Chiến lược tăng trưởng tập trung là một trong những chiến lược quan trọng mà các doanh nghiệp cần phải có. Đây là chiến lược mang tính định hướng và là căn cứ để xây dựng mục tiêu phát triển doanh nghiệp lâu dài và bền vững. Vậy, các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) nên áp dụng như thế nào hiệu quả? Cùng CoDX giải đáp chi tiết băn khoăn trên trong bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc bài viết trên trang Bản tin doanh nghiệp của CoDX – Nền tảng chuyển đổi số doanh nghiệp toàn diện |
Cùng chủ đề:
- Tìm hiểu về chiến lược thị trường mục tiêu
1. Chiến lược tăng trưởng tập trung là gì?
Muốn áp dụng chiến lược tăng trưởng tập trung hiệu quả, doanh nghiệp cần hiểu rõ về khái niệm cũng như nội dung của chiến lược.
1.1 Khái niệm
Chiến lược tăng trưởng tập trung được hiểu là chiến lược tăng trưởng quan trọng bằng cách phát huy các nguồn lực nội bộ của doanh nghiệp để tăng doanh số cũng như lợi nhuận.
Bất kể là doanh nghiệp nào cũng cần có chiến lược tăng trưởng phù hợp. Nhất là trong bối cảnh hội nhập và thị trường có nhiều biến động như hiện nay.
1.2 Nội dung chiến lược tăng trưởng tập trung
Theo đó, chiến lược tập trung sẽ ba gồm ba nội dung chủ yếu sau:
a/ Chiến lược thâm nhập thị trường
Chiến lược thâm nhập thị trường được hiểu là chiến lược nhằm mục đích gia tăng thị phần cho các sản phẩm dịch vụ hiện tại của doanh nghiệp thông qua những nỗ lực Marketing. Cũng có thể gọi là chiến lược Marketing tập trung. Chiến lược tập trung này sẽ bao gồm việc gia tăng số lượng nhân viên bán hàng, tăng phí quảng cáo cũng như tăng cường hoạt động tiếp xúc bán hàng, gia tăng nỗ lực quan hệ công chúng.
Ví dụ về chiến lược tăng trưởng tập trung này sẽ rất hiệu quả trong một số trường hợp như thị trường chưa bão hòa hay tỉ lệ sử dụng sản phẩm của khách hàng gia tăng một cách đáng kể. Bên cạnh đó, doanh số bán hàng và chi phí marketing trong quá khứ gia tăng một cách quy mô cũng đem lại cho doanh nghiệp nhiều lợi thế cạnh tranh cơ bản.
b/ Chiến lược phát triển thị trường
Hiểu một cách đơn giản, chiến lược tập trung phát triển thị trường là chiến lược nhằm đưa ra các sản phẩm hay dịch vụ hiện tại tiêu thụ ở những vùng, khu vực địa lý mới. Chiến lược này hướng đến việc cung ứng những sản phẩm, dịch vụ hiện tại của doanh nghiệp đối với khách hàng mới. Các hoạt động khai thác những nhóm khách hàng mới tại các khu vực này cũng được xem là chiến lược phát triển hiệu quả.
Đối với chiến lược Marketing tập trung này, doanh nghiệp cần phải thiết lập được một kênh phân phối mới cho sản phẩm hàng hóa cũng như dịch vụ hiện tại. Chiến lược này sẽ phù hợp với những doanh nghiệp có các điều kiện sau:
- Doanh nghiệp có thể thiết lập một kênh phân phối mới hiệu quả, ổn định.
- Một doanh nghiệp đang kinh doanh hiệu quả trong lĩnh vực này.
- Khi tồn tại một thị trường chưa được khai thác hay chưa bão hòa
- Khi doanh nghiệp có nguồn lực cấp thiết như vốn, nhân lực để triển khai và quản lý hoạt động kinh doanh tại thị trường mới.
c/ Chiến lược phát triển sản phẩm
Chiến lược phát triển sản phẩm là chiến lược nhằm gia tăng hàng hóa tiêu thụ bằng cách thay đổi, cải tiến những sản phẩm dịch vụ hiện có. Chiến lược này đòi hỏi các doanh nghiệp phải có một nguồn ngân sách lớn để nghiên cứu, phát triển cũng như có hoạt động marketing hiệu quả để đưa sản phẩm đến tay khách hàng.
Chiến lược tập trung phát triển sản phẩm này đặc biệt hiện hữu trong những trường hợp như sản phẩm thành công của doanh nghiệp đã bắt đầu đi vào giai đoạn bão hòa.
Ví dụ về chiến lược tăng trưởng tập này nhằm thu hút những khách hàng đã thỏa mãn đối với những sản phẩm hay chất lượng dịch vụ hiện của doanh nghiệp. Từ đó, họ có nhu cầu tiếp tục sử dụng những sản phẩm hay dịch vụ mới.
Hay khi các hoạt động kinh doanh và cạnh tranh của doanh nghiệp có tốc độ đổi mới và phát triển công nghệ cao trong khi đối thủ cạnh tranh có thể đưa ra sản phẩm chất lượng với mức giá tốt hơn.
2. Doanh nghiệp SME áp dụng như thế nào hiệu quả?
Chiến lược phát triển tập trung góp phần vào việc phát triển lâu dài của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp SME. Tuy nhiên, chiến lược này thực sự hiệu quả khi SME biết cách áp dụng tốt nhất.
2.1 Ứng dụng công nghệ để thâm nhập thị trường tốt hơn
Hiện nay, toàn bộ thị trường như một miếng bánh lớn. Mỗi thương hiệu sẽ nắm giữ một thị phần khác nhau, nhưng không hề đồng đều. Những thương hiệu lớn, lâu đời thường sẽ chiếm vị trí lớn. Do đó, sẽ gây khó khăn đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Để thâm nhập thị trường đó tốt hơn. SMEs cần ứng dụng công nghệ để giới thiệu sản phẩm, dịch vụ đến với khách hàng. Doanh nghiệp có thể sử dụng những hình thức quảng cáo hiện đại trên nền tảng số để tăng sự hiện diện của thương hiệu trên các kênh như Facebook,Youtube hay Google…
Thông qua nền tảng công nghệ số, doanh nghiệp có thể lôi kéo khách hàng bằng cách làm các công tác, chiến lược Marketing tập trung về sản phẩm. Chẳng hạn như giá thành, khuyến mãi, tăng trưởng kênh tiêu thụ và chú trọng vào chính sách hậu bán hàng.
2.2 Tập trung phát triển vào thị trường các ngành ít cạnh tranh
Như đã đề cập ban đầu, thị trường hiện nay như miếng bánh lớn và những doanh nghiệp lớn chiếm ưu thế hơn hẳn. Chính vì vậy, chiến lược tập trung giúp tăng trưởng hiệu quả của doanh nghiệp SME là phát triển vào những thị trường ngách ít cạnh tranh.
Khi bước vào thị trường mới, doanh nghiệp vừa và nhỏ cần cân nhắc những điều kiện về cơ hội, điểm mạnh và điểm yếu so với các đối thủ cạnh tranh. Từ đó, doanh nghiệp cần có những nỗ lực hơn nữa trong công tác tìm kiếm và mở rộng khách hàng.
Bên cạnh đó, để đạt tăng trưởng tập trung như kỳ vọng, doanh nghiệp cần thiết lập được kênh phân phối mới cho sản phẩm, hàng hóa dịch vụ tại trường này. Các doanh nghiệp SME cần đặc biệt chú trọng đến chi phí và các bước thực hiện đầu tư. Hiểu về năng lực của doanh nghiệp cũng chính là bước quan trọng để doanh nghiệp tiếp cận và phát triển tốt nhất tại những thị trường này.
2.3 Chuyển đổi số để nâng cao trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ khách hàng
Như vậy, chiến lược tăng trưởng tập trung hiệu quả đối với những doanh nghiệp SMEs là ứng dụng chuyển đổi số để nâng cao trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ khách hàng. Đây là quá trình mà các công ty tiến hành thay đổi mô hình kinh doanh để phù hợp với thực tế thị trường, trong đó lấy khách hàng làm trọng tâm.
Theo một cuộc khảo sát gần đây của HBR, có khoảng 40% người được hỏi khẳng định trải nghiệm khách hàng là ưu tiên hàng đầu khi họ tiến hành chuyển đổi số. Bởi lẽ, mọi trải nghiệm của khách hàng đều ảnh hưởng đến nhận thức của họ về thương hiệu của doanh nghiệp đó.
Cũng theo cuộc khảo sát đó, 72% người được hỏi thừa nhận rằng họ vô cùng hào hứng với quá trình chuyển đổi số. Bởi lẽ, nó tạo ra những cơ hội mới, cho phép doanh nghiệp cải tiến quy trình làm việc tối ưu từ đó gây dựng mối quan hệ tốt hơn với khách hàng.
Hiện nay, CoDX là nền tảng chuyển đổi số doanh nghiệp được hơn 5000 doanh nghiệp kết nối, chia sẻ và trải nghiệm. Nền tảng này cung cấp mô hình văn phòng điện tử giúp quản trị toàn diện, an toàn, đúng hạn các trải nghiệm của khách hàng. Nhờ có nền tảng chuyển đổi số này mà các doanh nghiệp SME có thể thực hiện phát triển kinh doanh thông qua việc tư duy lại định hướng, đánh giá chuỗi giá trị sản phẩm và kết nối lại khách hàng.
Thực tế, nền tảng chuyển đổi số nói trên cũng hỗ trợ cách vận hành doanh nghiệp SME trong việc quản lý hồ sơ khách hàng một cách hiệu quả. Đồng thời, giúp phân loại khách hàng theo các phân khúc một cách tự động. Những hồ sơ giúp cung cấp loại trải nghiệm cá nhân hóa, mang đến cho khách hàng niêm vui và sự trung thành.
Trên đây là những thông tin mới nhất về chiến lược tăng trưởng tập trung. Hy vọng rằng đây là những kiến thức hữu ích mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể áp dụng nhằm đạt được tốc độ tăng trưởng cao nhất.
Giải pháp liên quan:
|
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Công ty TNHH Hợp Tác chuyển đổi số CoDX
- Hotline: 1900 25 25 81 – Số điện thoại: 0968 61 23 50
- Email: [email protected] | Website: https://www.codx.vn
- Trang Tin tức – Kiến thức Quản trị: https://businesswiki.codx.vn
- Địa chỉ văn phòng: Toà nhà QTSC R&D Labs 1, Lô 45 đường số 14, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh