Mục tiêu của doanh nghiệp và 3 yếu tố quan trọng để xác định

Mỗi dự án, kế hoạch của doanh nghiệp đều cần mục tiêu cụ thể. Những mục tiêu của doanh nghiệp sẽ giúp lãnh đạo, quản lý và nhân viên các cấp xác định định hướng, chiến lược phù hợp để triển khai dự án. Cùng tìm hiểu 3 mục tiêu của doanh nghiệp cùng mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp nên có trong bài viết dưới đây của CoDX.

Bạn đang đọc bài viết trên trang tin quản trị của CoDX – Nền tảng chuyển đổi số doanh nghiệp toàn diện

Cùng chủ đề:

1. Hiểu mục tiêu của doanh nghiệp là gì?

Mục tiêu của doanh nghiệp (Business Objective) là những kết quả cần đạt được, gắn với khoảng thời gian nhất định. Những mục tiêu này có thể là mục tiêu của cá nhân, các phòng ban, bộ phận hoặc toàn bộ doanh nghiệp.

Tùy từng giai đoạn và định hướng cụ thể, doanh nghiệp có thể xây dựng mục tiêu ngắn hạn hoặc dài hạn. Cùng với đó, mục tiêu theo từng dự án hoặc nhiều dự án cũng có thể coi là mục tiêu doanh nghiệp. 

Mục tiêu của doanh nghiệp
Mục tiêu của doanh nghiệp là những kết quả cần đạt trong khoảng thời gian nhất định

2. 3 Mục tiêu của doanh nghiệp cần có

Để xác định đúng hơn khái niệm mục tiêu doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể phân loại các mục tiêu theo 3 loại. Đó là mục tiêu kinh doanh, mục tiêu sản phẩm và mục tiêu xã hội. Đây cũng chính là 3 mục tiêu doanh nghiệp cần có trong quá trình hoạt động. 

3 mục tiêu doanh nghiệp
3 mục tiêu doanh nghiệp cần có

2.1 Mục tiêu kinh doanh

Mục tiêu đầu tiên trong 3 mục tiêu của doanh nghiệp là mục tiêu kinh doanh. Mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp là mục tiêu quan trọng hàng đầu. Mục tiêu này có khả năng quyết định đến sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. 

Mỗi doanh nghiệp nên đặt ra cho mình các mục tiêu kinh doanh chi tiết trong các bản kế hoạch kinh doanh hằng năm. Điều này đảm bảo doanh nghiệp xác định chính xác lợi nhuận cần đạt được trong một năm. Từ đó, nếu trong năm đó lợi nhuận không đạt như kỳ vọng, doanh nghiệp sẽ kịp thời có kế hoạch điều chỉnh, thay đổi. 

2.2 Mục tiêu sản phẩm

Mục tiêu của doanh nghiệp cần có tiếp theo là mục tiêu sản phẩm. Doanh nghiệp cần đặt ra mục tiêu phát triển đa dạng các sản phẩm theo xu hướng của thị trường. Đặc biệt, khi mục tiêu sản phẩm đáp ứng được các nhu cầu của người tiêu dùng, doanh nghiệp có thể thu nhiều lợi nhuận, phát triển thương hiệu, danh tiếng. 

2.3 Mục tiêu xã hội

Mục tiêu xã hội là các mục tiêu về hoạt động tiếp thị, marketing doanh nghiệp, sản phẩm. Từ những mục tiêu này, doanh nghiệp sẽ có định hướng rõ ràng hơn về việc đưa công ty lên vươn tầm quốc gia hoặc quốc tế. Đây cũng là những mục tiêu liên quan đến chiến lược thiết lập, xây dựng nền tảng doanh  nghiệp. 

3. 3 Yếu tố quan trọng trong xác định mục tiêu doanh nghiệp

Ngoài 3 mục tiêu của doanh nghiệp mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nghiệp cần quan tâm đến 3 yếu tố trong quá trình xác định mục tiêu. Đó chính là các yếu tố quan trọng sau: 

  • Thời gian 
  • Bản chất
  • Mức độ doanh nghiệp

3.1 Thời gian

Đầu tiên, doanh nghiệp cần xác định mục tiêu theo thời gian. Mục tiêu theo khoảng thời gian thực hiện có hai loại: mục tiêu dài hạn và mục tiêu ngắn hạn. Mục tiêu dài hạn sẽ có thời gian hoàn thành từ 5 năm trở lên, ngược lại mục tiêu ngắn hạn là từ 1 năm trở xuống.

Những mục tiêu của doanh nghiệp theo khoảng thời gian dài hạn thường gắn với các nội dung sau: 

  • Năng suất sản xuất, làm việc 
  • Lợi nhuận, doanh số đạt được 
  • Phát triển nguồn nhân lực về số lượng và chất lượng
  • Sức ảnh hưởng đến xã hội và độ nhận diện đến công chúng
mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp
Thời gian là tiêu chí quyết định việc xây dựng mục tiêu cho doanh nghiệp

3.2 Bản chất

Xét theo tiêu chí bản chất, xây dựng mục tiêu doanh nghiệp cần bám vào các hướng như: 

  • Mục tiêu kinh tế: Đây là mục tiêu quan trọng nhất duy trì và quyết định đến sự phát triển, tồn tại của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần thiết lập các mục tiêu liên quan đến lợi nhuận, doanh số cụ thể để đảm bảo hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả. 
  • Mục tiêu xã hội: Mục tiêu này là một trong 3 mục tiêu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần hướng đến các hoạt động marketing, phát triển sản phẩm đến xã hội, công chúng. Đồng thời, mục tiêu xã hội còn gắn với hoạt động từ thiện, phục vụ lợi ích cho cộng đồng. 
  • Mục tiêu chính trị: Bên cạnh mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp, xét theo bản chất, quản lý công ty nên xác định mục tiêu chính trị. Đây là mục tiêu xây dựng các hoạt động gắn kết với chính quyền địa phương, nhằm nắm bắt kịp thời các thông tin mới về chính sách, quy định. 
  • Mục tiêu sản phẩm: Doanh nghiệp cần xây dựng các mục tiêu về đa dạng hóa sản phẩm và đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Ngoài ra, doanh nghiệp nên tiến hành nâng cao chất lượng sản phẩm để nâng cao giá trị, hình ảnh của công ty. 

3.3 Mức độ doanh nghiệp

Mục tiêu của doanh nghiệp có thể xây dựng dựa theo mức độ. Với mục tiêu của từng mức độ trong doanh nghiệp, các phòng ban và cá nhân sẽ nắm rõ trách nhiệm và công việc cần thực hiện. Các mức độ trong doanh nghiệp cần gắn mục tiêu là: 

  • Mục tiêu cấp công ty: Thông thường, các mục tiêu cấp công ty là mục tiêu dài hạn, mang tính định hướng chiến lược cho toàn bộ doanh nghiệp. 
  • Mục tiêu cấp đơn vị: Mục tiêu cấp đơn vị gắn với từng đơn vị, cửa hàng kinh doanh nhỏ lẻ trực thuộc doanh nghiệp. Đồng thời, xây dựng mục tiêu theo cấp đơn vị có thể gắn với từng loại sản phẩm hoặc khách hàng nhất định. 
  • Mục tiêu cấp bộ phận: Đặt mục tiêu theo mức độ doanh nghiệp thấp nhất là mục tiêu cấp bộ phận. Đó có thể là bộ phận hành chính, tài chính, marketing,… Từ mục tiêu của những bộ phận này, doanh nghiệp sẽ thực hiện được các mục tiêu chung đã đề ra ở trên. 
  • Mục tiêu duy trì: Mục tiêu này được xây dựng khi doanh nghiệp đã đạt được mức độ phát triển ổn định. Từ đó, doanh nghiệp cần xác định các hoạt động cần thiết để duy trì thành công và phát triển hơn trong tương lai. 
Mục tiêu của doanh nghiệp
Mức độ doanh nghiệp theo các cấp cũng là tiêu chí để xác định mục tiêu

4. Thiết lập mục tiêu và theo dõi quản lý hiệu quả với CoDX OKRs

Hiện nay, các nhà lãnh đạo, quản lý có thể dễ dàng thiết lập mục tiêu của doanh nghiệp và quản lý hiệu quả của mục tiêu với các phần mềm chuyên nghiệp. Một trong những phần mềm được nhiều doanh nghiệp tin tưởng sử dụng là CoDX OKRs. CoDX OKRs là phần mềm quản lý mục tiêu với nhiều lợi ích, giúp doanh nghiệp xác định và đảm bảo mục tiêu đạt được. 

Những tính năng đặc biệt của phần mềm CoDX OKRs có thể kể đến: 

  • Thiết lập mục tiêu theo quy chuẩn, phù hợp cho từng đối tượng: CoDX OKRs quản lý mục tiêu theo sơ đồ tổ chức của doanh nghiệp, đồng thời cho phép xây dựng mục tiêu theo nhiều mô hình. Điển hình có mô hình BSC – mục tiêu theo 4 điểm: tài chính, khách hàng, nội bộ và học hỏi tăng trưởng. 
  • Phân rã mục tiêu chi tiết: CoDX OKRs giúp doanh nghiệp phân chia các mục tiêu ứng với từng đối tượng, như với tổ chức hoặc với từng nhân viên. 
  • Check in mục tiêu: CoDX OKRs đảm bảo nhân sự cần check in mục tiêu đúng hạn, tránh việc không cập nhật kịp thời các mục tiêu hay công việc đi kèm. 
  • Theo dõi tiến độ: Phần mềm cho phép quản lý theo dõi tiến độ thực hiện công việc ứng với mục tiêu dưới dạng Dashboard và các bảng báo cáo trực quan. 

Trên đây là những thông tin bổ ích về mục tiêu của doanh nghiệp. Cùng với đó, qua bài viết này, doanh nghiệp cũng sẽ nắm được các kiến thức về 3 mục tiêu của doanh nghiệp cần có, đặc biệt là mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. CoDX hy vọng bài viết hôm nay đã cung cấp những kiến thức quan trọng về các loại mục tiêu, đồng thời doanh nghiệp cũng có thể tìm đọc các bài viết khác của CoDX về quản trị điều hành và nguồn lực. 

THÔNG TIN LIÊN HỆ: