Bản kế hoạch kinh doanh mẫu KINH ĐIỂN giúp bạn thành công

Một dự án kinh doanh thành công không thể thiếu bản kế hoạch rõ ràng và cụ thể với từng hạng mục, nội dung phù hợp. Trong bài viết này, hãy cùng CoDX tham khảo những bản kế hoạch kinh doanh mẫu chi tiết nhất giúp doanh nghiệp triển khai công việc hiệu quả nhé! 

Bạn đang đọc bài viết trên trang kiến thức quản trị cho doanh nghiệp của CoDX – Nền tảng chuyển đổi số doanh nghiệp toàn diện

Bài cùng chủ đề:

1. Tải ngay bản kế hoạch kinh doanh mẫu

Doanh nghiệp có thể lựa chọn xây dựng kế hoạch theo các dạng tệp phổ biến như excel hay word, vừa thuận tiện chỉnh sửa, vừa dễ dàng chia sẻ, cập nhật tình trạng công việc. Tải ngay mẫu kế hoạch kinh doanh được thiết kế, trình bày riêng cho hai định dạng tệp excel và word dưới đây của CoDX!

1.1 Mẫu kế hoạch kinh doanh trên excel

Excel là công cụ phổ biến nhất trong việc xây dựng kế hoạch kinh doanh. Với việc phân chia các cột, hàng phù hợp cùng công thức tính toán trong excel, doanh nghiệp có thể dễ dàng triển khai, quản lý và kiểm soát các dự án. Doanh nghiệp có thể tham khảo  lựa chọn bản kế hoạch kinh doanh mẫu từ CoDX ngay dưới đây 

Kế hoạch kinh doanh mẫu trên excel
Kế hoạch kinh doanh mẫu trên excel

1.2 Mẫu kế hoạch kinh doanh trên word

Bên cạnh excel, word cũng là công cụ soạn thảo tiện lợi giúp doanh nghiệp trình bày bản kế hoạch kinh doanh rõ ràng, cụ thể. Word cho phép doanh nghiệp có thể theo dõi tổng thể toàn bộ kế hoạch, từ đầu mục lớn đến các đầu mục công việc nhỏ với các thiết lập rất tiện lợi. Mẫu dưới đây là ví dụ về kế hoạch kinh doanh trên word. 

Kế hoạch kinh doanh mẫu trên word
Kế hoạch kinh doanh mẫu trên word

2. Cách xây dựng bản kế hoạch kinh doanh chuẩn chuyên nghiệp

Một bản kế hoạch kinh doanh cần được lên nội dung tỉ mỉ và chi tiết. Để tạo nên một bản kế hoạch chuẩn, chuyên nghiệp, cần có những nội dung then chốt quan trọng được CoDX đề cập bên dưới đây sẽ giúp doanh nghiệp quản lý và tiến hành kế hoạch thành công.

2.1 Tổng quan về dự án

Lập kế hoạch kinh doanh hay lập bất kỳ bản kế hoạch nào đều cần nội dung tổng quan về dự án. Tổng quan dự án hay chính là phần đầu của kế hoạch, đề ra những mục chính yếu để doanh nghiệp, đối tác hay khách hàng nắm được bao quát về dự án. Tổng quan về dự án nên bao gồm các phần sau: 

  • Mục tiêu của dự án: Mục tiêu hướng đến khi thực hiện kế hoạch kinh doanh 
  • Mô hình hoạt động: Mô hình hoạt động, kinh doanh của dự án 
  • Ý nghĩa, giá trị của dự án: Những giá trị dự án đem lại tới khách hàng hay cộng đồng 
  • Thời gian: Những mốc thời gian quan trọng trong quy trình thực hiện dự án
  • Nguồn lực: Nguồn lực thực hiện dự án cùng các bên liên quan 
  • Lý do đầu tư: Các lý do nên đầu tư vào dự án, đặc biệt với kế hoạch kinh doanh nhằm mục đích kêu gọi vốn đầu tư

2.2 Giới thiệu doanh nghiệp

Sau tổng quan, doanh nghiệp cần giới thiệu về mình. Đó có thể là những đặc điểm cốt lõi, gắn liền với doanh nghiệp và các yếu tố mới dành riêng cho kế hoạch, dự án này. Cụ thể, doanh nghiệp có thể tham khảo các nội dung sau cho phần giới thiệu doanh nghiệp: 

  • Thông tin cơ bản: Tên đăng ký kinh doanh, địa chỉ trụ sở chính và chi nhánh, số điện thoại, người đại diện,…
  • Lịch sử hình thành: Các dấu mốc quan trọng trong quá trình doanh nghiệp hình thành và phát triển 
  • Các dự án tiêu biểu: Các hạng mục, dự án doanh nghiệp đã thành công trong những năm gần đây
  • Điểm mạnh, cơ hội của doanh nghiệp: Điểm mạnh và cơ hội của doanh nghiệp trong lĩnh vực mà dự án hướng tới

2.3 Phân tích sản phẩm và dịch vụ

Trong kế hoạch kinh doanh mẫu, sản phẩm và dịch vụ là phần không thể thiếu, Trong phần này, doanh nghiệp sẽ giới thiệu, giải thích và làm rõ một cách chi tiết về các sản phẩm hay dịch vụ của dự án. Đó có thể là những nội dung: 

  • Thông tin cơ bản: tên sản phẩm, giá thành,…
  • Đặc điểm: Thành phần, kết cấu của sản phẩm hay những phần trong gói dịch vụ
  • Mô hình sản xuất và định giá
  • Tệp khách hàng mục tiêu và liên quan: Khách hàng mục tiêu sản phẩm và dịch vụ nhắm đến là ai, được miêu tả như thế nào 
  • Lợi thế cạnh tranh: Ưu điểm hay điểm khác biệt của sản phẩm, dịch vụ so với các sản phẩm khác cùng phân khúc 
Cách xây dựng bản kế hoạch kinh doanh mẫu
Sản phẩm và dịch vụ của dự án cần được phân tích làm rõ trong kế hoạch

2.4 Nghiên cứu phân tích thị trường mục tiêu

Nghiên cứu, phân tích thị trường mục tiêu giúp doanh nghiệp xác định độ tăng trưởng, tiềm năng phát triển của thị trường, đồng thời là các xu hướng và thị hiếu để triển khai kế hoạch. Ngoài ra, phân tích thị trường mục tiêu còn cho doanh nghiệp dữ liệu về đối thủ cạnh tranh. 

  • Phân tích thị trường vĩ mô: Phân tích môi trường kinh tế (tốc độ phát triển, dự báo,…), môi trường dân cư (dân số, mật độ, trình độ học vấn), môi trường văn hóa xã hội (sở thích, thói quen tiêu dùng, các phong tục văn hóa có ảnh hưởng đến kinh doanh), môi trường chính trị, công nghệ,… 
  • Phân tích thị trường vi mô: Phân tích quy mô thị trường, phân khúc sản phẩm, đối thủ cạnh tranh, khách hàng, dự báo định hướng phát triển và tương lai ngành hàng 

2.5 Kế hoạch Marketing

Sau khi đã đưa ra những thông tin tổng thể về dự án, doanh nghiệp cần tiếp tục đi sâu vào các kế hoạch cho từng hoạt động cụ thể. Đầu tiên, với kế hoạch Marketing, các mục nội dung quan trọng nên có bao gồm: 

  • Các kênh marketing chiến lược: Digital, OOH, TVC, Radio, …
  • Thông điệp truyền thông cho sản phẩm, dự án
  • Các hoạt động chính và bổ trợ cho từng giai đoạn trong dự án 
  • Dự trù kinh phí cho các hoạt động marketing 
  • Dự trù rủi ro của kế hoạch 

2.6 Kế hoạch bán hàng

Những nội dung của kế hoạch bán hàng trong kế hoạch kinh doanh mẫu doanh nghiệp cần lưu tâm: 

  • Mục tiêu và KPI cho các kênh bán hàng >>> Xem chi tiết tại bài viết Mẫu KPI cho nhân viên kinh doanh
  • Các kênh, đại lý, chi nhánh phân phối sản phẩm và dịch vụ 
  • Chiến lược bán hàng: bán qua các kênh trực tuyến, sàn thương mại điện tử hay thông qua các gian trưng bày của hội chợ, trung tâm thương mại,…
  • Nguồn lực và thời gian: Số lượng nhân viên phụ trách bán hàng dự kiến, thời gian triển khai bán hàng…
Xây dựng bản kế hoạch kinh doanh mẫu
Doanh nghiệp nên xây dựng chi tiết các kế hoạch đính kèm

2.7 Kế hoạch nhân sự

Nhân sự là yếu tố quan trọng trong một dự án hay kế hoạch kinh doanh. Doanh nghiệp cần có kế hoạch nhân sự rõ ràng để quản lý, phân công công việc, cũng như giúp các nhân viên dễ dàng thực hiện, hoàn thành nhiệm vụ. Kế hoạch nhân sự nên gồm có: 

  • Tổng quan nhân sự cần cho dự án: Số lượng cụ thể ứng với từng vị trí
  • Tình hình nhân sự của doanh nghiệp: Tình hình hiện tại của nhân sự và dự báo khi triển khai kế hoạch 
  • Các hoạt động quản lý nhân sự: Dựa vào tình hình, đề ra các hoạt động quản lý, tuyển dụng, đào tạo nhân sự phù hợp cho dự án

2.8 Kế hoạch tài chính

Kế hoạch tài chính không chỉ là cơ sở để doanh nghiệp thực hiện kế hoạch, đây còn là yếu tố thúc đẩy khả năng đầu tư, hợp tác của đối tác và khách hàng. Vì vậy, trong kế hoạch tài chính, doanh nghiệp cần chú ý hai phần: 

  • Báo cáo tài chính cho dự án
  • Dự báo, hoạch định tài chính tương lai 

Tìm hiểu thêm:

3. Lưu ý cần biết trong bản kế hoạch kinh doanh

Kế hoạch kinh doanh là tiền đề cho các hoạt động, dự án của doanh nghiệp. Ngoài kế hoạch kinh doanh mẫu và các nội dung quan trọng kể trên, doanh nghiệp cũng nên lưu ý hai vấn đề khi tiến hành xây dựng kế hoạch:

  • Xây dựng bản kế hoạch rõ ràng, súc tích: Kế hoạch súc tích và cô đọng giúp nhân sự, khách hàng và đối tác dễ dàng nắm được các thông tin. Nội dung quá dài hay không đúng trọng tâm có thể dẫn đến những hiểu lầm không đáng có, gây bất lợi trong quá trình thực hiện. 
  • Bản kế hoạch cần sử dụng ngôn ngữ phù hợp với người đọc: Để tiếp cận đối tượng hướng đến của dự án, kế hoạch cần sử dụng ngôn ngữ phù hợp nhất. Do đó, doanh nghiệp nên xác định rõ đối tượng mục tiêu của dự án, từ đó đề ra phương hướng triển khai ngôn ngữ phù hợp. 
Bản kế hoạch kinh doanh
Bản kế hoạch kinh doanh hiệu quả là kế hoạch có nội dung truyền tải tốt đến người đọc

Trên đây là nội dung quan trọng, cần thiết của kế hoạch kinh doanh mẫu từ CoDX mà doanh nghiệp có thể tham khảo. Hi vọng qua bài viết, bạn đã có cái nhìn tổng quát nhất về một bản kế hoạch kinh doanh đúng chuẩn, từ đó giúp ích cho quá trình hoạt động của doanh nghiệp! 

THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Công ty TNHH Hợp Tác Chuyển đổi số CoDX

  • Hotline: 1900 25 25 81 – Số điện thoại: 0968 61 23 50
  • Email: [email protected] | Website: https://www.codx.vn
  • Trang Tin tức – Kiến thức Quản trị: https://businesswiki.codx.vn
  • Địa chỉ văn phòng: Toà nhà QTSC R&D Labs 1, Lô 45 đường số 14, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh