Sức mạnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang tác động rất lớn đến các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Trong cuộc đua chuyển đổi số, nhiều doanh nghiệp đã biết áp dụng các thành tựu của cuộc cách mạng này và có bước phát triển vượt bậc. Trong bài viết hôm nay, CoDX sẽ tổng hợp top các doanh nghiệp chuyển đổi số thành công hiện nay.
Bạn đang đọc bài viết trên trang Quản trị doanh nghiệp của CoDX – nền tảng chuyển đổi số doanh nghiệp toàn diện |
1. Các doanh nghiệp chuyển đổi số thành công [CẬP NHẬT 2023]
Trong giai đoạn chuyển đổi số của các doanh nghiệp, những doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghệ sẽ có lợi thế hơn khi có thể nhanh chóng bắt kịp xu thế mới của thế giới. Sau đây là các doanh nghiệp chuyển đổi số thành công tính đến năm 2023.
1.1. Viettel là doanh nghiệp tiên phong chuyển đổi số thành công
Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) là một trong những đơn vị tiên phong trong quá trình chuyển đổi số. Trong những năm gần đây, Viettel chứng minh được hiệu quả trong kinh doanh khi tiến hành áp dụng mô hình Trưởng thành số (Digital Maturity Model) theo chuẩn của ™ Forum. Tiến hành chuyển đổi số rộng rãi với 6 mảng: Chiến lược, khách hàng, văn hóa, vận hành, công nghệ và dữ liệu.
Bên cạnh đó Viettel còn áp dụng thành công giải pháp chuyển đổi số ở các hạng mục sản phẩm, dịch vụ, giải pháp công nghệ số, giải pháp cập nhật an ninh mạng. Đặc biệt với hạng mục sản phẩm giải pháp chuyển đổi số vì cộng đồng, dự án Telehealth ngày càng phát triển khi đã triển khai và kết nối thành công với hơn 2.500 cơ sở khám chữa bệnh trên toàn quốc.
Với những thành tựu tiêu biểu trên, tập đoàn Viettel được đánh giá là một trong các doanh nghiệp chuyển đổi số thành công nhất hiện nay và là đơn vị dẫn dắt số 1 Việt Nam về lĩnh vực này.
1.2. Doanh nghiệp điện lực Việt Nam – EVN
Bên cạnh Viettel, Tập đoàn điện lực Việt Nam EVN cũng là cái tên thuộc top các doanh nghiệp chuyển đổi số thành công. Tính đến tháng 9/2022, tập đoàn EVN cho hay kết quả thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số của doanh nghiệp đã đạt khối lượng bình quân 85,5%. Công cuộc chuyển đổi số thực hiện sâu và rộng trên 5 lĩnh vực: Quản trị nội bộ, đầu tư xây dựng, sản xuất, kinh doanh dịch vụ khách hàng, công nghệ thông tin và viễn thông.
Trong lĩnh vực quản trị, EVN đã đạt mục tiêu 100% các đơn vị thành viên của tập đoàn đã áp dụng hệ thống Digital – Office, tất cả các báo cáo đều được sử dụng dạng điện tử, chữ ký số được áp dụng với cấp quản lí.
Ở mảng đầu từ xây dựng, tập đoàn điện lực Việt Nam đã ứng dụng sổ nhật ký công trình điện tử, các biên bản nghiệm thu, quản lý hồ sơ dự án đều được luân chuyển dạng điện tử… EVN cũng là một trong những đơn vị đi đầu khi áp dụng thành công thực hiện đấu thầu qua mạng.
Một số lĩnh vực khác như sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc EVN cũng áp dụng rộng rãi công nghệ số hóa. Tính đến nay, EVN đã lắp đặt 21,1 triệu công tơ điện tử, cung cấp 100% dịch vụ điện trực tuyến, kết nối đa kênh, đa nền tảng trên môi trường số.
1.3. Fujifilm số hóa thành công trong ngành công nghiệp hình ảnh
Fujifilm là một trong số ít các doanh nghiệp chuyển đổi số thành công trong ngành công nghiệp hình ảnh. Hoạt động chính trong lĩnh vực chụp ảnh và sản xuất phim, Fujifilm đứng trước nhiều thách thức khi thế giới bước sang cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Chính vì vậy, doanh nghiệp này thực hiện chuyển đổi số và bắt đầu đầu tư vào công nghệ, cắt giảm chi tiêu và thanh lý bớt những máy móc xưa cũ.
Fujifilm tăng cường đầu tư vào mảng công nghệ kỹ thuật số, phát triển sản phẩm với màn hình hiển thị LCD, thẻ nhớ số, lưu trữ số. Với những thay đổi đáng kể này về mặt chiến lược, Fuji ngày càng mở rộng thị trường kinh doanh.
Ngoài hướng tới kinh doanh công nghệ, Fuji còn hoạt động trong lĩnh vực sức khỏe. Doanh nghiệp này đã ra mắt thành công nhiều thiết bị về hình ảnh y tế, những thiết bị hỗ trợ chẩn đoán tia hiện đại. Nhờ đó, Fujifilm ngày càng phát triển và thu lại những kết quả vượt mong đợi.
1.4. NETFLIX – Doanh nghiệp chuyển đổi số thành công trong lĩnh vực giải trí
Trong những ngày đầu của Netflix, nó là một cái tên xa lạ mà không nhiều người biết đến. Mãi đến năm 1997, Netflix mới tạo ra một mô hình kinh doanh cho phép khách hàng trả tiền thuê trực tiếp hoặc gửi thư qua bưu điện và bán đĩa DVD. Năm 2007, Netflix quyết định thực hiện một bước cực kỳ táo bạo là áp dụng Internet vào mô hình kinh doanh của mình.
Từ đó, doanh nghiệp đã tận dụng triệt để công nghệ lưu trữ đám mây để tạo ra thế giới phim trực tuyến với hàng triệu bộ phim nổi tiếng của nhiều quốc gia trên thế giới. Chính sự thành công của mô hình Netflix này đã khiến nhiều mô hình kinh doanh cũ không còn phù hợp và khiến nhiều doanh nghiệp khác phá sản.
Quá trình áp dụng mô hình chuyển đổi số của Netflix không dừng lại ở đó. Vào năm 2007, Netflix đã ra mắt một dịch vụ siêu mới khi đó cung cấp dịch vụ phát trực tuyến video theo yêu cầu và cho thuê DVD mà không phải trả thêm phí. Điểm đặc biệt này đã giúp doanh nghiệp phát triển dịch vụ cho thuê DVD và thu hút nhiều khách hàng hơn. Hiện tại, Netflix cũng cung cấp nội dung trên nhiều nền tảng như Facebook, đồng thời cũng tạo ra ứng dụng riêng để người dùng dễ dàng truy cập thông qua thiết bị di động.
1.5. Adobe – Doanh nghiệp chuyển đổi số thành công trong ngành phần mềm
Cái tên Adobe khá quen thuộc với người Việt Nam trong danh sách các doanh nghiệp chuyển đổi số thành công trong thời đại công nghệ 4.0, chẳng hạn như Adobe Audition, Adobe Premiere, Adobe Photoshop… Khi nhắc đến Adobe, mọi người đều nghĩ đến một hãng chuyên cung cấp các phần mềm hàng đầu thế giới. Kể từ khi thành lập, Adobe đã bán phần mềm giúp người dùng chỉnh sửa hình ảnh, vectơ và chỉnh sửa video.
Cho đến năm 2008, suy thoái kinh tế trầm trọng đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của nhiều doanh nghiệp, trong đó có Adobe. Do đó, để có thể vượt qua thử thách này, Adobe đã quyết định áp dụng công nghệ lưu trữ đám mây vào hoạt động kinh doanh của mình. Nhờ quyết định dứt khoát và táo bạo này, Adobe đã khẳng định được vị thế của mình ở 3 chế độ: đám mây sáng tạo, đám mây tài liệu và đám mây tiếp thị.
Kể từ khi quyết định chuyển sang số hóa công nghệ, giá cổ phiếu của Adobe đã tăng gấp ba lần và doanh thu của Adobe đã tăng vọt từ một chữ số lên hai hoặc ba chữ số. Năm 2020, Adobe đạt doanh thu kỷ lục 12,87 tỷ USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái.
>> Tìm hiểu thêm:
- Bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số (DTI) [SỐ 1970/QĐ-BTTTT]
1.6. Doanh nghiệp ngành công nghiệp đồ chơi Hasbro
Đây là một trong những nhà sản xuất đồ chơi nổi tiếng thế giới với các sản phẩm bao gồm Monopoly và Play-Doh. Sau một thời gian nghiên cứu thị trường, công ty nhận ra rằng đối tượng chính của họ là cha mẹ của những đứa trẻ chứ không chỉ trẻ em.
Do đó, doanh nghiệp đã quyết định áp dụng một nền tảng kỹ thuật số vào quy trình kinh doanh của mình, đó là nền tảng Adtech. Nền tảng này sẽ cho phép người dùng mua hàng trực tuyến trực tiếp trên đó, điều này sẽ có tác động tích cực đến việc tăng đáng kể doanh số bán hàng.
Bằng cách nhắm mục tiêu đến các bậc cha mẹ và khuyến khích họ coi đồ chơi Hasbro là đồ chơi phù hợp, Hasbro đã tối đa hóa thế mạnh của nền tảng bán lẻ trực tuyến thông qua số hóa, với doanh thu kinh doanh đạt mức kỷ lục 5 tỷ USD vào năm 2016.
1.7. UPS – Doanh nghiệp chuyển đổi số thành công trong ngành logistics
Logistics là một trong các doanh nghiệp chuyển đổi số thành công thuộc những ngành mà sự phát triển của công nghệ số đã mang lại những thay đổi rõ rệt nhất. UPS là một công ty quản lý chuỗi cung ứng và vận tải quốc tế. Năm 2012, UPS chủ yếu dựa vào công nghệ kỹ thuật số, nhưng đây cũng là lúc họ bắt đầu chuyển đổi số các hoạt động và hậu cần của mình.
Vào năm 2012, họ đã phát triển phần mềm quản lý đội xe và thiết lập lộ trình tốt nhất cho tài xế giao hàng. Từ đó, năng suất của người lái tăng lên đáng kể, giảm chi phí nhiên liệu và lượng khí thải carbon. Người ta ước tính rằng UPS tiết kiệm được từ 300 triệu đến 400 triệu đô la Mỹ hàng năm thông qua phát triển phần mềm.
Một ví dụ khác về hoạt động kinh doanh chuyển đổi số của UPS là việc giới thiệu nhiều hệ thống sử dụng dữ liệu kỹ thuật số để cải thiện hoạt động kinh doanh nội bộ, chẳng hạn như phân loại gói hàng, chất hàng lên xe tải, v.v.
1.8. Doanh nghiệp ngành thời trang Nike
Nike là hãng sản xuất đồ thể thao nổi tiếng của Mỹ. Khoảng năm 2017, doanh nghiệp nhận ra rằng mặc dù là một trong những thương hiệu dễ nhận biết nhất trên thế giới, nhưng hình ảnh thương hiệu của họ có nguy cơ suy yếu.
Nhận ra điều này, Nike đã quyết định chuyển sang số hóa công nghệ và tập trung vào việc cải thiện hình ảnh thương hiệu và trải nghiệm của khách hàng. Nike đặt ra các mục tiêu sau:
- Nike tập trung vào dữ liệu số của người tiêu dùng và bắt đầu phân tích dữ liệu đó hiệu quả hơn.
- Nike cũng thường xuyên cập nhật các chiến lược thương mại điện tử như UX (Trải nghiệm người dùng) để tùy chỉnh, cải thiện và mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng. Các hoạt động ngoại tuyến của họ cũng tương ứng với các chiến lược tiếp thị trực tuyến của họ
Nike cam kết cung cấp cho người mua sắm trải nghiệm độc đáo khi họ ghé thăm các cửa hàng ngoại tuyến của mình. Sự chuyển đổi số của Nike diễn ra theo một số cách, nhưng quan trọng nhất là thương hiệu và trải nghiệm của khách hàng. Chuyển đổi số trong kinh doanh đã góp phần vào thành công của Nike nói riêng và các doanh nghiệp chuyển đổi số thành công khác nói chung trong những năm qua. Trong hai năm kể từ khi quá trình số hóa bắt đầu, giá cổ phiếu của Nike đã tăng từ 52 USD lên gần 88 USD.
1.9. Walmart – Công ty chuyển đổi số thành công trong ngành sản xuất và bán lẻ
Walmart chắc hẳn không còn xa lạ với mọi người. Đây là tập đoàn bán lẻ đa quốc gia nổi tiếng của Mỹ, vận hành chuỗi siêu thị, cửa hàng bách hóa và cửa hàng tạp hóa.
Trước khi chuyển đổi số, Walmart đã gặp một số khó khăn trong việc bùng phát dịch bệnh do thực phẩm. Phải mất một thời gian dài người ta mới truy ra gốc rễ của căn bệnh. Và công ty ứng dụng công nghệ blockchain để tìm ra nguyên nhân này không ai khác chính là Walmart.
Công ty đã tạo ra một hệ thống truy xuất nguồn gốc thực phẩm dựa trên Hyperledger Fabric. Walmart đã chạy hai dự án với đối tác công nghệ IBM để kiểm tra hệ thống. Một dự án là truy tìm nguồn gốc xoài được bán trong các cửa hàng Walmart ở Hoa Kỳ và dự án còn lại là truy xuất nguồn gốc thịt lợn được bán trong các cửa hàng Trung Quốc.
- Đối với thịt lợn Trung Quốc, hệ thống cho phép tải chứng chỉ xác thực lên blockchain, giúp người dùng tin tưởng hơn.
- Đối với xoài Mỹ, thời gian cần thiết để truy nguyên đã giảm từ 7 ngày xuống còn 2,2 giây.
Sau quá trình chuyển đổi kỹ thuật số này, Walmart hiện có thể theo dõi hơn 25 sản phẩm từ 5 nhà cung cấp khác nhau bằng hệ thống do Hyperledger Fabric cung cấp.
1.10. Công ty ngành thức ăn nhanh Domino’s Pizza
Domino’s Pizza là thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam được nhiều người lựa chọn. Để cải thiện cách thức hoạt động, Domino’s đã đầu tư vào hai cải tiến ưu tiên công nghệ số để giúp việc giao hàng diễn ra suôn sẻ hơn: giao hàng bằng xe tự lái và giao hàng bằng xe đạp điện. Đặc biệt:
- Domino’s hợp tác với Ford để ra mắt dịch vụ giao hàng tự lái (không người lái) vào năm 2019.
- Domino’s đã hợp tác với Rad Power Bikes vào năm 2019 để ra mắt dịch vụ giao hàng bằng xe đạp điện.
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào quy trình đặt hàng cũng là yếu tố quan trọng thúc đẩy doanh thu của công ty Domino cũng như các doanh nghiệp chuyển đổi số thành công khác. Những đổi mới này đã giúp doanh số bán hàng online chiếm hơn một nửa tổng doanh số bán lẻ toàn cầu vào năm 2019. Hầu hết các nhà hàng hiện cung cấp dịch vụ giao hàng tận nhà.
1.11. Doanh nghiệp chuyển đổi số thàng công ngành tài chính TPBank
Được thành lập vào năm 2008, TPBank hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tài chính. Trước những thay đổi của thế giới và sự khủng hoảng của dịch bệnh, TPBank quyết định thực hiện chiến lược chuyển đổi số mà ngân hàng theo đuổi bấy lâu nay. Hiện tại, ngân hàng sử dụng trí tuệ nhân tạo và các công nghệ hiện đại khác như: Machine Learning, Deep Learning hay Optical Character Recognition (OCR).
Ngân hàng cũng đã triển khai gần 300 robot ảo – ứng dụng công nghệ tự động hóa RPA của akaBot – trong các hoạt động nội bộ nhằm rút ngắn thời gian xử lý quy trình, tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng và giải phóng sức lao động cho khách hàng. Với những nỗ lực chuyển đổi số như các các doanh nghiệp chuyển đổi số thành công trên thị trường, TPBank đã ba năm liên tiếp đạt danh hiệu “Doanh nghiệp chuyển đổi số xuất sắc” do Hội Truyền thông số Việt Nam trao tặng.
1.12. Doanh nghiệp thương mại điện tử Sephora
Sephora là một nhà bán lẻ sản phẩm chăm sóc cá nhân và làm đẹp đa quốc gia của Pháp. Để tạo điều kiện phát triển kinh doanh, Sephora đã áp dụng chiến lược chuyển đổi số với ứng dụng nổi bật là trí tuệ nhân tạo tăng cường: tích hợp Modiface vào các sản phẩm của mình.
Modiface, một công ty công nghệ hình ảnh và phân tích khuôn mặt, đã hợp tác với Sephora trong gần một thập kỷ. Thông qua quan hệ đối tác, Modiface đang cho phép thực tế tăng cường để “dùng thử kỹ thuật số” các sản phẩm của Sephora, vì vậy người mua sắm có thể trải nghiệm các sản phẩm làm đẹp mà không cần phải đến cửa hàng.
Sephora tận dụng trí tuệ nhân tạo, sử dụng khả năng trực quan hóa của nó để cung cấp các đề xuất sản phẩm cho các thành viên. Công nghệ Color iQ độc đáo của Sephora có thể quét da của khách hàng, gán một số Color iQ duy nhất cho các loại mỹ phẩm khác nhau để đáp ứng nhu cầu của từng cá nhân và đưa ra các đề xuất được cá nhân hóa phù hợp. Nhờ vậy, doanh số bán hàng của Sephora đã có bước nhảy vọt chóng mặt.
2. Thực trạng chuyển đổi số hiện nay của doanh nghiệp Việt Nam
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã bắt đầu từ những năm 2000 và bùng nổ mạnh ở các nước phương Tây những năm 2010. Thế nhưng tại khu vực châu Á trong đó có Việt Nam, quá trình xây dựng giải pháp chuyển đổi số doanh nghiệp chỉ mới bắt đầu diễn ra cách đây vài năm. Tuy nhiên cũng chỉ có số ít các doanh nghiệp chuyển đổi số thành công và chủ yếu là các doanh nghiệp lớn. Những doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn còn đang loay hoay để đi đúng hướng trong kỷ nguyên 4.0.
Theo Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCA) hiện tại ở nước ta các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 97% tổng số doanh nghiệp. Những doanh nghiệp này có trình độ khoa học công nghệ còn khá thấp, có đến 80 – 90% máy móc sử dụng thuộc đời cũ, nhập khẩu từ những thập niên 1980 – 1990.
Theo báo cáo “Chỉ số phát triển kỹ thuật số của doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực Châu Á – Thái Bình Dương” của Cisco, đã chỉ ra các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam đang đối mặt với nhiều rào cản trong quá trình chuyển đổi kỹ thuật số. Một số điểm yếu của các doanh nghiệp đó là thiếu kỹ năng số và nhân lực, thiếu nền tảng công nghệ thông tin, thiếu tư duy kỹ thuật số hay các cách thức về văn hóa kỹ thuật số.
Dù còn có nhiều hạn chế trong quá trình chuyển đổi, báo cáo của Cisco cũng đưa ra những con số có tín hiệu khả quan. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang bước đầu đầu tư vào công nghệ đám mây (18%), an ninh mạng (12.7%), nâng cấp phần mềm, phần cứng để chuyển đổi số (10.7%).
3. Đơn vị tư vấn chiến lược chuyển đổi số hàng đầu Việt Nam
Đứng trước xu hướng chung của thế giới, việc thực hiện chuyển đổi số là yêu cầu tất yếu đối với mỗi doanh nghiệp nếu không muốn bị tụt hậu thậm chỉ là đào thải. Lựa chọn những đơn vị tư vấn chiến lược chuyển đổi số là một trong những giải hữu hiệu cho những tổ chức doanh nghiệp hiện nay, để quá trình chuyển đối số dễ dàng hơn.
Công ty chuyển đổi số CoDX hiện đang là đơn vị tư vấn chuyển đổi được lựa chọn nhiều nhất năm 2023. CoDX team là đơn vị giải pháp chuyển đổi số toàn diện hỗ trợ đắc lực cho các doanh nghiệp chuyển đổi số thành công. Với các nền tảng chuyển đổi số bao gồm:
- Mạng xã hội doanh nghiệp: giúp gắn kết con người và công việc trong một môi trường chuyên nghiệp. Với nhiều tính năng được xây dựng có tính đặc thù như mạng xã hội nội bộ, kho tài liệu, quản lí công việc, kho quy trình, trình ký số. Tạo môi trường làm việc linh hoạt gắn kết nhân viên, mang đến những giá trị tốt nhất.
- Quản trị nguồn nhân lực: Đây là tính năng giúp quản trị nguồn nhân lực kỷ nguyên số tiết kiệm 70% tài nguyên phân bố và kết nối nhiều thông tin chỉ qua một nền tảng duy nhất. Các thông tin về hồ sơ nhân viên, thông điệp nhân viên, bảng thành tích, đánh giá 360 độ… được sắp xếp logic, thông minh giúp dễ dàng hơn trong việc quản lí.
- Quản trị tài chính: Quản trị tài chính hiệu quả, giúp doanh nghiệp tối ưu và kiểm soát chi phí. Công cụ này sẽ cho doanh nghiệp một bức tranh toàn diện về chi phí, tích hợp hóa đơn, chứng từ, kết xuất hóa đơn một cách an toàn và nhanh chóng.
- Quản trị khách hàng: Quản trị và trải nghiệm khách hàng toàn diện với nhiều tính năng quản lý, sắp xếp, phân tích dữ liệu khách hàng.
- Quản trị sản xuất: Quản trị các quy trình sản xuất an toàn, đúng hạn, đúng chất lượng, giúp doanh nghiệp kiểm soát được các tiêu chuẩn, chỉ số sản xuất.
Trong cuộc đua chuyển đổi số thời kỳ 4.0, doanh nghiệp nào nhanh thích ứng và chuyển đổi tốt sẽ mang lại những kết quả mong đợi và ngược lại, nếu không có những giải pháp chuyển đổi kịp thời sẽ bị thụt lại phía sau. Trên đây là những thông tin về các doanh nghiệp chuyển đổi số thành công, nếu bạn có bất kỳ thông tin nào về quá trình chuyển đổi số cho doanh nghiệp còn băn khoăn đừng ngần ngại liên hệ ngay CoDX để được tư vấn kỹ hơn nhé.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Công ty TNHH Hợp Tác Chuyển đổi số CoDX
- Hotline: 1900 25 25 81 – Số điện thoại: 0968 61 23 50
- Email: [email protected]
- Website: https://www.codx.vn
- Trang Tin tức – Kiến thức Quản trị: https://businesswiki.codx.vn
- Địa chỉ văn phòng: Toà nhà QTSC R&D Labs 1, Lô 45 đường số 14, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
>> Xem thêm tin liên quan:
- Chiến lược chuyển đổi số doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs)
- Chuyển đổi số trong doanh nghiệp: Lợi ích, Chiến lược, Quy trình
- [TOP 5] Ứng dụng chuyển đổi số trong doanh nghiệp (NĂM 2023)
Bài viết liên quan: