Mẫu KPI cho nhân viên kế toán đầy đủ các vị trí [TẢI MIỄN PHÍ]

Nhân viên kế toán phải làm nhiều công việc khác nhau, cần phải được đánh giá hiệu quả thường xuyên. Để xây dựng bảng đánh giá KPI đúng cho vị trí kế toán, doanh nghiệp có thể sử dụng một số mẫu. Tải ngay mẫu KPI cho nhân viên kế toán miễn phí của CoDX qua bài viết dưới đây. 

Bạn đang đọc bài viết trên trang tin Kiến thức quản trị của CoDX – Nền tảng chuyển đổi số doanh nghiệp toàn diện.

Cùng chủ đề:

1.TẢI MIỄN PHÍ mẫu KPI cho nhân viên kế toán từ CoDX

Tải ngay mẫu KPI cho nhân viên kế toán miễn phí từ CoDX dưới đây phù hợp cho từng vị trí trong phòng kế toán. Quy trình xây dựng KPI cần thiết lập chi tiết các chỉ số đánh giá hiệu suất sẽ giúp nhân viên xác định rõ các công việc cần làm để đạt mục tiêu. Từ đó, KPI đảm bảo doanh nghiệp đạt được hiệu quả công việc trong thời hạn quy định. 

TẢI MIỄN PHÍ MẪU KPI PHÒNG KẾ TOÁN TỪ CODX

Theo dõi tiến độ nhân viên

Mẫu 1: KPI cho Trưởng phòng kế toán

Trưởng phòng kế toán cần phụ trách việc quản lý các nhân sự, đồng thời là người kiểm kê cuối cùng các kế hoạch, báo cáo tài chính. Do đó, KPI cần thiết cho trưởng phòng kế toán là: 

  • Tiêu chuẩn chất lượng chuyên môn của phòng ban 
  • Hoàn thành báo cáo tài chính cuối năm, kế hoạch kinh doanh 
  • Tổng kết dự toán ngân sách cho các dự án 
  • Thiết lập các quy tắc quản lý phòng kế toán 
Mẫu KPI cho nhân viên kế toán 
Mẫu KPI chuẩn để đánh giá trưởng phòng kế toán

Mẫu 2: KPI cho Phó phòng

Phó phòng kế toán có thể phụ trách những phần công việc liên quan đến các báo cáo tài chính. Doanh nghiệp có thể điều chỉnh KPI của phó phòng phù hợp với trình độ chuyên môn hơn. Những KPI đánh giá cho phó phòng: 

  • Tỷ lệ báo cáo xét duyệt thành công trong tháng, quý, năm,…
  • Chất lượng báo cáo đã được phân công thực hiện 
  • Tỷ lệ mắc lỗi liên quan đến chuyên môn nghiệp vụ 
Mẫu KPI cho nhân viên kế toán 
Mẫu KPI cho phó phòng kế toán

Mẫu 3: KPI cho kế toán tổng hợp

Chức danh kế toán tổng hợp cũng có các chỉ số KPI về hoàn thành báo cáo tài chính theo phân công nhiệm vụ. Cụ thể mẫu KPI cho nhân viên kế toán tổng hợp gồm các chỉ số: 

  • Tỷ lệ báo cáo sổ sách, báo cáo thuế đúng hạn
  • Tỷ lệ hoàn thành công việc theo phân công của cấp trên 
  • Tỷ lệ báo cáo được kiểm toán chấp nhận 
Mẫu KPI cho nhân viên kế toán 
Mẫu KPI miễn phí đánh giá vị trí kế toán tổng hợp

Mẫu 4: KPI cho kế toán tiền mặt

Kế toán tiền mặt chịu trách nhiệm chính các vấn đề về tiền mặt, công nợ của công ty. Một số KPI cho nhân viên kế toán tiền mặt: 

  • Tỷ lệ báo cáo đúng hạn về các khoản tiền mặt, tiền gửi ngân hàng của công ty 
  • Tỷ lệ công nợ quá hạn trong kỳ (tạm ứng hoàn ứng) 
  • Tỷ lệ báo cáo quản trị chi phí đúng hạn như đã phân công 
Mẫu KPI cho nhân viên kế toán 
KPI dành cho nhân viên kế toán tiền mặt

Mẫu 5: KPI cho kế toán công nợ

Kế toán công nợ có nhiệm vụ chính là xử lý các công nợ của công ty đúng hạn và hoàn thành các sổ sách, báo cáo liên quan. Những chỉ số KPI cho vị trí kế toán công nợ ở các doanh nghiệp là: 

  • Số lỗi về chuyên môn nghiệp vụ mắc phải khi thực hiện thanh toán công nợ, sổ sách
  • Tỷ lệ hoàn thành đúng hạn của báo cáo kế toán chi tiết 
  • Tỷ lệ hoàn thành các công việc phát sinh của bộ phận 
Mẫu KPI cho nhân viên kế toán 
Kế toán công nợ có thể được đánh giá qua mẫu KPI từ CoDX

Một số mẫu KPI cho các vị trí kế toán khác

Ngoài những mẫu KPI của các vị trí trên, doanh nghiệp có thể tham khảo một số mẫu khác cho các vị trí kế toán chủ chốt như kế toán ngân hàng, thủ quỹ. Điểm chung của mẫu KPI cho nhân viên kế toán cho những vị trí này đều liên quan đến việc thực hiện các báo cáo, sổ sách đúng hạn. 

Ngoài ra, một số công việc chuyên biệt khác như tỷ lệ thanh toán nợ ngân hàng đúng hạn đối với kế toán ngân hàng, hoặc tỷ lệ bảo quản tiền mặt, vật tư giá trị của thủ quỹ,… đều cần liệt kê chi tiết.

Mẫu KPI cho nhân viên kế toán 
KPI đánh giá mẫu miễn phí cho thủ quỹ của phòng kế toán
Mẫu KPI cho nhân viên kế toán 
Mẫu đánh giá KPI cho nhân viên kế toán ngân hàng
Mẫu KPI cho nhân viên kế toán 
Mẫu đánh giá KPI cho kế toán TSCĐ và XDCB
Mẫu KPI cho nhân viên kế toán 
Mẫu đánh giá KPI cho kế toán lương, giá thành, công nợ nội bộ

Kiểm soát và đánh giá hiệu quả giao việc

Phần mềm quản lý công việc CoDX Task

TẢI MIỄN PHÍ MẪU KPI CHO NHÂN VIÊN KẾ TOÁN TỪ CODX

ĐIỀN THÔNG TIN ĐỂ TẢI MẪU KPI PHÒNG KẾ TOÁN ĐẦY ĐỦ

ĐIỀN THÔNG TIN ĐỂ TẢI MẪU MẪU KPI PHÒNG KẾ TOÁN ĐẦY ĐỦ

Anh/Chị có muốn nhận tư vấn phần mềm QUẢN LÝ CÔNG VIỆC cho tổ chức của mình không?

2. Cách xây dựng KPI cho nhân viên kế toán

Để xây dựng KPI đúng cho nhân viên kế toán, doanh nghiệp cần thực hiện 3 bước chủ yếu như sau: 

  • Xác định người đưa ra KPI
  • Xác định các tiêu chí cần đánh giá KPI 
  • Đánh giá lại các tiêu chí trước khi thống nhất

2.1 Xác định người sẽ đưa ra KPI

Đầu tiên, doanh nghiệp cần xác định vai trò của phòng kế toán và những công việc nhân sự kế toán cần làm trong doanh nghiệp. Bên cạnh đó, những vị trí hiện tại của phòng kế toán cũng cần được tổng hợp trước khi đưa ra mẫu đánh giá. Cụ thể một số KPI kèm người đánh giá phù hợp cho phòng kế toán: 

  • Kế toán trưởng chủ động đưa ra KPI cho những nhân viên cấp dưới 
  • Quản lý cấp cao đưa ra các KPI chung cho toàn bộ phòng kế toán 

2.2 Xác định các tiêu chí cần đánh giá KPI

Sau khi đã biết vai trò và nhân sự phụ trách đưa ra KPI, doanh nghiệp tiến hành đề ra các tiêu chí cần đánh giá. Tiêu chí về năng lực để đánh giá KPI là điều không thể thiếu, đặc biệt với nhân viên kế toán phải làm việc với các báo cáo, thống kê cần độ chính xác cao. Thứ hai, tiêu chí đánh giá về thái độ cũng nên được cân nhắc đưa vào mẫu KPI cho nhân viên kế toán, đảm bảo tinh thần làm việc nghiêm chỉnh, chuyên nghiệp của tất cả nhân viên trong công ty. 

Bên cạnh đó, với những chỉ số KPI từ mẫu của CoDX ở trên, doanh nghiệp có thể tham khảo, điều chỉnh sao cho phù hợp. 

2.3 Đánh giá các tiêu chí

Tiếp theo, doanh nghiệp tiến hành đánh giá các tiêu chí đã đề ra bên trên. Doanh nghiệp có thể lựa chọn áp dụng nguyên tắc SMART để kiểm tra lại các KPI đã xác định. KPI đưa ra cho nhân viên cần đảm bảo cụ thể, có thể đo lường được, có thể đạt được, tính thực tế và thời gian thực hiện. 

>>> Xem ngay mô hình SMART là gì

Ví dụ với một KPI đáp ứng đầy đủ nguyên tắc SMART cho doanh nghiệp: 

  • Specific – Cụ thể: giảm thời gian hoàn thành báo cáo tài chính tháng từ 7 ngày xuống 5 ngày 
  • Measurable – Có thể đo lường được: Thời gian hoàn thành trong 5 ngày 
  • Achievable – Có thể đạt được: Đạt được qua việc đào tạo chuyên môn nhân sự và sử dụng các phần mềm báo cáo số liệu chuyên dụng 
  • Realistic – Thực tế: KPI hoàn thành được trong thời gian thực tế
  • Time-bound – Thời gian: Thời hạn để đạt được KPI là trong tháng tiếp theo

Giải pháp phần mềm:

3. Phương pháp thiết lập KPI khoa học hiệu quả – OKRs

Để thiết lập mẫu KPI cho nhân viên kế toán hiệu quả, khoa học và tiết kiệm chi phí, doanh nghiệp có thể sử dụng các phần mềm chuyên dụng. Một phần mềm được đánh giá là phương pháp hiện đại, chuẩn chỉnh trong xây dựng KPI đánh giá hiện nay là phần mềm quản lý mục tiêu OKRs của CoDX. 

Phần mềm quản lý mục tiêu OKRs là phần mềm giúp thiết lập mục tiêu cho từng nhân sự cụ thể. Từ đó, doanh nghiệp có thể quản lý và theo dõi tiến trình thực hiện mục tiêu của từng phòng ban. 

Một số tính năng nổi bật của phần mềm OKRs trong việc thiết lập chỉ số đánh giá KPI: 

  • Thiết lập các chỉ số đánh giá ứng với từng nhân viên kế toán 
  • Cho phép tự lập chu kỳ làm việc và cảnh báo check-in công việc trễ hạn với bằng chứng thời gian chi tiết
  • Theo dõi tiến độ hoàn thành công việc trực quan với sơ đồ và báo cáo tự động
  • Kết hợp với tính năng tuyên dương, khen thưởng trong hệ thống phần mềm CoDX để ghi nhận thành tích của nhân viên dễ dàng, nhanh chóng

Phần mềm CoDX OKR giúp xác định và lập chiến lược cho các mục tiêu, loại bỏ sự phỏng đoán, quản lý yếu kém và các quy trình truyền thống chỉ tồn tại trên giấy bằng những thiết lập số đo lường cụ thể. Đo lường thành công bằng các kết quả then chốt và Kết nối thành tích cá nhân với thành công của tổ chức.

Tính năng nổi bật của CoDX OKR:

  • Thiết lập mục tiêu toàn diện theo nhiều mô hình: Xây dựng và quản lý cây mục tiêu theo sơ đồ tổ chức, mô hình BSC (balance score card) và 2 mô hình top-down & bottom-up
  • Phân rã mục tiêu chi tiết: Chia nhỏ mục tiêu và kết quả cần đạt đến từng bộ phận, cá nhân; Nhân viên linh hoạt trong việc tự xây dựng mục tiêu cá nhân, cho phép liên kết mục tiêu cá nhân với mục tiêu chung của nhóm, phòng ban, doanh nghiệp.
  • “Check-in” mục tiêu: cho phép thiết lập chu kỳ check-in và cảnh báo khi check-in trễ hạn, tự động cập nhật dữ liệu và xét duyệt kết quả check-in
  • Theo dõi tiến độ trực quan: Theo dõi dưới dạng Dashboard, đánh dấu tiến độ theo màu sắc, xem báo cáo đa dạng hình thức.
  • Quản lý hiệu suất liên tục (CFRs): Tích hợp hệ thống tuyên dương - ví thưởng để: trao đổi - ghi nhận - phản hồi

CoDX OKR
CoDX OKR

Thông tin tổng quan về phần mềm CoDX OKR:

🔰 Tên phần mềm

CoDX OKR

🔰 Website

https://www.codx.vn/quan-ly-muc-tieu-okrs/

🔰 Bảng giá

Từ 499.000 VND/tháng

🔰 Miễn phí dùng thử

30 ngày dùng thử miễn phí

🔰 Liên hệ

0968 612 350

🔰 Khuyến mãi

Mạng xã hội nội bộ; Hồ sơ nhân viên; Cấu hình sơ đồ tổ chức

CoDX OKR hiện đang mở cho khách hàng sử dụng miễn phí trong vòng 30 ngày. Sau thời gian dùng thử, khách hàng chỉ phải trả 1 khoản phí nhỏ (chỉ từ 499k/tháng) để sử dụng. Tặng kèm thêm 3 phần mềm miễn phí:

  • Mạng xã hội nội bộ doanh nghiệp: giao tiếp và tương tác không giới hạn
  • Hồ sơ nhân viên: không giới hạn số lượng nhân viên
  • Cơ cấu tổ chức: Không giới hạn quy mô doanh nghiệp

Đăng ký trải nghiệm OKR

Chi tiết liên hệ ngay thông tin bên dưới để được hỗ trợ tư vấn tốt nhất:

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

 

Trên đây là những nội dung quan trọng giúp doanh nghiệp xây dựng mẫu KPI cho nhân viên kế toán đúng chuẩn và hiệu quả. CoDX hy vọng qua bài viết này, doanh nghiệp có thể tự thiết lập các chỉ số KPI phù hợp, để nâng cao hiệu suất làm việc của bộ phận kế toán. 

Liên quan:

THÔNG TIN LIÊN HỆ: