Tùy vào mô hình kinh doanh mà mỗi doanh nghiệp sẽ có cơ cấu tổ chức các phòng ban trong công ty khác nhau. Tuy nhiên, sẽ có các phòng ban hoạt động cơ bản giống nhau. Hãy cùng CoDX tìm hiểu chức năng của từng bộ phận trong công ty qua bài viết sau đây.
Bạn đang đọc bài viết trên trang kiến thức quản trị doanh nghiệp của CoDX – Nền tảng chuyển đổi số doanh nghiệp toàn diện. |
1. Phòng kế toán
Chức năng của từng bộ phận trong công ty, cụ thể ở đây là phòng kế toán. Phòng ban này đảm nhận chức năng, nhiệm vụ sau:
- Thực hiện công việc liên quan về tài chính kế toán theo quy định của nhà nước.
- Theo dõi các hoạt động về vận động vốn kinh doanh và cố vấn cho ban lãnh đạo về các vấn đề liên quan
- Tham mưu đến ban lãnh đạo về chế độ kế toán theo từng thời kỳ thay đổi của hoạt động kinh doanh
- Phối hợp với các phòng ban khác tạo nên mạng lưới thông tin về quản lý tài chính, nhân sự….
>>> Xem thêm nếu bạn quan tâm: Kế toán công nợ là gì? Nghiệp vụ phải trả phải thu khách hàng
2. Phòng hành chính
Một trong các phòng ban trong công ty không thể thiếu chính là bộ phận hành chính.
- Tiếp nhận và xử lý các hồ sơ, giấy tờ, công văn từ khách hàng và nội bộ doanh nghiệp
- Tổ chức sắp xếp các sự kiện, hội nghị, hội thảo cho công ty
- Lưu trữ và phát hành văn bản, công văn, con dấu và chịu trách nhiệm với ban lãnh đạo về tính pháp lý
- Thực hiện các công tác đảm bảo về an toàn lao động, tập huấn an toàn lao động và vệ sinh trong công ty
- Tổ chức các cuộc kiểm tra sức khỏe cho nhân viên trong doanh nghiệp.
- Lên kế hoạch truyền thông nội bộ kết nối, gắn kết trong doanh nghiệp
>>> Dùng thử miễn phí Mạng xã hội nội bộ doanh nghiệp
3. Phòng kiểm toán
- Phòng ban kiểm toán có trách nhiệm kiểm tra tính chính xác của những báo cáo tài chính
- Cung cấp các thông tin chính xác về tình hình tài chính của doanh nghiệp dựa trên số liệu cung cấp từ các phần mềm kế toán.
- Tư vấn, tham mưu cho nhà quản lý, chỉ ra những sai sót, đề ra biện pháp khắc phục để công ty hoạt động hiệu quả hơn.
4. Phòng chăm sóc khách hàng
- Tiếp nhận thông tin của khách hàng, trình lên cấp trên, xin ý kiến hoặc đưa ra phương hướng xử lý.
- Phối hợp với phòng marketing để giới thiệu các chương trình khuyến mãi đến với khách hàng, phân tích những lợi ích sẽ đạt được đến khách hàng nhằm tăng hiệu quả của kế hoạch marketing.
- Tổ chức kế hoạch chăm sóc, thăm hỏi khách hàng. Thông qua đó tổ chức các đợt kiểm tra, giám sát tính hiệu quả, ghi nhận ý kiến của khách hàng để cải tiến chất lượng phục vụ của doanh nghiệp.
- Tổ chức các đợt thăm hỏi tặng quà cho khách hàng trong các dịp lễ tết, sinh nhật..
- Lên kế hoạch và trình ngân sách về CSKH cho ban lãnh đạo.
5. Phòng nhân sự
- Lên kế hoạch tuyển dụng nhân sự, cách lọc hồ sơ ứng viên nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động của doanh nghiệp
- Tiếp cận và lựa chọn các kênh truyền thông để thực hiện chiến dịch tuyển dụng với applicant tracking system
- Thiết lập mối quan hệ với các nguồn cung ứng nguồn nhân lực
- Tính toán tiền lương và các chế độ, chính sách phúc lợi cho cán bộ công nhân viên
- Thực tiện tính thuế và quyết toán thuế TNCN theo quy định của pháp luật
- Thông báp các chính sách quy định của công ty đến nhân viên như: ca làm việc, chính sách lương thưởng, chế độ bảo hiểm….
- Quản lý hợp đồng lao động, theo dõi nắm bắt các chế độ nghỉ việc hay hết hạn hợp đồng theo quy định
- Đăng ký các loại bảo hiểm cho nhân viên
- Giải quyết các vấn đề về ốm đau, thai sản
- Lập kế hoạch đào tạo cho nhân viên
- Lập báo cáo công việc theo chỉ thị của ban lãnh đạo.
>>> Xem ngay:
|
6. Phòng Công nghệ thông tin
Nhắc đến các phòng ban trong doanh nghiệp thì không thể nào bỏ qua phòng Công nghệ thông tin. Tùy thuộc vào từng ngành nghề cũng như quy mô doanh nghiệp mà phòng CNTT sẽ đảm nhận những chức năng nào. Nhưng cụ thể sẽ có những chức năng cơ bản dưới đây:
- Xây dựng chiến lươc phát triển về CNTT theo từng giai đoạn cho doanh nghiệp
- Điều hành, quản lý, đảm bảo tình trạng hoạt động liên quan đến CNTT và giải quyết các sự cố liên quan
- Quản lý, đảm bảo cơ sở hạ tầng công nghệ
- Tư vấn, triển khai các giải pháp phần mềm, phần cứng, phần mềm quản lý cho doanh nghiệp
- Lên kế hoạch, kinh phí cho việc xây dựng các hệ thống CNTT
- Quản lý hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất và trang thiết bị của doanh nghiệp.
7. Phòng Quan hệ quốc tế
- Tổ chức các chương trình, tài liệu làm việc với đối tác nước ngoài
- Tổ chức đàm phán, ký kết các văn bản hợp tác với các đối tác quốc tế.
- Báo cáo thống kê hoạch động hợp tác với đối tác
- Xây dựng chiến lược hợp tác với khách hàng quốc tế ngắn hạn và dài hạn.
8. Phòng Marketing
Nói đến các phòng ban trong doanh nghiệp lớn thì bộ phận phòng Marketing vô cùng quan trọng. Vậy chức năng và nhiệm vụ của phòng Marketing là gì?
- Xây dựng chương trình giới thiệu sản phẩm đến khách hàng
- Thiết lập kế hoạch quản lý hệ thống chăm sóc khách hàng tối ưu nhất
- Xây dựng chương trình khuyến mãi, quản bá sản phẩm đến khách hàng
- Thu thập thông tin về đối thủ cạnh tranh, từ đó phân tích đánh giá đưa ra kế hoạch quản bá sản phẩm hoặc đưa ra kế hoạch cải tiến sản phẩm
- Xây dựng chiến lược mở rộng thị trường
- Theo dõi giám sát quá trình thực hiện, tham mưu cho ban lãnh đạo đưa ra kế hoạch điều chỉnh phù hợp
- Xây dụng thương hiệu sản phẩm mới, xác định khách hàng mục tiêu và hỗ trợ các phòng ban khác cho công tác marketing.
>>> Xem thêm: Cách tạo mã QR cho tài liệu nhanh chóng, đơn giản
9. Phòng Nghiên cứu và phát triển Sản phẩm
- Nghiên cứu đưa ra định hướng và phát triển sản phẩm của doanh nghiệp.
- Cải tiến công nghệ sản xuất để đạt được hiệu quả cao.
- Nghiên cứu và thay thế dần các vật liệu và công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm.
10. Phòng kinh doanh
- Đưa ra các chiến lược giới thiệu sản phẩm đến khách hàng và mở rộng thị trường
- Tổ chức các hoạt động kinh doanh, tính toán giá thành để ký kết hợp đồng với khách hàng
- Nghiên cứu thị trường và đối thủ cạnh tranh
- Theo dõi, đôn đốc tiến độ thực hiện chiến lược kinh doanh đảm bảo thực hiện đúng quy trình và tiến độ sản xuất sản phẩm với các hợp đồng của khách hàng.
- Đưa ra chiến lược về marketing, đồng thời đưa ra biện pháp nâng cao tính hiệu quả kinh doanh trong thời điểm cụ thể.
- Chịu trách nhiệm trước các giám đốc về hoạt động phát triển của doanh nghiệp theo thẩm quyền và nhiệm vụ đã được giao.
11. Phòng thu mua
- Tìm kiếm nhà cung cấp cho công ty
- Liên hệ và đàm phán với các nhà cung ứng để có mức giá tối ưu nhất
- Lên kế hoạch thu mua và giám sát quá trình, chi phí thu mua nguyên vật liệu
- Lập báo cáo về chấy lương, số lượng hàng hóa trong kho để lên kế hoạch thay thế, bổ sung
- Phối hợp với các bộ phận liên quan để xử lý các phát sinh trong quá trình thu mua.
Chức năng của từng bộ phận trong công ty đề đảm nhận một chức năng cũng như nhiệm vụ riêng biệt. Nhưng nhìn chung vẫn có sự liên quan và ảnh hưởng đến nhau.
Trên đây, chúng tôi đã tổng hợp các bộ phận trong công ty, doanh nghiệp cần phải có. Hy vọng những thông tin trên trang tin quản trị doanh nghiệp CoDX cung cấp trong bài giúp bạn hiểu rõ chức năng nhiệm vụ của các phòng ban trong công ty một cách chi tiết nhất.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Công ty TNHH chuyển đổi số CoDX
- Địa chỉ văn phòng: Toà nhà QTSC R&D Labs 1, Lô 45 đường số 14, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
- Số điện thoại: 0968 61 23 50
- Hotline: 1900282581
- Email: [email protected]
- Website: https://www.codx.vn
- Trang tin tức: https://businesswiki.codx.vn