Chuyển đổi số trong giáo dục: Thực trạng và giải pháp sáng kiến

Thực hiện chuyển đổi số trong giáo dục là 1 trong 6 lĩnh vực được chính phủ ưu tiên thực hiện tại Quyết định 749/QĐ-TTg. Vậy thực tế hiện nay thực trạng ngành giáo dục đang trong giai đoạn nào?, Vai trò, kế hoạch giải pháp sáng kiến hiệu quả ra sao? 

Cùng chuyển đổi số CoDX tìm hiểu chi tiết trong bài viết này.

Bạn đang đọc bài viết trên trang tin chuyển đổi số của CoDX – Nền tảng chuyển đổi số doanh nghiệp toàn diện

1. Chuyển đổi số trong giáo dục là gì?

Chuyển đổi số trong giáo dục là sự ứng dụng công nghệ vào các hoạt động giảng dạy và cách thức quản lý vận hành của một hệ thống giáo dục. Hướng đến đổi mới phương thức giảng dạy nâng cao chất lượng đào tạo, cùng với đó là tinh gọn bộ máy vận hành tối ưu chi phí.

Chuyển đổi số trong giáo dục
Chuyển đổi số trong giáo dục là sự ứng dụng công nghệ vào các hoạt động giảng dạy và cách thức quản lý vận hành của một hệ thống giáo dục

Ở giai đoạn hiện tại, có 3 hình thức được áp dụng chính:

  • Áp dụng công nghệ đổi mới phương pháp giảng dạy: hệ thống đào tạo E learning; đào tạo bằng công nghệ thực tế ảo, các lớp học thông minh, …
  • Áp dụng nền tảng công nghệ trong hoạt động quản lý: Phần mềm quản lý thư viện, vận hành quản trị hồ sơ, tài liệu văn bản công văn.
  • Áp dụng công nghệ nâng cao chất lượng lớp học: Bảng tương tác thông minh, hệ thống máy tính, công cụ giảng dạy.

2. Lợi ích – Vai trò chuyển đổi số ngành giáo dục

2.1 Hình thành môi trường học tập linh hoạt mọi lúc, mọi nơi

Hệ thống đào tạo trực tuyến Elearning mở ra hình thức dạy và học trên internet mọi lúc mọi nơi. Người học có thể dễ dàng tiếp thu kiến thức tại không gian mà họ cảm thấy thoải mái hơn là một trung tâm truyền thống như trước đây.

Việc đào tạo, dạy học trực tuyến cũng giúp người học ở vùng sâu, vùng xa có thể tiếp cận kiến thức mới nhanh hơn, nâng cao trí thức, tư duy hiện đại cho người dân thiểu số.

2.2 Nâng cao chất lượng giảng dạy, đào tạo

Việc áp dụng nhiều công nghệ hiện đại giúp chất lượng đào tạo được nâng cao:

  • Công nghệ thực tế ảo AR – VR tạo ra không gian ảo thực hành chân thực giúp người dễ dàng hình dung để áp dụng lý thuyết đã học lên mô hình ảo này. Nhờ đó, các lớp học thực hành thí nghiệm không còn khô khan như trước, tạo sự hứng thú, trải nghiệm tốt cho người học
  • Với sự ra đời của nhiều phần mềm giảng dạy giúp tạo ra các bài giảng thông minh giúp người học dễ dàng tiếp thu kiến thức, nhờ đó nâng cao được chất lượng giảng dạy, kết nối và tương tác tốt hơn giữa thầy trò với nhau

2.3 Tối ưu chi phí quản lý vận hành

Thực hiện chuyển đổi số trong giáo dục nói riêng hay chuyển đối số trong các lĩnh vực khác đều hướng đến một mục tiêu chung là giảm chi phí, tối ưu quy trình quản lý vận hành.

Các phần mềm quản trị như quản lý tài liệu, công việc, công văn, trình ký online hay quy trình số, … sẽ giúp các đơn vị giáo dục tổ chức tốt hoạt động vận hành tối ưu và tin gọn nhất.

Các hoạt động như đăng ký dạy, học, quản lý trang thiết bị, cơ sở vật chất, chấm công, hồ sơ nhân sự của cán bộ nhân viên sẽ được lưu trữ và quản lý thống nhất trên một hệ thống nền tảng giúp nâng cao hiệu suất, chất lượng công việc giảng dạy.

3. Thực trạng chuyển đổi số giáo dục hiện nay

3.1 Kết quả đã đạt được

Thực hiện Quyết định số 131/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GD&ĐT đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn, chỉ đạo cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số. 

Kết quả ứng dụng chuyển đổi số trong giáo dục của Bộ GD&ĐT nói riêng, ngành GD-ĐT nói chung đã đạt một số kết quả quan trọng:

  • Theo thống kê mới nhất, hiện đã có 63 cơ sở giáo dục – đào tạo và hơn 710 phòng giáo dục đào tạo triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu chung. 
  • Có 82 các trường học thuộc khối phổ thông sử dụng phần mềm để quản lý trường học. 
  • Chia sẻ hơn 5000 bài giảng điện tử cùng với 7000 luận văn; hơn 31.000 câu hỏi trắc nghiệm từ những người dạy chuyên môn. 
  • Gần 24 triệu hồ sơ học sinh, hơn 1,5 triệu hồ sơ giáo viên, nhân viên cán bộ quản lý (hồ sơ, trình độ chuyên môn, đánh giá theo chuẩn) của 53000 trường học cùng thông tin về cơ sở vật chất, nhà vệ sinh trường học được số hóa, gắn mã định danh.
  • Xác thực mã căn cước công dân, chia sẻ dữ liệu của hơn 1,5 triệu giáo viên (đạt 95%) và gần 21 triệu hồ sơ học sinh (đạt 92%).
  • Ứng dụng công nghệ trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ khâu đăng ký dự thi, xét nguyện vọng đến nộp phí xét tuyển, xác nhận nhập học đều được thực hiện theo hình thức trực tuyến.
  • hơn 7.000 bài giảng điện tử E-learning chất lượng, 2.000 bài giảng trên truyền hình được đóng góp vào kho học liệu số toàn ngành.
Chuyển đổi số trong giáo dục
Kết quả ứng dụng chuyển đổi số ngành giáo dục của ngành GD-ĐT

3.2 Khó khăn gặp phải

Bên cạnh những chuyển biến tích cực đó, mô hình chuyển đổi số ngành giáo dục vẫn còn nhiều khó khăn. Cụ thể:

  • Quá trình để tiếp cận về kiến thức trực tuyến ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn do cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế, trang thiết bị chưa đảm bảo gây ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý giáo dục. 
  • Chưa thể kiểm soát toàn diện về tài liệu số do nguồn nhân lực và tài chính còn nhiều hạn chế nên chưa thể đáp ứng được công việc này. 
  • Những quy định trong pháp lý chuyên về ngành chưa được hoàn thiện ảnh hưởng lớn đến quyền sở hữu trí tuệ cũng như an ninh thông tin. Những quy định về chất lượng, cách kiểm tra dạy và học chưa được rõ ràng, đồng nhất. 

4. Kế hoạch và giải pháp chuyển đổi số trong giáo dục

4.1 Kế hoạch chuyển đổi số trong ngành giáo dục tới năm 2030 của chính phủ

Các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực giáo dục đào tạo:

  • Quyết định số 117/QĐ-TTg Ngày 25/1/2017 phê duyệt đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy – học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016 – 2020, định hướng đến năm 2025”.
  • Quyết định số 749/QĐ-TTg Ngày 3/6/2020 phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.
  • Quyết định 131/QĐ-TTg Ngày 25/1/2022 phê duyệt Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022 – 2025, định hướng đến năm 2030”.
Giải pháp chuyển đổi số trong giáo dục
Các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực giáo dục đào tạo

Theo đó, Thủ tướng Chính Phủ xác định nhiều kế hoạch quan trọng (Theo chương trình chuyển đổi số quốc gia năm 2025 và các định hướng đến 2030), Cụ thể:

  • Phát triển nền tảng hỗ trợ cho việc dạy học từ xa. Đồng thời ứng dụng triệt để công nghệ số trong việc quản lý, giảng dạy và học tập. 
  • Mô hình chuyển đổi số trong giáo dục nhằm thực hiện số hóa toàn bộ tài liệu và giáo trình. Bên cạnh đó, xây dựng nền tảng chia sẻ tài nguyên giảng dạy và học tập ở cả hình thức trực tiếp và trực tuyến. 
  • Phát triển công nghệ trong ngành: Hướng đến đào tạo cá thể hóa, 100% cơ sở giáo dục triển khai công tác dạy và học từ xa. Trong đó, thử nghiệm chương trình đào tạo cho phép học sinh và sinh viên chỉ học trực tuyến 20% nội dung chương trình. 
  • Ứng dụng công nghệ số giao bài tập về nhà và kiểm tra bài của học sinh trước khi đến lớp. 

4.2 Giải pháp chuyển đổi số trong giáo dục

Để thực hiện quá trình chuyển đổi số ngày càng sâu rộng cần thực hiện các giải pháp sau:

  • Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc chuyển đổi số ngành giáo dục: Phổ cập kiến thức cho giáo viên, giảng viên, các cán bộ quản lý về vai trò và lợi ích quan trọng của chuyển đổi số. Thực hiện bồi dưỡng, đào tạo để nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng sử dụng công nghệ trong công tác quản lý, giảng dạy.
  • Hoàn thiện cơ sở dữ liệu, học liệu số trong giáo dục: Từng bước chuyển đổi tài liệu giấy sang dữ liệu số và triển khai đồng bộ hệ thống chia sẻ dữ liệu dùng chung. Xây dựng học liệu số (phục vụ dạy học, kiểm tra, đánh giá, nghiên cứu khoa học) và mở rộng kho dữ liệu số dùng chung cho toàn ngành giáo dục.
  • Xây dựng hạ tầng mạng, thiết bị công nghệ: Ứng dụng các công nghệ như AI, Big Data, blockchain, … vào cơ sở dữ liệu để thực hiện tra cứu thông tin, dự đoán, cung cấp dịch vụ trải nghiệm học tốt nhất.
  • Ứng dụng các phần mềm hỗ trợ quản lý, dạy học như phần mềm quản lý số hóa, quản lý tài liệu, công văn, quản lý quy trình công việc, quy trình phê duyệt – ký số trong hoạt động vận hành. Các phần mềm dạy học trực tuyến e learning, bài giảng online cho công tác giảng dạy.

Lạc Việt đồng hành cùng ngành giáo dục cung cấp các nền tảng về hạ tầng thông tin, phần mềm chuyển đổi số toàn diện.

Hy vọng những thông tin về chuyển đổi số trong giáo dục giúp bạn đọc nắm rõ nền tảng công nghệ ứng dụng, tầm quan trọng cũng như kế hoạch giải pháp định hướng được chính phủ đề ra.

THÔNG TIN LIÊN HỆ: