Quy trình đánh giá nhân viên cuối năm kèm mẫu bảng đánh giá chi tiết 

Đánh giá nhân viên cuối năm (year-end performance review) là hoạt động khảo sát, đánh giá toàn diện nhân viên trên các phương diện về năng lực, kết quả. thái độ làm việc trong một năm vừa qua. Hoạt động đánh giá này giúp doanh nghiệp nhìn nhận được những đóng góp và tiến bộ của nhân viên trong suốt một kỳ công việc.

Hoạt động đánh giá nhân sự này thường được các doanh nghiệp triển khai theo chu kỳ tháng, quý hoặc vào cuối năm. Đây được xem là kỳ đánh giá quan trọng cho cả hai phía – doanh nghiệp và nhân viên. 

Vậy, quy trình đánh giá cuối năm cụ thể như thế nào? Theo dõi chi tiết bài viết và nhận mẫu file để thực hiện đánh giá chuyên nghiệp từ CoDX.

Bạn đang đọc bài viết trên trang kiến thức quản trị của CoDX – nền tảng chuyển đổi số doanh nghiệp toàn diện.

Cùng chủ đề:

1. Tầm quan trọng của hoạt động đánh giá nhân viên cuối năm

3 Lợi ích của hoạt động đánh giá nhân viên cuối năm đối với doanh nghiệp:

1.1 Cải thiện hiệu suất làm việc

Đánh giá nhân viên cuối năm giúp cải thiện hiệu suất làm việc của nhân viên thông qua việc đánh giá hiệu suất công việc, xác định và khắc phục những vấn đề tồn tại. Khi quản lý cung cấp phản hồi cụ thể về hiệu suất công việc, nhân viên có cơ hội hiểu rõ hơn về điểm mạnh, điểm hạn chế của mình. 

Điều này giúp họ tập trung vào việc cải thiện các kỹ năng, cách làm việc để đạt hiệu quả tốt nhất. Hơn nữa, thông qua việc thiết lập các mục tiêu cụ thể cho năm tiếp theo, nhân viên có định hướng rõ ràng để phát triển, nỗ lực hơn trong công việc.

Tại sao cần có đánh giá nhân viên cuối năm
Đánh giá nhân viên cũng là cơ hội để doanh nghiệp nhận thấy những hạn chế trong quá khứ

1.2 Nâng cao tinh thần làm việc

Một quy trình đánh giá công bằng, minh bạch sẽ góp phần nâng cao tinh thần làm việc của nhân viên. Khi nhân viên cảm thấy nỗ lực của mình được ghi nhận, đánh giá đúng mức, họ sẽ có động lực làm việc tốt hơn. 

Ngoài ra, việc công nhận những thành tựu đóng góp của nhân viên trong năm qua cũng giúp tạo ra một môi trường làm việc tích cực, khuyến khích sự sáng tạo và cống hiến. Nhân viên cảm thấy mình có giá trị, được tôn trọng sẽ có xu hướng hợp tác tốt hơn, sẵn sàng đối mặt với những thách thức mới.

1.3 Phát hiện và khắc phục điểm hạn chế

Quá trình đánh giá nhân viên cuối năm không chỉ tập trung vào những thành tựu mà còn giúp phát hiện ra các điểm hạn chế của nhân viên. Khi các vấn đề được xác định rõ ràng, quản lý có thể đưa ra các biện pháp hỗ trợ như đào tạo, tư vấn hoặc điều chỉnh công việc phù hợp hơn với khả năng của từng người. 

Việc khắc phục điểm yếu không chỉ giúp nâng cao năng lực cá nhân mà còn góp phần cải thiện hiệu quả hoạt động của toàn bộ đội ngũ. Bằng cách tạo điều kiện cho nhân viên nâng cao kiến thức, kỹ năng công ty có thể xây dựng một đội ngũ mạnh mẽ, đáp ứng tốt các yêu cầu ngày càng cao của công việc.

2. Các tiêu chí đánh giá nhân viên cuối năm

2.1 Tiêu chí về thái độ làm việc 

Nhiều lãnh đạo cho rằng thái độ cao hơn kiến thức. Họ sẽ ưu tiên lựa chọn những nhân viên có thái độ cầu thị hơn người có năng lực cao nhưng kiêu ngạo và cẩu thả trong công việc. Một nhân viên thái độ tốt thường có những đặc điểm sau:

  • Tính trung thực và thật thà trong mọi tình huống.
  • Luôn cẩn trọng và tỉ mỉ trong từng nhiệm vụ.
  • Chủ động, tự giác trong công việc và luôn khao khát học hỏi.
  • Tôn trọng đồng nghiệp và khách hàng, tạo môi trường làm việc tốt.
  • Thường xuyên làm việc đúng giờ và cam kết công việc một cách chuyên nghiệp.
Quy trình đánh giá nhân viên cuối năm
Form đánh giá nhân viên cuối năm

2.2 Tiêu chí về năng lực làm việc 

Thường thì, bảng đánh giá nhân viên cuối năm tập trung vào ba tiêu chí chính để đánh giá năng lực làm việc:

  • Mục tiêu hành chính: Dựa vào hiệu suất và số lượng công việc mà nhân viên đã thực hiện, đây sẽ là cơ sở để xem xét về thăng tiến, thưởng hoặc thậm chí cách chức.
  • Mục tiêu phát triển: Tiêu chí này dựa trên bảng chỉ số KPI cùng với các mục tiêu ngắn và dài hạn mà nhân viên tự đề ra. Điều này giúp xác định chiến lược phát triển và hỗ trợ mà nhân viên cần để đạt kết quả tốt nhất trong công việc. Cần những nỗ lực chung để cùng đóng góp cho sự phát triển của công ty.
  • Mục tiêu hoàn thành công việc được giao: Nhà quản lý đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ mà họ đã giao cho từng nhân viên. Điều này giúp xác định ai đạt được hiệu suất tốt và ai có thể cần thêm đào tạo để nâng cao năng lực.

Như vậy, bằng cách đánh giá theo ba tiêu chí này, bảng đánh giá cuối năm giúp xác định mức độ hoàn thành công việc, thúc đẩy phát triển cá nhân và tạo động lực cho nhân viên làm việc hiệu quả.

3. Quy trình đánh giá nhân viên cuối năm chuyên nghiệp 

Để tiến hành đánh giá nhân viên cuối năm một cách toàn diện nhất, cần thực hiện quy trình bao gồm 4 bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị mẫu bảng đánh giá

Việc chuẩn bị mẫu đánh giá nhân viên cuối năm là bước quan trọng đầu tiên trong quy trình đánh giá cuối năm. Mẫu đánh giá hiệu quả công việc cần phải được thiết kế sao cho phù hợp với đặc thù công việc và mục tiêu của tổ chức. 

Mẫu này nên bao gồm các tiêu chí rõ ràng được nhắc đến ở trên, cần dễ hiểu, có khả năng đo lường được. Ngoài ra, mẫu đánh giá cần có phần tự đánh giá của nhân viên, phần nhận xét của quản lý, các mục tiêu phát triển cá nhân cho năm tới.

Có nhiều loại mẫu đánh giá khác nhau như: Đánh giá chéo, đánh giá cho đội nhóm, đánh giá ngang hàng, đánh giá 360 độ, …

Tuy nhiên nội dung biểu mẫu vẫn cần đảm bảo các nội dung đánh giá:

  • Chấp hành nội quy
  • Tác phong
  • Công việc
  • Kỹ năng
  • Sử dụng các trang thiết bị

Dưới đây là một form mẫu đánh giá nhân viên cuối năm mà doanh nghiệp có thể tham khảo và áp dụng.

Quy trình đánh giá nhân viên cuối năm
Xây dựng biểu mẫu đánh giá chuyên nghiệp

TẢI MẪU ĐÁNH GIÁ NHÂN VIÊN CUỐI NĂM TẠI ĐÂY

Kiểm soát và đánh giá hiệu quả giao việc

Bước 2: Tiến hành hoạt động đánh giá

Hoạt động đánh giá có thể được tiến hành dưới hai hình thức chính: offline và online.

  • Đánh giá trực tiếp (Offline): Bộ phận nhân sự có thể phân phát biểu mẫu đánh giá đến từng phòng ban, cá nhân kèm theo một thời hạn hoàn thành cụ thể. Sau đó, thu lại các biểu mẫu đánh giá đã hoàn thành. Mỗi đội nhóm hoặc phòng ban sẽ có một người chịu trách nhiệm thu thập kết quả đánh giá. Người này cần phải đáng tin cậy để đảm bảo tính chính xác của thông tin. Phương pháp này có thể gây nhầm lẫn trong quá trình tổng hợp dữ liệu, do đó, nó phù hợp hơn với các cuộc đánh giá có quy mô nhân sự nhỏ (dưới 20 người).
  • Đánh giá trực tuyến (Online): Đối với các đội nhóm hoặc phòng ban có quy mô nhân sự lớn thì sử dụng hình thức đánh giá trực tuyến sẽ là lựa chọn tốt hơn. Cách làm này giúp tiết kiệm thời gian, chi phí in ấn, nhân lực phân chia bảng đánh giá. Nhân sự có thể tổng hợp tất cả kết quả vào một tệp duy nhất, giúp dễ dàng so sánh, tổng hợp và lưu trữ. Các nội dung trong biểu mẫu có thể được chuyển đổi thành câu hỏi trên Google Forms, cho phép các phản hồi tự động cập nhật vào một tệp Excel (ví dụ: kết quả tự đánh giá của phòng Sales). Việc lọc và so sánh dữ liệu nhờ đó trở nên đơn giản hơn rất nhiều.

Ngoài ra, sử dụng các công cụ đánh giá trực tuyến như CoDX People, BambooHR, hoặc Zoho People cũng là một lựa chọn phù hợp cho doanh nghiệp có quy mô lớn, bởi những phần mềm đánh giá này cho phép quản lý và nhân viên thực hiện, theo dõi quá trình đánh giá một cách dễ dàng. Nhân viên có thể tự đánh giá, sau đó quản lý sẽ bổ sung nhận xét của mình.

Tham khảo mẫu đánh giá liên quan:

Bước 3: Tổng hợp kết quả đánh giá

Sau khi hoàn thành các bước đánh giá, nhân sự cần tổng hợp kết quả từ các nguồn khác nhau bao gồm tự đánh giá của nhân viên, đánh giá của quản lý, các phản hồi từ đồng nghiệp hoặc khách hàng. 

Kết quả này cần được phân tích kỹ lưỡng để đưa ra cái nhìn toàn diện về hiệu suất của nhân viên. Các điểm mạnh, yếu cần được ghi rõ ràng, cùng với các đề xuất khắc phục, mục tiêu cụ thể cho tương lai.

Bước 4: Họp mặt trực tiếp 1 – 1 cùng nhân viên

Cuộc họp mặt trực tiếp 1 – 1 giữa quản lý và nhân viên là cơ hội để thảo luận chi tiết về kết quả đánh giá. Trong cuộc họp này, quản lý nên:

  • Tạo không khí thoải mái: Giúp nhân viên cảm thấy thoải mái, cởi mở trong việc trao đổi.
  • Ghi nhận thành tích: Bắt đầu bằng việc ghi nhận, khen ngợi những thành tích và nỗ lực của nhân viên trong năm qua.
  • Thảo luận về điểm yếu cùng kế hoạch khắc phục: Cung cấp phản hồi cụ thể về các điểm cần cải thiện, cùng nhau đề ra kế hoạch phát triển chi tiết.
  • Thiết lập mục tiêu cho năm mới: Xác định các mục tiêu rõ ràng, thực tế cho năm tiếp theo, đảm bảo rằng nhân viên hiểu, đồng ý với các mục tiêu này.
  • Lắng nghe ý kiến phản hồi: Tạo điều kiện cho nhân viên chia sẻ ý kiến, cảm nhận của mình về quy trình đánh giá, công việc và các đề xuất cải thiện.

Lưu ý rằng buổi họp trực tiếp không chỉ đơn thuần là đánh giá, mà còn là cơ hội thảo luận hai chiều. Doanh nghiệp nên cùng nhân viên chia sẻ thẳng thắn về kết quả và giải pháp, thay vì đơn thuần chỉ trích hay nói về những sai phạm trong quá khứ.

Quy trình đánh giá nhân viên cuối năm
Sau cùng, doanh nghiệp cần có 1 buổi họp để trực tiếp đánh giá

Sau cuộc họp, cần:

  • Tổng kết và công khai kết quả đánh giá cho toàn bộ nhân viên.
  • Đăng công khai kết quả đánh giá trên nhiều kênh thông tin như email, trang web nội bộ hoặc bảng tin.

Tổng kết lại, quá trình đánh giá nhân viên cuối năm không chỉ là một công cụ đo lường hiệu suất, mà còn là cơ hội thú vị để xem xét, phản hồi và lập kế hoạch cho tương lai. Bằng cách áp dụng quy trình đánh giá nhân viên cụ thể và sử dụng mẫu biểu chi tiết, doanh nghiệp có thể tạo ra một môi trường làm việc tích cực, khích lệ sự phát triển cũng như góp phần định hình tương lai thành công cho cả nhân viên và tổ chức. Theo dõi ngay CoDX để cập nhật thêm nhiều kiến thức mới nhé!

THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Công ty TNHH Hợp Tác Chuyển đổi số CoDX

  • Hotline: 1900 25 25 81 – Số điện thoại: 0968 61 23 50
  • Email: [email protected] | Website: https://www.codx.vn
  • Trang Tin tức – Kiến thức Quản trị: https://businesswiki.codx.vn
  • Địa chỉ văn phòng: Toà nhà QTSC R&D Labs 1, Lô 45 đường số 14, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh

Thông tin liên quan: