu họ mới nhận việc.

Thiết lập tính kỷ luật trong công việc với quy trình làm việc rõ ràng
Thiết lập tính kỷ luật trong công việc với quy trình làm việc rõ ràng

Một quy trình làm việc rõ ràng sẽ giúp nhân viên biết và hiểu được họ nên làm gì và không nên làm gì để hoàn thành công việc một cách tốt nhất.

5.4 Chú trọng vấn đề lập kế hoạch và giao việc cho nhân viên

Để nhân viên làm việc với tính kỷ luật trong công việc tốt nhất, nhà quản lý nên cho họ một kế hoạch công việc rõ ràng và phân công công việc cụ thể chi tiết cho từng người. 

Nhà quản lý cần phân tích kỹ lưỡng những yếu tố liên quan như thời gian thực hiện, khả năng thực thi, năng lực của từng nhân viên cụ thể để đưa ra bản kế hoạch công việc phù hợp nhất cho đội nhóm của mình.

Thiết lập tính kỷ luật trong công việc
Lập kế hoạch và giao việc rõ ràng giúp nhân viên có tính kỷ luật hơn trong công việc

Bên cạnh đó, việc hiểu rõ năng lực của từng người sẽ giúp quản lý biết cách sắp xếp công việc hiệu quả giúp giao việc cho nhân viên tốt hơn. Hãy giao việc cho những cá nhân có thể hoàn thành tốt nhất với thời gian ngắn nhất.

Hiểu rõ về tầm quan trọng về lập kế hoạch và giao việc, nhiều doanh nghiệp hiện nay đã áp dụng phần mềm quản lý công việc vào quy trình làm việc. Có thể kể đến những phần mềm phổ biến như CoDX Task, Trello, odoo, …

Thiết lập tính kỷ luật hiệu quả khi có kế hoạch giao việc rõ ràng
Giao diện phần mềm CoDX Task giúp quản lý lên kế hoạch và giao việc rõ ràng chi tiết cho nhân viên

5.5 Rõ ràng trong các hình thức kỷ luật trong công việc

Cuối cùng, để xây dựng tính kỷ luật hiệu quả, doanh nghiệp nên đưa ra những quy định về hình thức kỷ luật rõ ràng. Những quy định này cần được ban hành thành văn bản và lưu hành trong nội bộ công ty.

Những hình thức kỷ luật này sẽ hạn chế tình trạng phạm lỗ, mặt khác, khi nhân viên hiểu rõ các hình thức kỷ luật, họ cũng sẽ tránh vi phạm những lỗi trong quy định.

Xây dựng tính kỷ luật trong công việc là điều mà các doanh nghiệp cần làm ngay từ những thời gian đầu. Việc tìm hiểu và hiểu rõ tầm quan trọng của tính kỷ luật sẽ giúp các nhà quản lý quản trị công việc, vận hành tốt đội nhóm, gia tăng chất lượng và hiệu quả công việc. Hy vọng những thông tin CoDX cung cấp hữu ích giúp bạn thiết lập kỷ luật hiệu quả.

>> Bài viết liên quan: Quản lý công việc bằng excel với 8 mẫu bảng chuyên nghiệp

THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Công ty TNHH chuyển đổi số CoDX

  • Địa chỉ văn phòng: Toà nhà QTSC R&D Labs 1, Lô 45 đường số 14, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
  • Số điện thoại: 0968 61 23 50
  • Hotline: 1900282581
  • Email: [email protected]
  • Website: https://www.codx.vn
  • Trang tin tức: https://businesswiki.codx.vn