5 Bước hoạch định chiến lược Marketing HIỆU QUẢ – THÀNH CÔNG

Hoạch định chiến lược Marketing là hoạt động mà phòng Marketing cần thực hiện trước khi tiến hành xây dựng các kế hoạch, thực hiện dự án cụ thể. Tuy nhiên, để hoạch định chiến lược đúng, phù hợp, các cấp lãnh đạo quản lý trong công ty cần nắm vững 5 bước trong xây dựng chiến lược Marketing. 

Bạn đang đọc bài viết trên trang tin quản trị của CoDX – Nền tảng chuyển đổi số doanh nghiệp toàn diện

Cùng tìm hiểu 5 bước ấy trong bài viết dưới đây của CoDX. 

Cùng chủ đề:

1. Hoạch định chiến lược Marketing là gì?

Hoạch định chiến lược có thể được hiểu là công việc đưa ra mục tiêu và vạch ra hoạt động, phân bổ nguồn lực để thực hiện mục tiêu ấy. Đây là công việc quan trọng của bất kỳ lãnh đạo, quản lý cấp cao của các doanh nghiệp. 

Do đó, hoạch định chiến lược Marketing hay là Planning Marketing Strategies là việc doanh nghiệp thực hiện xây dựng chiến lược Marketing bao gồm các công việc cần thiết để tiếp cận được khách hàng và thị trường mục tiêu, nhằm quảng bá sản phẩm, thương hiệu. 

Hoạch định chiến lược Marketing
Hoạch định chiến lược Marketing là việc lên kế hoạch các công việc liên quan đến Marketing

2. 5 Bước trong hoạch định chiến lược Marketing doanh nghiệp

Để hoạch định chiến lược Marketing thành công và hiệu quả, doanh nghiệp nên tham khảo 5 bước thực hiện sau: 

5 bước hoạch định chiến lược Marketing cho doanh nghiệp
5 bước hoạch định chiến lược Marketing cho doanh nghiệp

Bước 1: Xây dựng mục tiêu Marketing

Xây dựng mục tiêu là bước đầu tiên vô cùng quan trọng trong bất cứ chiến dịch nào của doanh nghiệp. 

Doanh nghiệp cần nắm được cụ thể mục tiêu Marketing cần đạt được là gì. Điều này sẽ giúp việc xây dựng kế hoạch, hoạt động Marketing sau này thuận lợi, đảm bảo đạt được mục tiêu đã đề ra. Ngoài ra, xác định mục tiêu trước là cơ sở để phân bổ nhân lực và cho nhân sự Marketing nắm bắt được cần làm gì. 

Việc xác định mục tiêu Marketing cần dựa trên mục tiêu kinh doanh, phương hướng hoạt động chung của công ty. Thậm chí, doanh nghiệp cần xây dựng mục tiêu theo hình ảnh của công ty đang hướng đến. Điều này sẽ tạo nên sự thống nhất giữa công việc Marketing và các hoạt động khác của doanh nghiệp. 

Bước 2: Phân tích đánh giá

Bước 2 trong hoạch định chiến lược Marketing là phân tích đánh giá. Ở đây, doanh nghiệp cần thực hiện các phân tích đánh giá các vấn đề sau: 

  • Phân tích doanh nghiệp (SWOT): Doanh nghiệp cần phân tích rõ về điểm yếu, điểm mạnh, cơ hội và thách thức của mình trong thời điểm đưa ra chiến lược. Mô hình SWOT là lựa chọn tối ưu. Doanh nghiệp nên tiến hành xác định S – Điểm mạnh và W – Điểm yếu trước khi nhận biết O – Cơ hội và T – Thách thức. Nếu doanh nghiệp hướng đến việc tìm ra rủi ro và biện pháp, mô hình có thể đảo lại là TWOS. 
  • Phân tích vĩ mô: Vĩ mô là một trong những yếu tố thuộc môi trường bên ngoài cần phân tích. Doanh nghiệp nên chú ý tìm hiểu các khía cạnh về kinh tế, xã hội, chính trị, luật pháp, kỹ thuật và cả môi trường tự nhiên. 
  • Phân tích ngành: Môi trường ngành là yếu tố quan trọng cần phân tích đánh giá. Doanh nghiệp cần nắm được bản chất, cường độ tác động của ngành hàng kinh doanh trong tương lai. Để phân tích ngành đúng, doanh nghiệp nên thực hiện các nghiên cứu về thị trường, tình hình cạnh tranh, hệ thống phân phối, khả năng cung ứng và khách hàng mục tiêu của ngành. 
hoạch định chiến lược Marketing
Doanh nghiệp cần phân tích đánh giá 3 yếu tố trước khi xây dựng chiến lược

Bước 3: Xây dựng chiến lược Marketing

Tiếp theo, doanh nghiệp tiến hành xây dựng chiến lược Marketing. Từ những phân tích về doanh nghiệp và môi trường bên ngoài, quản lý cùng các nhân sự có thể bắt đầu hoạch định chiến lược Marketing với những đề xuất hoạt động Marketing đem lại giá trị đến doanh nghiệp, khách hàng. 

Doanh nghiệp cần cân nhắc đến việc phân phối các kênh Marketing, lộ trình đưa sản phẩm ra thị trường, duy trì các sản phẩm hiện có,… Những nội dung này đều đóng vai trò quan trọng trong việc hoạch định chiến lược, giúp doanh nghiệp tối ưu lợi nhuận và đảm bảo tính cạnh tranh của sản phẩm. 

Bước 4: Phân bổ nguồn lực

Doanh nghiệp cần phân bổ nguồn lực hợp lý khi hoạch định chiến lược. Quản lý hay nhân sự lên kế hoạch hoạch định cần nắm rõ các thông tin về nguồn lực như ngân sách, nhân sự, công cụ hỗ trợ, vốn đầu tư,… 

Từ đó, các nguồn lực phải được chia nhỏ cho từng hoạt động, dự án cụ thể trong kế hoạch Marketing đã đề ra. 

Bước 5: Đánh giá hiệu quả và điều chỉnh

Sau cùng, doanh nghiệp phải đánh giá lại hiệu quả của chiến lược và thực hiện điều chỉnh nếu cần thiết. Bước này đảm bảo chiến lược đã thống nhất hoạt động hiệu quả theo mục tiêu. 

Nếu các hoạt động không đạt hiệu quả, doanh nghiệp phải kịp thời điều chỉnh, đề ra các giải pháp thay thế sớm nhất. 

3. Một số lưu ý quan trọng khi hoạch định

Khi hoạch định chiến lược Marketing, doanh nghiệp cần chú ý một số nội dung sau: 

  • Cần kết hợp với các bộ phận khác: Bên cạnh sự tham gia chủ chốt của phòng Marketing, việc hoạch định chiến lược nên kết hợp với các bộ phận khác liên quan. Đó có thể là phòng Tài chính cung cấp số liệu về lợi nhuận, phòng Chăm sóc khách hàng với các phân tích về nhu cầu, mong muốn của khách hàng,… 
  • Phòng ngừa rủi ro bằng một chiến lược phát sinh: Doanh nghiệp nên có chiến lược phát sinh khi hoạch định chiến lược về Marketing. Chiến lược phát sinh là loại chiến lược được sử dụng trong khoảng thời gian nhất định. Chiến lược này sẽ được sử dụng trong khoảng thời gian doanh nghiệp gặp khủng hoảng hoặc các hoạt động tiếp thị gặp vấn đề. Việc đề ra chiến lược phát sinh giúp doanh nghiệp phòng ngừa rủi ro, đảm bảo các ý tưởng sáng tạo cần thiết trong khoảng thời gian khó khăn. 
Lưu ý quan trọng khi hoạch định marketing
Doanh nghiệp nên có các chiến lược phát sinh nhằm đề phòng rủi ro

4. Tại sao cần hoạch định chiến lược Marketing?

Dù đang kinh doanh ở lĩnh vực nào, Marketing luôn có vai trò quan trọng trong việc duy trì doanh thu, hình ảnh của doanh nghiệp. Cụ thể các lợi ích khi doanh nghiệp có chiến lược hoạch định: 

  • Giúp doanh nghiệp cập nhật kịp thời xu thế của thị trường
  • Nhanh chóng có những giải pháp trong trường hợp xảy ra rủi ro khi kinh doanh
  • Đảm bảo định hướng và mục tiêu lâu dài cho doanh nghiệp phát triển trong tương lai 
  • Là cơ sở để lãnh đạo doanh nghiệp có thể đánh giá việc quản lý, thực hiện công việc của nhân sự

5. CoDX OKRs – Thiết lập mục tiêu hoạch định Marketing hiệu quả

Việc hoạch định chiến lược Marketing giờ đây có thể trở nên dễ dàng hơn với các phần mềm công nghệ. Một trong những phần mềm chuyên dụng để thiết lập, quản lý mục tiêu phục vụ cho công việc hoạch định chiến lược doanh nghiệp là CoDX OKRs. 

Một số ưu điểm, tính năng nổi bật của phần mềm OKR giúp cho việc hoạch định của doanh nghiệp thêm nhanh chóng, hiệu quả: 

  • Thiết lập và quản trị mục tiêu đúng theo quy chuẩn, phù hợp với từng đối tượng: CoDX OKRs cho phép doanh nghiệp xây dựng các mục tiêu nhanh chóng, đa dạng với nhiều mô hình khác nhau. Điều này đảm bảo tính hiệu quả của bước đầu tiên trong hoạch định chiến lược. 
  • Phân rã mục tiêu chi tiết: Phần mềm giúp phân rã các mục tiêu đối với từng đối tượng cụ thể, để nhân viên hay quản lý biết công việc, kết quả cần đạt là gì. 
  • Báo cáo công việc trực quan: CoDX OKRs có thể cảnh báo khi công việc chưa được duyệt và cung cấp các bản báo cáo tiến độ trực quan, giúp doanh nghiệp đánh giá hiệu quả công việc nhanh hơn. 

Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về việc hoạch định chiến lược Marketing cho doanh nghiệp. CoDX hy vọng rằng qua bài viết này, doanh nghiệp đã nắm được 5 bước hoạch định chiến lược cơ bản và các lưu ý trong quá trình xây dựng chiến lược. 

THÔNG TIN LIÊN HỆ: