Zombie công sở là một loại virus đáng sợ không chỉ đối với các nhân viên mà còn cả cho doanh nghiệp. Nó được mô tả là một trạng thái mất tập trung và thiếu động lực trong công việc, gây ảnh hưởng xấu đến năng suất lao động. Hiện tượng này đang ngày càng trở nên phổ biến và len lỏi trong mọi ngõ ngách của mọi công ty, gây ra những hậu quả khó lường.
Trong bài viết sau CoDX sẽ giúp bạn làm rõ hơn về vấn nạn Zombie văn phòng này.
Bạn đang đọc bài viết trên Quản trị doanh nghiệp của CoDX – nền tảng chuyển đổi số doanh nghiệp toàn diện |
1. Zombie công sở là gì?
Để hiểu đúng về “Zombie công sở”, cần phải hiểu về định nghĩa và dấu hiệu nhận biết của hiện tượng này. Để có những biện pháp phù hợp để giải quyết và giúp công ty có môi trường làm việc tốt nhất.
1.1 Hiểu như thế nào?
Zombie công sở là thuật ngữ dùng để chỉ những người làm việc trong môi trường văn phòng nhưng thường xuyên hoạt động trong tình trạng vật vờ, mệt mỏi và thiếu động lực trong công việc. Họ không có nhiều cảm hứng để làm việc và thường cảm thấy uể oải, chán nản.
Thuật ngữ “zombie” được sử dụng vì họ thường thiếu sự tập trung và thiếu năng lượng cần thiết để hoàn thành công việc. Zombie công sở có thể ảnh hưởng đến năng suất của công ty và tác động đến tinh thần làm việc của những người khác trong tổ chức.
1.2 Dấu hiệu nhận biết “Zombie công sở”
Zombie công sở là gì? Zombie công sở là một hiện tượng phổ biến trong giới văn phòng và có những dấu hiệu nhận biết khá rõ ràng. Theo Anphabe, có 7 dạng phổ biến:
- Mr. Right: Người luôn có lý do để biện hộ cho kết quả công việc kém.
- Look Like Busy: Người với vẻ ngoài luôn bận rộn nhưng thực chất chỉ làm những việc ít quan trọng.
- “Yes” Employee: Luôn nói có với mọi yêu cầu dù không thực sự hiểu hoặc không quan tâm.
- “No” Boss: Sếp không sẵn sàng giúp đỡ để nhân viên phát triển.
- Mrs. Know-It-All: Người thể hiện rằng mình biết tuốt, không chịu lắng nghe ai.
- Lip Service: Người chỉ biết hứa hẹn mà không đem lại hiệu quả rõ rệt bằng hành động thực tế.
- Silent Resistor: Ngoài mặt thì đồng tình, ủng hộ nhưng trong lòng thì phản đối.
Dựa vào những dấu hiệu này doanh nghiệp có thể nhận biết nhân viên đang gặp vấn đề và giúp họ khắc phục tình trạng zombie văn phòng để tăng năng suất làm việc và hiệu quả kinh doanh.
Xem ngay Video chi tiết về Zombie công sở
2. Nguyên nhân do đâu?
Theo khảo sát về nhân sự của Anphabe công bố vào tháng 10 năm 2017, hơn 26,000 người được tham gia khảo sát và đến 38% trong số họ thấy không có sự gắn kết với công ty, tuy nhiên 67% vẫn tiếp tục làm việc tại đó. Đặc biệt, tỷ lệ này còn cao hơn đối với nhân viên thuộc thế hệ Y (41%). Tuy nhiên, cứ 4 người thì có đến 3 người làm việc trong tình trạng zombie công sở, gây giảm hiệu suất công việc lên đến 11,7%.
Vậy tại sao lại có tình trạng zombie công sở? Nguyên nhân phức tạp có thể bắt nguồn từ cả những yếu tố cá nhân và doanh nghiệp. Sau đây là một số nguyên nhân cơ bản:
2.1 Mục tiêu trong công việc
Một trong những nguyên nhân sâu xa của vấn đề “Zombie công sở” có thể là do thiếu mục tiêu hoặc đam mê trong công việc. Nhiều người lựa chọn công việc để kiếm tiền để nuôi sống bản thân hoặc gia đình mà không có sự đam mê hay mục tiêu.
Dù là quyết định thực tế, tuy nhiên nếu việc làm không đem lại sự thoả mãn về cả mặt vật chất lẫn tinh thần sẽ khiến người lao động trở nên chán nản và trở thành Zombie công sở. Người lao động sẽ trở thành những “cái xác không hồn” khi phải lặp đi lặp lại những chuỗi ngày 8 tiếng trên văn phòng mà không có động lực.
2.2 Không được ghi nhận những đóng góp
Khi một người từng làm việc chăm chỉ và tích cực trong công ty bỗng dưng mất hứng thú với công việc, điều đó có thể cho thấy sự cống hiến của họ đang bị bỏ quên. Khi không còn cảm thấy được sự công nhận, nhân viên sẽ có cảm giác mình không còn là một phần của công ty nữa.
Dù vị trí của họ có được giữ nguyên, nhưng họ không còn quan tâm đến công việc và không còn đầy đủ năng lượng nữa. Đây được xem là một trong những nguyên nhân chính khiến nhân viên chán nản không còn muốn cống hiến với công việc.
2.3 Chính sách phúc lợi không hợp lý
Chế độ lương thưởng và phúc lợi cũng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến mức độ tương tác giữa nhân viên và công ty. Nếu mức lương không đáp ứng được nhu cầu kinh tế hoặc không tương xứng với năng lực, kinh nghiệm của nhân viên, họ dần trở thành những “Zombie công sở”. Kết quả cuối cùng có thể là việc nghỉ việc và tìm kiếm nơi làm việc khác.
2.4 Công ty xây dựng lộ trình phát triển rõ ràng
Khi công ty không cung cấp cho nhân viên một lộ trình phát triển rõ ràng. Họ sẽ cảm thấy bế tắc và không có động lực để tiếp tục đóng góp cho công ty. Những nhân viên này sẽ không còn tin tưởng vào việc công ty quan tâm đến sự phát triển của họ và sẽ trở thành những zombie công sở. Chỉ đơn giản là hoàn thành công việc mà không có mục tiêu dài hạn.
>>> Bỏ túi ngay: Workplace là gì? Tính năng của Workplace Facebook
3. Những hệ quả ảnh hưởng đến doanh nghiệp
Sự xuất hiện của các nhân viên zombie công sở có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là một số hệ quả tiêu cực mà doanh nghiệp có thể gặp phải:
- Giảm năng suất lao động: Nhân viên zombie thường không có động lực để hoàn thành nhiệm vụ một cách hiệu quả, điều này có thể dẫn đến giảm năng suất làm việc, ảnh hưởng đến lợi nhuận và mục tiêu phát triển của doanh nghiệp.
- Tăng chi phí: Khi nhân viên không làm việc hiệu quả, doanh nghiệp sẽ phải chi trả cho nhân viên mà không nhận được sự đóng góp lợi ích tương xứng. Do đó, chi phí cho việc tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới sẽ tăng lên.
- Tác động tiêu cực đến văn hóa doanh nghiệp: Các nhân viên zombie có thể ảnh hưởng tiêu cực đến văn hóa của doanh nghiệp. Họ có thể gây ra sự không đồng thuận và sự chủ quan trong công việc hình thành môi trường làm việc độc hại, ảnh hưởng đến toàn bộ đội ngũ nhân.
- Giảm sự hấp dẫn với khách hàng: Nhân viên không hài lòng với công việc của mình sẽ không đưa ra sự phục vụ tốt nhất cho khách hàng. Điều này có thể dẫn đến giảm sự hài lòng của khách hàng và doanh nghiệp có thể mất đi khách hàng trung thành.
- Ảnh hưởng đến thương hiệu: Nhân viên zombie có thể gây ra sự suy giảm về chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ, dẫn đến ảnh hưởng tiêu cực đến thương hiệu của doanh nghiệp.
4. Doanh nghiệp cần làm gì để loại bỏ “Zombie công sở”?
Để loại bỏ “zombie công sở”, doanh nghiệp có thể áp dụng các biện pháp sau:
4.1 Xây dựng môi trường làm việc tích cực
Lợi ích của môi trường làm việc tốt giúp giảm thiểu tình trạng zombie công sở. Một môi trường làm việc lý tưởng có thể cung cấp các chế độ, phúc lợi hợp lý và định hướng phát triển cho nhân viên một cách rõ ràng.
Giúp cải thiện động lực làm việc của nhân viên, giảm stress, nâng cao sức khỏe và tinh thần, đồng thời tăng năng suất, hiệu quả công việc. Vì vậy, xây dựng một môi trường làm việc lý tưởng sẽ mang lại lợi ích cho cả nhân viên và doanh nghiệp.
>>> Xem ngay: 6 Kỹ năng làm việc trong môi trường số nhân sự cần trang bị
4.2 Luôn lắng nghe và chia sẻ
Trước khi trở thành zombie công ty, những nhân viên này đã từng gắn bó và đóng góp tích cực cho công ty. Do đó, chúng ta nên giúp họ vượt qua tình trạng khó khăn bằng cách lắng nghe và trò chuyện một cách chân thành. Thường xuyên chia sẻ với nhân viên về giá trị của họ đối với công ty cũng như định hướng phát triển sẽ giúp họ hiểu rõ hơn về tương lai của mình trong công ty và không còn mơ hồ.
Ngoài việc giúp những nhân viên bị ảnh hưởng bởi tình trạng zombie công sở. Doanh nghiêp cũng nên thường xuyên gắn kết, nói chuyện với các nhân viên của mình nhằm ngăn chặn triệu chứng lây lan của vi-rút này, đây cũng là cách giữ chân nhân viên giỏi hiệu quả. Việc lắng nghe để hiểu những khó khăn, cũng như nguyện vọng của nhân viên sẽ giúp chúng ta dễ dàng hỗ trợ họ và tạo môi trường làm việc tích cực hơn.
4.3 Xây dựng chế độ lương thưởng phúc lợi linh hoạt
Để loại bỏ tình trạng Zombie công sở, việc xây dựng chế độ lương thưởng phúc lợi linh hoạt là rất quan trọng.
Một số cách để xây dựng chế độ lương thưởng phúc lợi linh hoạt bao gồm:
- Đưa ra các gói phúc lợi linh hoạt như bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp hỗ trợ cho gia đình, các khoản tiền lương thưởng khác.
- Cung cấp cho nhân viên các chế độ linh hoạt, chẳng hạn như: làm việc từ xa, làm việc nửa ngày, làm việc xoay ca hoặc thay đổi giờ làm việc cho phù hợp với lịch trình cá nhân của nhân viên.
- Thực hiện đánh giá hiệu suất công việc một cách công bằng liên tục, đảm bảo rằng nhân viên đang nhận được lương thưởng và phúc lợi xứng đáng với đóng góp của họ.
- Thực hiện các chương trình đào tạo và phát triển kỹ năng giúp nhân viên phát triển nghề nghiệp nâng cao giá trị của mình.
- Đưa ra các hoạt động tạo niềm vui, thoải mái cho nhân viên, ví dụ như tổ chức các buổi tiệc, cuộc thi hoặc các hoạt động team-building để giúp nâng cao tinh thần đoàn kết và cảm giác hạnh phúc của nhân viên.
Sẽ khó để có một mẫu số chung đối với tất cả doanh nghiệp trong việc cải thiện môi trường làm việc loại bỏ hoàn toàn trình trạng zombie công ty. Bên cạnh những đề xuất trên, doanh nghiệp có thể tham khảo thêm một vài ý tưởng khác, đặc biệt là 10 ý tưởng cải thiện môi trường làm việc để xây dựng cho doanh nghiệp mình một môi trường làm việc tốt nhất.
5. Hướng giải quyết những Zombie công sở không chịu thay đổi
Những zombie công sở không chịu thay đổi có thể là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp. Để loại bỏ những nhân viên zombie không chịu thay đổi, công ty có thể áp dụng nhiều giải pháp.
Nếu các biện pháp hỗ trợ đã không giúp nhân viên thay đổi tích cực, công ty sẽ phải cân nhắc chia tay với những nhân viên này vì lợi ích chung của tổ chức.
Có nhiều cách để doanh nghiệp có thể chia tay nhân viên zombie, bao gồm:
- Trao đổi thẳng thắn với nhân viên về quyết định chia tay và đề xuất một khoản “tình phí” phù hợp để nhân viên chủ động “chia tay trong hòa bình”.
- Làm việc với các công ty tuyển dụng để giúp tìm cho nhân viên công việc khác phù hợp hơn, áp dụng phương thức “thay đổi chiến tuyến” bằng cách chuyển nhân viên họ sang vị trí mới thử thách hơn, khó khăn hơn
- Áp dụng giải pháp “bàn tay sắt” trong trường hợp cần thiết.
>>> Có thể bạn quan tâm: Văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp không thể bỏ qua
Thông qua các giải pháp và kiến thức được trình bày trong nội dung này, doanh nghiệp có thể giúp nhân viên của mình thoát khỏi tình trạng “Zombie công sở là gì”. Việc loại bỏ hoàn toàn tình trạng này sẽ giúp công ty tăng cường năng suất lao động, tăng động lực cho các nhân viên không hiếu quả. Vì vậy, hãy chăm sóc và quan tâm đến tinh thần và sức khỏe của nhân viên. Đây là yếu tố quan trọng nhất trong việc đảm bảo sự phát triển của công ty.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Công ty TNHH Hợp Tác Chuyển đổi số CoDX
- Hotline: 1900 25 25 81 – Số điện thoại: 0968 61 23 50
- Email: [email protected] | Website: https://www.codx.vn
- Trang Tin tức – Kiến thức Quản trị: https://businesswiki.codx.vn
- Địa chỉ văn phòng: Toà nhà QTSC R&D Labs 1, Lô 45 đường số 14, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh