Quy trình bán hàng tại cửa hàng [10 BƯỚC HIỆU QUẢ NHẤT 2024]

Quy trình bán hàng là một trong những yếu tố quan trọng nhất, quyết định thành công của một nhà bán lẻ. Bởi việc xây dựng và vạch ra một chiến lược bán hàng chuyên nghiệp, bài bản sẽ là chìa khoá để giúp doanh nghiệp tiến gần hơn với khách hàng và nâng cao doanh thu của mình. Hãy cùng CoDX tìm hiểu về quy trình bán hàng tại cửa hàng cũng như tham khảo quy trình bán hàng trực tiếp tại cửa hàng hiệu quả đang được áp dụng rộng rãi hiện nay.

>> Cùng chủ đề:

Bạn đang đọc bài viết trên trang tin tức doanh nghiệp của CoDX – Nền tảng chuyển đổi số doanh nghiệp toàn diện

1. Quy trình bán hàng tại cửa hàng là gì?

Quy trình bán hàng tại cửa hàng bán lẻ là tập hợp các bước được thiết kế cụ thể để giúp công ty đạt được mục tiêu bán hàng của họ. Bán hàng là một quá trình phức tạp đòi hỏi nhiều kỹ năng và kiến thức. Nó không chỉ đơn giản là thuyết phục ai đó mua một sản phẩm hoặc dịch vụ. Thay vào đó, bán hàng là một quá trình tương tác với khách hàng để xác định nhu cầu và mong muốn của họ, sau đó cung cấp cho họ một giải pháp phù hợp với nhu cầu đó.

Khắc phục sự chồng chéo, thiếu nhất quán

2. Các bước xây dựng quy trình bán hàng tại cửa hàng mới nhất 2024 

Để chốt sale thành công và nhanh chóng, doanh nghiệp cần xây dựng một quy trình bán hàng trực tiếp tại cửa hàng phù hợp. Tùy vào quy mô và lĩnh vực hoạt động, mỗi công ty có thể có quy trình bán hàng khác nhau. Nhìn chung, các quy trình bán hàng phổ biến thường gồm các bước sau:

  • Chuẩn bị, xác định mục tiêu.
  • Chào khách hàng.
  • Tương tác với khách hàng.
  • Nắm bắt nhu cầu khách hàng.
  • Giới thiệu về sản phẩm.
  • Cung cấp các ưu đãi.
  • Giải đáp thắc mắc.
  • Chốt Sale.
  • Thanh toán.
  • Chăm sóc khách hàng.

2.1. Bước 1: Chuẩn bị và xác định mục tiêu bán hàng trực tiếp

Điểm quan trọng đầu tiên là các nhân viên cần nắm rõ các thông tin về sản phẩm và kế hoạch bán hàng:

  • Sản phẩm: Cần biết về hình thức, nội dung, ưu nhược điểm và lợi ích mà khách hàng nhận được khi sử dụng sản phẩm.
  • Xác định đối tượng khách hàng: Phải hiểu rõ đặc điểm, hành vi, tính cách của khách hàng thông qua việc quan sát thực tế, mạng xã hội, thông tin từ bạn bè hoặc đối thủ cạnh tranh.
  • Chuẩn bị hồ sơ bán hàng đầy đủ: Bao gồm giấy giới thiệu về hình ảnh sản phẩm, dịch vụ, xuất xứ của sản phẩm, hay card visit để lưu thông tin khách hàng,…
  • Lập kế hoạch bán hàng: Đặt ra thời gian, địa điểm tiếp cận, nội dung trao đổi, trang phục và thái độ phục vụ phù hợp.

Đặc biệt, trong quy trình bán hàng trực tiếp tại cửa hàng bán lẻ, bạn cần kỹ năng giao tiếp tự tin và khéo léo để tạo sự tin tưởng với khách hàng.

2.2. Bước 2: Chào khách hàng là bước cần thiết trong quy trình bán hàng tại cửa hàng

Khi thực hiện quy trình bán hàng trực tiếp tại cửa hàng, nhân viên cần phải biết chào đón khách hàng một cách thân thiện, lịch sự nhất. Khi tiếp đón khách hàng niềm nở với sự nhiệt tình, sẽ tạo nên ấn tượng rất tốt trong mắt khách hàng về hình ảnh công ty, sản phẩm của mình. Điều này giúp xây dựng mối quan hệ và tạo cơ hội tương tác với khách hàng tiềm năng.

2.3. Bước 3: Biết cách đặt câu hỏi cho khách khi bán hàng

Tiếp theo, mỗi nhân viên bán hàng cần nắm rõ quy tắc 80/20 khi đặt câu hỏi thăm dò khách hàng. Nghĩa là, trong quy trình bán hàng tại cửa hàng bán lẻ, bạn nên dành 20% thời gian cuộc trò chuyện để đặt câu hỏi và 80% thời gian còn lại để lắng nghe và xác định nhu cầu của khách hàng. Một cuộc trò chuyện gần gũi, tự nhiên, khách hàng sẽ cảm thấy nhân viên đang thật sự quan tâm đến nhu cầu của mình, chứ không chỉ đơn thuần là muốn bán hàng. 

Đặt câu hỏi là một bước trong quy trình bán hàng tại cửa hàng bán lẻ
Kỹ năng thăm dò ý kiến khách hàng rất quan trọng trong khâu bán hàng

2.4. Bước 4: Xác minh nhu cầu của khách trong quy trình bán hàng tại cửa hàng

Khi thực hiện quy trình bán hàng trực tiếp tại cửa hàng, nhân viên bán hàng cần đặt các câu hỏi sau để giúp khách hàng dễ hiểu hơn và tìm ra mục đích mua sản phẩm:

  • Khách hàng đang tìm mua sản phẩm cho ai?
  • Sản phẩm sẽ được sử dụng cho mục đích cá nhân, kinh doanh hay thương mại?
  • Khách hàng muốn sản phẩm/dịch vụ có mức giá như thế nào?,…

Bạn cần đáp ứng các yêu cầu cơ bản của khách hàng và tìm hiểu mục tiêu mua hàng của họ. Dựa trên thông tin mà khách hàng cung cấp, bạn có thể đề xuất những sản phẩm hoặc dịch vụ phù hợp với nhu cầu của họ. 

2.5. Bước 5: Giới thiệu và trình bày về sản phẩm phù hợp nhất 

Nhân viên sẽ tiến hành giới thiệu các sản phẩm cụ thể cho khách hàng và tư vấn giúp họ chọn sản phẩm phù hợp. Trong quy trình bán hàng trực tiếp tại cửa hàng bán lẻ, siêu thị, bạn cần nắm rõ và nhấn mạnh các tính năng, đặc điểm và lợi ích mà sản phẩm mang lại cho khách hàng khi mua và sử dụng,… để họ có cái nhìn tổng quan hơn về sản phẩm mà mình cung cấp.

2.6. Bước 6: Cung cấp ưu đãi đến người dùng trong quy trình bán hàng tại cửa hàng

Trong quy trình bán hàng trực tiếp tại cửa hàng, cung cấp ưu đãi đến người dùng là một yếu tố quan trọng để thu hút và thúc đẩy doanh số bán hàng tại cửa hàng. Bạn có thể xem xét các hình thức sau:

  • Khuyến mãi.
  • Quà tặng kèm.
  • Ưu đãi mua hàng số lượng lớn, cho khách hàng thân thiết.
  • Chương trình tích điểm.
  • Giới thiệu khách hàng,…
Cung cấp ưu đãi đến người dùng trong quy trình bán hàng tại cửa hàng
Tổ chức nhiều chương trình khuyến mãi là cách thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ hiệu quả

2.7. Bước 7: Trả lời những thắc mắc của khách hàng

Việc tư vấn và giải đáp thắc mắc cho khách hàng đóng một vai trò không thể thiếu trong quy trình bán hàng tại cửa hàng bán lẻ. Một số câu hỏi thường gặp:

  • Sản phẩm, dịch vụ có tính năng gì đặc biệt?
  • Giá sản phẩm này là bao nhiêu?
  • Chất lượng sản phẩm thế nào?
  • Hướng dẫn sử dụng sản phẩm?
  • Chính sách hỗ trợ và bảo hành sản phẩm ra sao?,…  

Khi đối diện với những thắc mắc, bạn hãy luôn tươi cười và lắng nghe, sau đó trình bày lại một cách rõ ràng và nhiệt tình. Việc này không chỉ xây dựng sự tin tưởng mà còn tạo ra cái nhìn thiện cảm hơn với khách hàng.

2.8. Bước 8: Chốt sale là bước quan trọng trong quy trình bán hàng tại cửa hàng

Khi khách hàng bộc lộ sự quan tâm và mong muốn mua sắm, bạn nên ngay lập tức thực hiện việc chốt đơn. Đây là một bước then chốt trong quy trình bán hàng trực tiếp tại cửa hàng. Đừng quên áp dụng khéo léo các chiến lược bán thêm các sản phẩm bổ sung phù hợp hoặc các phiên bản nâng cấp của sản phẩm ban đầu. 

2.9. Bước 9: Xác thực phương thức thanh toán và cảm ơn khách hàng

Thanh toán là bước đơn giản nhất trong quy trình bán hàng trực tiếp tại cửa hàng bán lẻ nhưng không kém phần quan trọng. Nhân viên hãy nhanh chóng tiến hành thanh toán và nên lưu lại thông tin của khách hàng để cung cấp các chương trình dịch vụ kèm theo nếu có. Đồng thời, hãy gửi lời cảm ơn chân thành đến khách hàng và duy trì mối liên hệ để tạo dựng một mối quan hệ bền vững sau này.

2.10. Bước 10: Chăm sóc khách hàng là bước cuối cùng trong quy trình bán hàng tại cửa hàng

Chăm sóc khách hàng trong quy trình bán hàng trực tiếp tại cửa hàng rất quan trọng để giúp giữ chân và tạo ra khách hàng trung thành. Bằng cách chăm sóc khách hàng tốt, bạn có thể tạo ra một trải nghiệm mua sắm tuyệt vời, khiến họ muốn quay lại mua hàng từ bạn nhiều lần nữa hoặc giới thiệu cho người thân, bạn bè của họ sử dụng thêm sản phẩm của doanh nghiệp bạn. 

Sơ đồ quy trình bán hàng trực tiếp tại cửa hàng
Sơ đồ quy trình bán hàng trực tiếp tại các cửa hàng

Quy trình phòng ban 
phối hợp nhất quán

Có thể bạn quan tâm:

3. Tại sao doanh nghiệp cần áp dụng quy trình bán hàng tại cửa hàng?

Dưới đây là một số lý do tại sao doanh nghiệp cần cần áp dụng quy trình bán hàng trực tiếp tại cửa hàng:

  • Hiểu rõ hơn về quy tắc bán hàng: Bao gồm các bước cần thực hiện, những người tham gia và các mục tiêu cần đạt được. Điều này cho phép bạn đánh giá hiệu quả tổng thể của quy trình bán hàng và nâng cao kỹ năng bán hàng.
  • Chiến lược cải tiến: Đồng nhất quy trình bán hàng trực tiếp tại cửa hàng bán lẻ giúp bạn nhìn thấy những bước cần cải tiến và tăng giá trị cho doanh nghiệp. Ví dụ, bạn có thể xác định các cách để cải thiện trải nghiệm của khách hàng, hoặc các bước chốt sale nhanh hơn hoặc hiệu quả hơn,…
  • Tăng doanh số bán hàng: Quy trình bán hàng giúp tối ưu hóa khả năng chốt giao dịch. Nhân viên có thể sử dụng thông tin về nhu cầu của khách hàng để đề xuất sản phẩm phù hợp, tăng khả năng thành công trong việc bán hàng. Đồng thời loại bỏ các bước bán hàng không cần thiết, tập trung vào các chiến lược hiệu quả. 
  • Tạo trải nghiệm tốt cho khách hàng: Quy trình bán hàng tại cửa hàng giúp tạo ra một trải nghiệm mua sắm và tương tác với khách hàng hoàn hảo. Không chỉ vậy, nhân viên còn được đào tạo để làm việc chuyên nghiệp, tư vấn và hỗ trợ khách hàng trong việc chọn sản phẩm phù hợp, giúp tiết kiệm thời gian, công sức cho cả hai bên.
Tại sao doanh nghiệp cần áp dụng quy trình bán hàng tại cửa hàng
Tại sao các doanh nghiệp cần xây dựng cho mình kế hoạch bán hàng chi tiết và bài bản?

4. Tự động hóa quy trình bán hàng trực tiếp tại cửa hàng với CoDX Process

Tự động hóa quy trình bán hàng tại cửa hàng của bạn bằng phần mềm quy trình động có thể giúp tăng hiệu quả, giảm sai sót và cải thiện trải nghiệm của khách hàng. Dưới đây là một số tính năng khi sử dụng phần mềm quy trình động để tự động hóa quy trình bán hàng tại cửa hàng của bạn:

PHẦN MỀM QUẢN LÝ QUY TRÌNH ĐỘNG CODX PROCESS

Phần mềm quản lý quy trình của CoDX là giải pháp quản lý bộ quy trình nghiệp vụ cho doanh nghiệp 4.0. Phần mềm này hỗ trợ số hóa tất cả quy trình nghiệp vụ của doanh nghiệp và quản lý và lưu trữ tập trung tại một nơi duy nhất, truy xuất nhanh chóng, áp dụng đồng nhất. Phần mềm quản lý quy trình CoDX Process giúp doanh nghiệp giải quyết các vấn đề:

  • Chuẩn hóa và số hóa toàn bộ quy trình trên một hệ thống 
  • Định nghĩa các form nhập liệu động để lưu trữ thông tin của từng quy trình 
  • Cho phép liên kết các quy trình với nhau và không giới hạn số phiên bản cho một quy trình 
  • Lập bộ công việc chuẩn cho từng giai đoạn và theo dõi tiến độ thực hiện 
  • Có cơ chế cảnh báo khi công việc sắp diễn ra hoặc quá hạn 
  • Liên thông nghiệp vụ với quản lý công việc, xét duyệt và ký số, hệ thống CRM,... 

Nhanh tay đăng ký để trải nghiệm ngay gói dùng thử phần mềm quản lý quy trình động CoDX Process cực “hời”:

  • 180 ngày trải nghiệm hệ thống mạng xã hội nội bộ doanh nghiệp miễn phí.
  • 30 ngày miễn phí dùng thử các phân hệ của CoDX: CoDX – Task (Quản lý công việc), CoDX – Document (Quản lý tài liệu), CoDX – Dispatch (Quản lý công văn), CoDX – eSign (Trình ký số), CoDX – Administrative (Dịch vụ hành chính).
  • 5GB dung lượng lưu trữ trong suốt quá trình dùng thử.
  • Được tặng kèm thêm 2 Phân hệ Hồ sơ nhân viên và Cấu hình sơ đồ tổ chức miễn phí.
  • Không cần tích hợp thanh toán.
  • Mỗi doanh nghiệp luôn có một không gian làm việc số riêng.

Với gói dùng thử đặc biệt này của CoDX, các doanh nghiệp từ nhiều ngành nghề, lĩnh vực ở nhiều quy mô cũng như tình hình hoạt động kinh doanh khác nhau đều có thể tham gia áp dụng vào chính tổ chức của mình sao cho phù hợp nhất.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Bằng cách áp dụng quy trình bán hàng tại cửa hàngCoDX đã chia sẻ, hy vọng bạn sẽ thấy sự khác biệt và tiến xa hơn trong lĩnh vực bán lẻ. Sự chuyên nghiệp và khéo léo trong thực hiện chiến lược này sẽ giúp bạn thu hút sự quan tâm của khách hàng, từ đó doanh thu không ngừng tăng trưởng.

Các tin liên quan: