Khám Sức Khỏe Định Kỳ Cho Nhân Viên Có Bắt Buộc? Quy Định 2023

Hiện nay, việc khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên mang đến lợi ích cho công ty và cả bản thân người lao động. Hoạt động này không chỉ là phương pháp kiểm tra và đánh giá mức độ phù hợp về sức khoẻ nhân viên. Mà còn là cách công ty thể hiện sự quan tâm đặc biệt với nhân viên của mình, giúp nhân viên cảm thấy được chăm sóc, từ đó năng suất làm việc đạt hiệu quả cao. Cùng theo dõi bài viết hôm nay của CoDX để tìm hiểu thêm về chủ đề này nhé!

Bạn đang đọc bài viết trên trang tin quản trị doanh nghiệp của CoDX – Nền tảng chuyển đổi số doanh nghiệp toàn diện

1. Khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên có bắt buộc?

Việc khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên là điều bắt buộc. Dựa vào Điều 152, Chăm sóc sức khỏe cho người lao động, Bộ luật Lao động năm 2012 quy định:

  • Bên sử dụng lao động phải dựa vào tiêu chuẩn sức khỏe quy định cho mỗi loại công việc để sắp xếp và tuyển dụng lao động;
  • Mỗi năm, bên sử dụng lao động phải thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho nhân sự, kể cả đối tượng tập nghề, học nghề, lao động nữa cũng phải được khám chuyên khoa phụ sản, người làm công việc trong môi trường độc hại, nặng nhọc, người lao động chưa thành niên, người lao động khuyết tật, người lao động cao tuổi bắt buộc được khám sức khoẻ ít nhất 06 tháng/lần.

Bên cạnh đó, căn cứ vào Thông tư số 15/2016/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động thương binh và xã hội quy định:

  • Nhân viên nữ phải được thăm khám chuyên khoa phụ sản. Nhân viên làm việc trong không gian tiếp xúc với những yếu tố nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp phải được khám sức khỏe định kỳ cho nhân sự nhằm phát hiện bệnh kịp thời;
  • Trước khi phân công công việc hay chuyển sang công việc độc hại, nặng nhọc, nguy hiểm, các doanh nghiệp phải thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho nhân sự. Sau khi bị mắc bệnh nghề nghiệp, tai nạn nghề nghiệp đã phục hồi sức khoẻ, nhân viên cũng sẽ được thăm khám để bảo đảm đủ sức khỏe khi quay trở lại tiếp tục làm việc.

Quy định về việc khám sức khỏe định kỳ cho nhân sự theo Thông tư số 19/2026/TT-BYT của Bộ Y tế. Quá trình chăm sóc sức khoẻ, quản lý, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho nhân viên phải được thực hiện từ thời điểm nhân viên được tuyển dụng và trong suốt quá trình làm việc. Như vậy, các công ty cần có trách nhiệm thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên theo những quy định chi tiết trong các Thông tư, Bộ luật Lao động.

khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên có bắt buộc?
Khám sức khỏe định kỳ cho người lao động là yếu tố bắt buộc.

2. Quy định tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên

Dựa vào Thông tư 14/2013/TT-BYT quy định khi tổ chức khám sức khỏe định kỳ, nhân viên sẽ được khám những nội dung như sau:

– Khám thể lực: Đo cân nặng, chiều cao, huyết áp;

– Khám lâm sàng:

  • Khám nội khoa: Tuần hoàn, hô hấp, tiêu hoá, nội tiết, cơ xương khớp, hệ thần kinh, tâm thần;
  • Khám mắt: Kiểm tra những bệnh liên quan về mắt, kiểm tra thị lực hai bên mắt;
  • Khám tai – mũi – họng: Khám mũi, họng nhằm phát hiện những bệnh lý liên quan, kiểm tra thính lực hai bên tai;
  • Khám răng – hàm – mặt: Để phát hiện kịp thời những bệnh liên quan tới răng miệng như hôi miệng, viêm nướu, sâu răng,… cùng các bệnh vùng mặt, hàm;
  • Khám da liễu: Nhằm phát hiện kịp thời những rối loạn, bệnh lý về da như dị ứng, viêm da, nhiễm trùng da do vi khuẩn, nấm,…;
  • Khám phụ khoa (đối với nhân viên nữ): Khám tầm soát những bệnh lý phụ khoa như ung thư vú, ung thư buồng trứng, viêm nhiễm bộ phận sinh dục,…

– Khám cận lâm sàng: Phân tích nước tiểu, xét nghiệm máu, kiểm tra hệ tim và phổi,…

Ngoài những yếu tố trên, công ty có thể xem xét mở rộng chuyên khoa xét nghiệm và khám bệnh nhằm kiểm tra sức khỏe cho nhân viên.

Quy định tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên
Những quy định thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho nhân sự

3. Ai chịu trách nhiệm chi trả phí khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên?

Pháp luật quy định, tất cả chi phí dùng cho việc khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên ở công ty sẽ do bên sử dụng lao động thanh toán. Theo quy định ở Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 thì khoản tiền chi trả này, bên sử dụng lao động được hạch toán vào khoản phí được khấu trừ khi có xác định thu nhập chịu thuế.

Vì vậy, tại các công ty Việt Nam ngày nay thì bên sử dụng lao động chịu trách nhiệm tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho sự làm việc tại doanh nghiệp của mình. Đồng thời chi trả tất cả khoản phí cho hoạt động khám sức khỏe định kỳ, sau đó sẽ hạch toán vào khoản phí công ty.

Do đó, khi nhân viên tham gia khám sức khỏe định kỳ sẽ không phải tốn bất cứ chi phí nào. Đây là quyền lợi được hưởng và hoàn toàn miễn phí đối với nhân viên.

Ai chịu trách nhiệm chi trả phí khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên?
Doanh nghiệp có nghĩa vụ chi trả phí khám sức khỏe định kỳ

4. Không tổ chức khám sức khỏe cho nhân viên có bị xử phạt không?

Khám sức khỏe định kỳ cho người lao động là điều kiện bắt buộc của bên sử dụng lao động. Nếu không thực hiện khám sức khỏe định kỳ, doanh nghiệp sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính tại Khoản 2 Điều 22 Nghị định số 12/2022/NĐ-CP cụ thể như sau:

Bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi nhân viên nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với bên sử dụng lao động có hành vi không thực hiện khám sức khỏe định kỳ hay khám phát hiện các bệnh nghề nghiệp cho nhân viên.

Căn cứ vào quy định này, mức phạt cho bên sử dụng lao động không thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên sẽ tùy thuộc vào số lượng người lao động không được khám sức khỏe định kỳ sẽ phạt từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng/nhân viên nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng.

*Chú ý: Đây là mức phạt đối với doanh nghiệp là cá nhân vi phạm, trường hợp doanh nghiệp vi phạm sẽ bị phạt gấp đôi với mức từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng/nhân viên nhưng tối đa không quá 150.000.000 đồng (Tại Khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định).

 Không tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho nhân sự có bị xử phạt không?
Doanh nghiệp bị xử phạt nếu không thăm khám sức khỏe định kỳ cho nhân sự

Bài viết trên đây của Công Ty Hợp Tác Chuyển Đổi Số CoDX về quy định việc khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên. Điều này rất cần thiết để kiểm tra, bảo vệ sức khoẻ nhân sự, tạo sự gắn kết giữa công ty và người lao động và giảm gánh nặng tài chính y tế. Hãy theo dõi website của chúng tôi để cập nhật thêm nhiều kiến thức hữu ích nhé!

THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Công ty TNHH Hợp Tác Chuyển đổi số CoDX

  • Hotline: 1900 25 25 81 – Số điện thoại: 0968 61 23 50
  • Email: [email protected] | Website: https://www.codx.vn
  • Trang Tin tức – Kiến thức Quản trị: https://businesswiki.codx.vn
  • Địa chỉ văn phòng: Toà nhà QTSC R&D Labs 1, Lô 45 đường số 14, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh