Hoạch định chiến lược là công việc quan trọng và cần thiết cho mọi doanh nghiệp. Chiến lược được hoạch định hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp tận dụng cơ hội và ứng phó các thách thức trong thị trường. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết hoạch định chiến lược một cách khoa học, thực tế. Do đó, trong bài viết này, CoDX sẽ giới thiệu cho bạn các kiến thức cùng 6 bước hoạch định chuẩn nhất cho doanh nghiệp.
Bạn đang đọc bài viết trên trang quản trị doanh nghiệp của CoDX – Nền tảng chuyển đổi số doanh nghiệp toàn diện |
Cùng chủ đề:
- 5 Bước hoạch định chiến lược kinh doanh kèm GIẢI PHÁP
- 7 Bước hoạch định chiến lược PR HIỆU QUẢ
- 5 Bước hoạch định chiến lược Marketing HIỆU QUẢ – THÀNH CÔNG
1. Hoạch định chiến lược là gì?
Hoạch định chiến lược (hay Strategic Planning) là quá trình xây dựng kế hoạch nhằm xác định mục tiêu, tầm nhìn và sứ mệnh của doanh nghiệp trong tương lai.
Sau khi xác định các nội dung cốt lõi ấy, ban lãnh đạo tiếp tục đề ra các chiến lược cụ thể, hướng toàn bộ các bộ phận trong doanh nghiệp hoàn thành những mục tiêu ngắn hạn hoặc dài hạn chung.
Hoạt động hoạch định chiến lược có mục đích then chốt là đề ra phương hướng phát triển của doanh nghiệp trong khoảng thời gian dài hạn. Vì vậy, chiến lược thường được xây dựng và tổ chức trong khoảng thời gian dài hơn các kế hoạch tác nghiệp hay thực hiện dự án cụ thể khác.
Vai trò chính của hoạt động này có thể kể đến gồm:
- Xác định phương hướng, sứ mệnh, tầm nhìn của doanh nghiệp trong tương lai
- Xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của doanh nghiệp
- Xác định các yếu tố nội lực và ngoại lực tác động đến sự phát triển của doanh nghiệp
- Xác định tổng thể các chiến lược như chiến lược kinh doanh, truyền thông marketing,… doanh nghiệp cần thực hiện
2. Quy trình 6 bước hoạch định chiến lược chuẩn cho doanh nghiệp
Thực hiện quy trình hoạch định chiến lược dưới đây là sẽ giúp doanh nghiệp đề ra được các nội dung cốt lõi, và là nền tảng vững chắc tiến tới các chiến lược với hiệu quả tốt nhất.
Các bước hoạch định chiến lược cụ thể:
Bước 1: Xác định phương hướng, sứ mệnh và tầm nhìn của doanh nghiệp
Bước đầu tiên trong quy trình hoạch định chiến lược là xác định phương hướng, sứ mệnh và tầm nhìn của doanh nghiệp. Việc làm rõ các giá trị cơ bản này là cơ sở giúp chiến lược trở nên phù hợp với mong muốn và thực tế của doanh nghiệp.
Đặc biệt, sứ mệnh và tầm nhìn có vai trò quan trọng, định hướng quản lý và nhân viên trong các kế hoạch và hoạt động sau này.
Để thực hiện được bước này, doanh nghiệp cần trả lời các câu hỏi sau:
- Doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm, dịch vụ gì? Sản phẩm đó có điểm gì đặc biệt?
- Phương hướng phát triển trong tương lai của doanh nghiệp nhắm đến thị trường và lĩnh vực nào?
- Giá trị và hình ảnh doanh nghiệp muốn đem đến khách hàng, đối tác hay cộng đồng là gì?
Bước 2: Nghiên cứu thị trường
Không chỉ nắm rõ về các giá trị cơ bản của doanh nghiệp, một chiến lược tốt cần hiện rõ sự thấu hiểu về thị trường hiện tại hoặc đang nhắm tới của doanh nghiệp. Nghiên cứu thị trường có các nội dung sau:
- Độ lớn của thị trường
- Tốc độ tăng trưởng của thị trường hiện tại và dự báo trong tương lai
- Xu hướng phát triển của thị trường
- Định vị của doanh nghiệp trên thị trường
- Đối thủ cạnh tranh trực tiếp và gián tiếp của doanh nghiệp
Bước 3: Xác định mục đích, mục tiêu và nhiệm vụ
Chiến lược hay bất kỳ kế hoạch và hoạt động nào cũng cần được xác định rõ ràng mục đích, mục tiêu và nhiệm vụ. Các mục đích, mục tiêu và nhiệm vụ trong quy trình hoạch định chiến lược là những nội dung mang tính chất dài hạn. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn phải làm rõ chi tiết, nhất là đối với mục tiêu và nhiệm vụ.
Một điểm cần lưu ý là các mục tiêu phải thiết thực và có thể đo lường được. Song song với việc xác định mục đích, mục tiêu và nhiệm vụ, bộ phận quản lý nên điều chỉnh các chính sách đi kèm hợp lý để chiến lược đạt hiệu quả khi đi vào thực hiện.
>>> Áp dụng ngay cách đặt mục tiêu SMART hiệu quả – thành công
Bước 4: Xác định các chiến lược phù hợp
Hoạch định chiến lược với từng mục đích sẽ có các chiến lược phù hợp khác nhau. Thông thường, doanh nghiệp cần xác định và lựa chọn các chiến lược thuộc hai cấp độ:
- Thứ nhất là chiến lược kinh doanh. Chiến lược kinh doanh được sử dụng khi doanh nghiệp đang xây dựng kế hoạch kinh doanh, bán hàng cho một sản phẩm trên một thị trường cụ thể.
- Thứ hai là chiến lược công ty. Chiến lược này mang tầm vĩ mô hơn, với các doanh nghiệp có công ty mẹ đứng đầu. Lúc này, công ty mẹ là bên đưa ra quyết định cho sản phẩm và thị trường gia nhập, thống nhất mua lại hay hợp nhất với các đối thủ cạnh tranh.
Bước 5: Phân bổ ngân sách và nhân sự theo chiến lược
Tổ chức quy trình hoạch định nguồn nhân lực và ngân sách phù hợp là điều vô cùng quan trọng. Doanh nghiệp cần tiến hành triển khai phân bổ ngân sách, nguồn lực phù hợp với tính chất để quản trị mục tiêu của chiến lược đã hoạch định.
Về ngân sách, doanh nghiệp nên thống nhất phân bổ ngân sách theo thứ tự ưu tiên và tính chi phí phát sinh. Về nhân sự, ngoài việc tổ chức, phân nhiệm vụ gắn với từng phòng ban, doanh nghiệp nên phân chia lại quyền hạn và trách nhiệm của cấp quản lý. Điều này sẽ hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực từ những thay đổi trong nhân sự.
Bước 6: Thực hiện giám sát và đánh giá chiến lược
Trong quy trình hoạch định chiến lược và triển khai các hoạt động, doanh nghiệp sẽ không thể tránh khỏi các trường hợp phát sinh cần sự điều chỉnh. Vì vậy, doanh nghiệp, nhất là cấp bậc quản lý, phải thực hiện giám sát và đánh giá chiến lược thường xuyên.
Cụ thể, doanh nghiệp có thể theo dõi chiến lược hoạch định thông qua mối quan hệ với môi trường bên ngoài và bên trong, từ đó rút ra những điểm mạnh, điểm yếu của sản phẩm, dịch vụ ở thời điểm hiện tại.
Đồng thời, các dự báo về cơ hội và các mối đe dọa cũng cần được phân tích liên tục. Khi có vấn đề phát sinh, các công tác phát hiện, xử lý phải được diễn ra nhanh chóng.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp nên đo lường hiệu quả của các hoạt động trong chiến lược, so sánh giữa các thông số thực tế với thông số đề ra trước đó, để xác định nên chú trọng hay thay đổi điều gì trong các bước hoạch định chiến lược.
3. 5 Nội dung hoạch định chiến lược trong kinh doanh
Trong tổng thể chiến lược được hoạch định, doanh nghiệp cần xây dựng chi tiết các nội dung nhỏ khác như chiến lược Marketing, PR, kinh doanh, bán hàng và nhân sự. Dưới đây là 5 nội dung cụ thể của hoạch định chiến lược trong kinh doanh mà doanh nghiệp có thể lựa chọn tham khảo.
5 Hoạt động hoạch định quan trọng trong doanh nghiệp:
3.1 Hoạch định chiến lược Marketing
Hoạch định chiến lược Marketing là quá trình xác định và xây dựng kế hoạch để đạt được các mục tiêu trong chiến lược tổng thể, qua việc tiếp cận khách hàng mục tiêu trên các kênh marketing truyền thông. Chiến lược marketing cần có các phần sau:
- Phân tích thị trường, đối thủ cạnh tranh: Doanh nghiệp phân tích về thị trường và đối thủ cạnh tranh
- Thiết lập mục tiêu: Mục tiêu đặt ra trong hoạch định marketing cần cụ thể, thiết thực và đo lường được. Đó có thể là mục tiêu tăng trưởng doanh số, tăng thị phần…
- Xác định kênh truyền thông: Các kênh truyền thông trong chiến lược marketing nên là sự kết hợp giữa các kênh trực tiếp và trực tuyến như mạng xã hội, PR, email marketing, sự kiện,…
- Thực hiện và đánh giá: Trong quá trình thực hiện, các hoạt động đánh giá cần được thực hiện thường xuyên, nhằm hạn chế rủi ro và điều chỉnh hoạt động cho phù hợp.
>>> Xem ngay: 4 Bước quản trị rủi ro doanh nghiệp thành công
3.2 Hoạch định chiến lược PR
Hoạch định chiến lược PR giúp doanh nghiệp tạo dựng và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng và cộng đồng. Hình ảnh và niềm tin của công chúng dành cho doanh nghiệp phụ thuộc lớn vào các hoạt động trong chiến lược PR, bao gồm:
- Xây dựng và bảo vệ danh tiếng: Các hoạt động nhằm gây dựng và bảo vệ danh tiếng, phù hợp với hình ảnh truyền thông doanh nghiệp
- Quản trị khủng hoảng truyền thông: Dự báo và xử lý các tình huống ảnh hưởng tiêu cực đến doanh nghiệp
- Đối tác truyền thông: Hợp tác, liên kết với các kênh truyền thông: báo chí, truyền hình để đăng tải các bài viết, hình ảnh tốt đẹp về doanh nghiệp
3.3 Hoạch định chiến lược kinh doanh
Để đạt được các mục tiêu kinh doanh, doanh nghiệp cần thực hiện các công việc sau:
- Nghiên cứu thị trường: Nghiên cứu làm rõ thị trường, đối thủ cạnh tranh và khách hàng mục tiêu
- Xác định mục tiêu: Xác định các mục tiêu kinh doanh cụ thể, thiết thực và đo lường được
- Xác định chiến lược: Lựa chọn đối tượng khách hàng, phân khúc thị trường và các giá trị sản phẩm đem lại để tập trung cạnh tranh
- Lựa chọn kênh phân phối: Thống nhất các kênh phân phối, bán lẻ và truyền thông phù hợp với khách hàng mục tiêu để gia tăng hiệu quả
- Thực hiện và đánh giá: Thực hiện và đánh giá liên tục các hoạt động để điều chỉnh nếu cần thiết
3.4 Hoạch định chiến lược bán hàng
Tiếp theo, hoạch định chiến lược bán hàng cũng là quá trình quan trọng với các hoạt động nhằm tăng doanh số bán hàng và đạt mục tiêu kinh doanh, bao gồm:
- Phân tích thị trường
- Xác định mục tiêu
- Xác định khách hàng mục tiêu
- Lựa chọn kênh phân phối và bán hàng
- Thực hiện và đánh giá
3.5 Hoạch định chiến lược nhân sự
Nhân sự là yếu tố thiết yếu trong hoạch định chiến lược. Các nội dung trong hoạch định nhân sự giúp doanh nghiệp thiết lập đội ngũ nhân sự bài bản, sẵn sàng thực hiện các kế hoạch trong chiến lược:
- Phân tích nhu cầu: Đánh giá năng lực và dự báo nhu cầu của nhân sự trong tương lai
- Tuyển dụng, đào tạo nhân sự: Xác định tuyển dụng nhân sự nếu cần thiết và xây dựng các chương trình đào tạo phục vụ cho việc thực hiện chiến lược
- Xây dựng tiêu chí đánh giá: Thiết lập các tiêu chí đánh giá hiệu quả, hiệu suất của nhân viên
- Quản lý hiệu suất: Thường xuyên quản lý và đánh giá hiệu quả, hiệu suất làm việc của nhân viên, từ đó điều chỉnh các hoạt động phù hợp cho nhân sự
Với 6 bước thực hiện và 5 nội dung chi tiết nhất nêu trên, CoDX hy vọng bài viết đã đem lại cho bạn thông tin bổ ích về hoạch định chiến lược. Đừng quên lưu lại để xây dựng các chiến lược cụ thể cho doanh nghiệp trong tương lai nhé!
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Công ty TNHH Hợp Tác Chuyển đổi số CoDX
- Hotline: 1900 25 25 81 – Số điện thoại: 0968 61 23 50
- Email: [email protected] | Website: https://www.codx.vn
- Trang Tin tức – Kiến thức Quản trị: https://businesswiki.codx.vn
- Địa chỉ văn phòng: Toà nhà QTSC R&D Labs 1, Lô 45 đường số 14, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
>> Kiến thức nên biết:
- Phân tích mô hình smart với 5 tiêu chí và ví dụ áp dụng
- Ví dụ về OKR và cách xây dựng lộ trình áp dụng cho doanh nghiệp
- 5 Phần mềm quản lý OKRs quản trị mục tiêu chiến lược