S.M.A.R.T là mô hình phổ biến và quen thuộc trong quy trình thiết lập mục tiêu ở nhiều phòng ban, bộ phận khác nhau, nhằm đảm bảo các mục tiêu cho chiến dịch, dự án được cụ thể và chi tiết nhất. Vậy mô hình SMART là gì và ứng dụng các tiêu chí trong mô hình này ra sao? Hãy cùng Chuyển đổi số CoDX tìm hiểu các nội dung ấy trong bài viết dưới đây!
Bạn đang đọc bài viết trên trang quản trị doanh nghiệp của CoDX – Nền tảng chuyển đổi số doanh nghiệp toàn diện. |
Cùng chủ đề:
- MBO là gì trong quản trị mục tiêu
- Ứng dụng nguyên tắc SMART thiết lập mục tiêu
- OKRs là gì – Cách xây dựng lộ trình áp dụng
1. Tổng quan về mô hình SMART
1.1 Hiểu mô hình SMART là gì?
Mô hình SMART là mô hình thiết lập mục tiêu, được sử dụng phổ biến trong các quy trình quản trị doanh nghiệp, lập kế hoạch,… SMART là viết tắt của 5 tiêu chí trong đó:
- S – Specific – Cụ thể
- M – Measurable – Có thể đo lường
- A – Actionable – Tính khả thi
- R – Relevant – Liên quan
- T – Time-bound – Thời hạn
Với S.M.A.R.T, doanh nghiệp có thể thiết lập các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn hoặc đánh giá tính phù hợp của các mục tiêu ấy.
1.2 Vai trò
Cụ thể, mô hình có vai trò quan trọng trong:
- Xác định phương hướng: Doanh nghiệp có thể thiết lập mục tiêu đúng đắn với SMART, đưa ra phương hướng của kế hoạch và triển khai các hoạt động hiệu quả. Bên cạnh đó, đánh giá các mục tiêu theo mô hình này giúp doanh nghiệp loại bỏ các mục tiêu không phù hợp.
- Xây dựng kế hoạch: Cho phép doanh nghiệp thiết lập các mục tiêu cho các kế hoạch cụ thể.
- Thúc đẩy tinh thần làm việc: Các mục tiêu của doanh nghiệp đáp ứng được các tiêu chí của SMART giúp nhân viên nhận định công việc cần phải làm, tránh gây hoang mang, từ đó thúc đẩy tinh thần làm việc, cống hiến.
- Tăng hiệu quả trong công việc: Số liệu được làm rõ và có thể đo lường, định hướng cho từng nhân sự biết cần phải làm gì để đạt được mục tiêu. Doanh nghiệp sẽ đưa ra được quy trình hành động cụ thể, tránh lãng phí thời gian cho các hoạt động không đạt được mục tiêu.
- Giải tỏa áp lực: Các cá nhân có thể tự thiết lập mục tiêu phù hợp với khả năng của bản thân. Nhờ đó, nhân viên sẽ hạn chế bị ảnh hưởng tiêu cực từ căng thẳng và áp lực.
2. Phân tích 5 thành phần trong mô hình SMART
Để ứng dụng tốt doanh nghiệp cần phân tích mô hình SMART và hiểu rõ 5 yếu tố thành phần có trong mô hình này.
Cụ thể,
2.1 Specific – Cụ thể
Tiêu chí đầu tiên là S – Specific – Cụ thể. Mục tiêu đáp ứng được tiêu chí này là mục tiêu trả lời được các câu hỏi:
- Sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp hướng tới trong mục tiêu là gì?
- Ai hay bộ phận nào là người thực hiện?
- Mục tiêu áp dụng ở địa điểm, chi nhánh nào?
- Kết quả của mục tiêu này đã rõ ràng chưa?
Doanh nghiệp cần tránh những mục tiêu không rõ ràng như “tăng doanh số”, “tăng độ nhận diện thương hiệu”,… Mục tiêu đáp ứng được tiêu chí cụ thể theo mô hình SMART như
- Tăng doanh số của sản phẩm X 20% so với quý trước ở các cửa hàng khu vực miền Bắc.
- Tăng 80% mức độ nhận diện thương hiệu A trong 6 tháng đầu năm 2023
- 1000 Khách hàng đăng ký dùng thử sản phẩm sau chiến dịch A
Doanh nghiệp có thể thấy, với mục tiêu này, ta dễ dàng trả lời các câu hỏi đã đề ra ở trên.
2.2 Measurable – Đo lường được
Mục tiêu không có những số liệu rõ ràng khiến quá trình thực hiện và đánh giá hiệu quả trở nên khó khăn. Các số liệu đo lường trong mục tiêu có thể là số phần trăm doanh số cần đạt, số ngày hoàn thành công việc, số lượng sản phẩm cần bán ra,…
Doanh nghiệp cần lưu ý là các số liệu này phải có công thức hoặc quy cách tính toán chính xác. Đồng thời, phải hạn chế các chỉ số khó tiếp cận vì điều này cũng khiến mục tiêu không thể thực hiện và đánh giá.
Ví dụ, nếu doanh nghiệp đặt ra mục tiêu đạt tổng doanh thu tối thiểu 2 tỷ trong nửa đầu năm nay, các cấp quản lý cần tính toán cách thức để đo lường 2 tỷ này, như doanh thu sản phẩm A đạt tối thiểu 1 tỷ, doanh thu dịch vụ B đạt tối thiểu 1 tỷ,…
2.3 Actionable – Tính khả thi
Mục tiêu tốt là mục tiêu có thể thực hiện được. Đây chính là tính khả thi – Actionable – chữ A trong mô hình SMART. Việc đặt ra mục tiêu có sức nặng có thể thúc đẩy tinh thần làm việc của nhân viên, song nếu sức nặng ấy không khả thi thì sẽ tạo áp lực cho nhân sự và lãng phí nguồn lực của doanh nghiệp.
Ví dụ, với một doanh nghiệp vừa và nhỏ, khi doanh số quý này tăng 5% so với quý trước, mục tiêu cho quý sau là 8-10% khả thi hơn 25-30%. Để mục tiêu đạt được tính khả thi, các cấp quản lý cần xem xét năng lực làm việc hiện tại, tiềm lực tương lai của nhân sự, cũng như tình hình thực tế thị trường.
2.4 Relevant – Sự liên quan
Chữ R trong mô hình đại diện cho Relevant – Sự liên quan. Bên cạnh đó, chữ R có thể hiểu là Realistic – Tính thực tế. Dù là sự liên quan hay tính thực tế, tiêu chí thứ tư của SMART nói đến việc mục tiêu được đặt ra phải phù hợp với tầm nhìn chung, giải quyết được các vấn đề của nhiều phòng ban.
Mục tiêu của mỗi phòng ban phải liên quan đến định hướng của toàn doanh nghiệp. Và mục tiêu của mỗi nhân sự trong phòng ban cần gắn với mục tiêu của phòng ban, phù hợp với vị trí nhân sự đảm nhiệm.
2.5 Time-Bound – Thời gian đạt mục tiêu
Cuối cùng, mô hình SMART nhấn mạnh đến thời gian làm việc để đạt được mục tiêu. Mục tiêu rõ ràng về thời hạn hoàn thành sẽ giúp cấp quản lý và nhân sự định hình công việc cần làm trong từng khoảng thời gian cụ thể. Đồng thời, mục tiêu đảm bảo Time-bound sẽ làm quá trình xây dựng kế hoạch hoạt động gắn các mốc thời gian được đơn giản và dễ dàng hơn.
3. Ví dụ về mô hình SMART trong kinh doanh, Marketing, cho bản thân
Để hiểu hơn về SMART và cách thức kiểm tra mục tiêu đã đạt đủ 5 tiêu chí của mô hình, các ví dụ ứng với từng lĩnh vực dưới đây sẽ giúp ích cho doanh nghiệp.
- Mô hình SMART trong kinh doanh
- Ví dụ SMART trong Marketing
- Mô hình SMART cho phát triển cá nhân
- Mô hình SMART trong học tập
3.1 Mô hình SMART trong kinh doanh
Ví dụ về mô hình SMART trong mục tiêu kinh doanh là “Tăng doanh thu bán hàng của sản phẩm X lên 3 tỷ trong nửa đầu năm nay”. Trong đó:
- Cụ thể: Tăng doanh thu bán hàng của sản phẩm X lên 3 tỷ trong nửa đầu năm nay
- Có thể đo lường được: Mức doanh thu 3 tỷ trong nửa đầu năm nay
- Tính khả thi: 3 tỷ trong nửa đầu năm khả thi khi nửa đầu năm trước doanh nghiệp đã đạt được doanh thu tối thiểu 2,5 tỷ cho sản phẩm X
- Thời hạn: Mục tiêu cần đạt được trong nửa đầu năm nay
3.2 Ví dụ SMART trong Marketing
Mục tiêu Marketing đạt chuẩn SMART là “Số lượt like fanpage chính thức tăng lên 300.000 lượt trong quý 4 năm nay với hình thức chạy quảng cáo facebook”.
- Cụ thể: Trong quý 4 năm nay, nhờ chạy quảng cáo facebook, lượt like fanpage chính thức tăng lên 300.000
- Có thể đo lường được: Tăng 300.000 lượt like fanpage trong quý 4 năm nay với chạy quảng cáo facebook
- Tính khả thi: Tính khả thi dựa trên việc số tiền chi trả cho việc chạy quảng cáo có phù hợp để tăng lượt like page lên 300.000 hay không
- Sự liên quan: Nhiều người like fanpage giúp độ nhận diện của doanh nghiệp tăng, kéo theo tăng doanh số bán hàng
- Thời hạn: Trong quý 4 năm nay.
3.3 Mô hình SMART cho bản thân
Ví dụ về mô hình SMART cho bản thân: “Doanh số bán hàng cá nhân đạt tối thiểu 20 triệu đồng trong tháng tới”.
- Cụ thể: Trong tháng tới, doanh số bán hàng của cá nhân đạt tối thiểu 20 triệu đồng
- Có thể đo lường được: Tối thiểu 20 triệu đồng doanh số bán hàng cá nhân trong tháng tới
- Tính khả thi: Tính khả thi dựa trên doanh số bán hàng cá nhân các tháng trước
- Sự liên quan: Doanh số bán hàng cá nhân có liên quan đến doanh số toàn doanh nghiệp
- Thời hạn: Tháng tới
3.4 Mô hình SMART trong học tập
Ví dụ mục tiêu học tập đạt SMART: “Điểm trung bình môn Toán trong học kỳ này đạt tối thiểu 9.0”.
- Cụ thể: Điểm trung bình môn Toán của học kỳ này đạt tối thiểu 9.0
- Có thể đo lường được: Điểm trung bình môn Toán của học kỳ đạt tối thiểu 9.0
- Tính khả thi: Tính khả thi dựa trên điểm trung bình môn Toán của các kỳ học trước
- Sự liên quan: Điểm môn Toán cao giúp điểm trung bình học tập tăng
- Thời hạn: Trong học kỳ này
4. Ứng dụng của SMART trong quản trị như thế nào?
Mô hình SMART được ứng dụng nhiều hoạt động của doanh nghiệp, cụ thể như:
- Sử dụng để đặt mục tiêu: Cách thiết lập mục tiêu theo SMART được sử dụng nhằm đảm bảo các mục tiêu đề ra phù hợp, giúp các hoạt động đạt hiệu quả.
- Lập kế hoạch SMART: Kế hoạch hoạt động của doanh nghiệp cũng có thể được xây dựng theo SMART. Kế hoạch đạt đủ 5 tiêu chí sẽ dễ dàng cụ thể hóa thành hành động, giúp nhân sự định hướng rõ ràng các cách thức làm việc cho phù hợp.
Bài viết trên đây là những phân tích mô hình SMART cụ thể và các ví dụ cụ thể trong Marketing, kinh doanh cũng như cho bản thân. CoDX hy vọng bài viết đã đem đến thông tin bổ ích cho các cấp quản lý và nhân sự để tìm ra các phương pháp tăng hiệu suất công việc tốt nhất.
Nguồn tham khảo:
https://corporatefinanceinstitute.com/resources/management/smart-goal/
https://www.techtarget.com/whatis/definition/SMART-SMART-goals
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Công ty TNHH Hợp Tác Chuyển đổi số CoDX
- Hotline: 0968 61 23 50
- Email: [email protected] | Website: https://www.codx.vn
- Trang Tin tức – Kiến thức Quản trị: https://businesswiki.codx.vn
- Địa chỉ văn phòng: Toà nhà QTSC R&D Labs 1, Lô 45 đường số 14, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh