[TOP 10] Chiến lược cắt giảm chi phí HIỆU QUẢ NHẤT 2023

Để quản lý chi phí của doanh nghiệp có thể đạt được hiệu quả, cần được định hướng rõ ràng, cụ thể. Vì vậy, các nhà quản lý cũng nên có một chiến lược cắt giảm chi phí thật hợp lý, có thể tối ưu chi phí của mình. Tránh ảnh hưởng đến ngân sách tổ chức bị mất kiểm soát.

Bạn đang đọc bài viết trên trang Tin quản trị doanh nghiệp của CoDX – nền tảng chuyển đổi số doanh nghiệp toàn diện

Cùng chủ đề:

1. Chiến lược cắt giảm chi phí là gì?

Chiến lược cắt giảm chi phí là hoạt động cắt giảm các khoản phí tồn tại trong doanh nghiệp, nhằm tiết kiệm ngân sách của tổ chức. Hoạt động này giúp người điều hành có thể quản lý đưa chi phí các hoạt động về mức tối thiểu, giảm gánh nặng trong quản lý doanh nghiệp và nâng cao hiệu suất quản lý tổ chức toàn diện.

Cắt giảm chi phí được thực hiện khi doanh nghiệp đang cải tạo lại quy mô tổ chức, làm thu gọn các hoạt động để dễ dàng quản lý. Hoặc là khi doanh nghiệp đang gặp tình trạng khó khăn cần phải cắt giảm các khoản phí không cần thiết để hỗ trợ cho các vấn đề quan trọng nhằm duy trì hoạt động và phát triển doanh nghiệp bền vững.

2. Top 10 Cách giảm chi phí cho Doanh nghiệp hiệu quả nhất năm 2023

Cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp là việc mà các nhà lãnh đạo cần phải thực hiện khi tối ưu hóa các chi phí và gia tăng lợi nhuận cho tổ chức. Chiến lược cắt giảm chi phí được đưa ra có thể giúp doanh nghiệp đạt hiệu quả phù hợp. Và giải pháp được nhiều doanh nghiệp sử dụng, mang lại hiệu quả cao trong việc cắt giảm chi phí của tổ chức, được gợi ý dưới đây.

2.1. Chiến lược cắt giảm nhân sự

Trong các cách cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp, vấn đề cắt giảm nhân sự sẽ giúp doanh nghiệp có thể chọn lọc được nguồn nhân sự chất lượng. Nhằm loại bỏ một số bộ phận không tạo ra giá trị cho tổ chức, thu gọn quy mô doanh nghiệp đạt hiệu quả cao trong kinh doanh.

Để có thể chọn lọc nhân sự hiệu quả, có thể dựa vào các yếu tố như có thể xem xét số lượng các bộ phận để đưa ra quyết định. Điều đó còn phụ thuộc vào kinh nghiệm, trình độ và kỹ năng trong thời gian thực hiện công việc của người đó.

chiến lược cắt giảm chi phí
Chọn lọc nguồn nhân sự chất lượng

Ngoài ra, doanh nghiệp có thể định hướng nhân sự theo hướng đa nhiệm, phụ trách nhiều vai trò nhất định. Loại hình nhân viên đa nhiệm được nhiều doanh nghiệp khác khuyến khích nhân sự của mình có thể thực hiện. Bởi có thể tối ưu được nguồn nhân lực cho doanh nghiệp.

Đặc biệt hơn, nhà quản lý có thể sử dụng các phần mềm công nghệ hỗ trợ quản lý nhân sự. Cho phép người điều hành có thể quản lý và kiểm soát nguồn nhân lực của mình như quản lý hồ sơ, tiến độ công việc và đưa ra báo cáo,…

Chiến lược cắt giảm chi phí từ giải pháp cắt giảm nhân sự, sẽ giúp doanh nghiệp chọn ra một bộ phận nhân viên đảm bảo hiệu suất cũng như kết quả tích cực, có thể gánh vác trách nhiệm của doanh nghiệp. Đây cũng là động lực giúp cho nhân viên phấn đấu hơn, mang lại thành tích tốt, đóng góp cho tổ chức.

2.2. Chiến lược cắt giảm chi phí văn phòng

Các chi phí văn phòng thường là những giấy tờ, in ấn, hồ sơ,… tuy là khoản phí chiếm khá nhỏ không đáng kể nhưng nó sẽ tích dần theo thời gian và chiếm 1 lượng lớn ngân sách. Thay vào đó, các doanh nghiệp nên tối ưu chi phí này bằng cách ứng dụng công nghệ số vào quy trình quản lý lưu trữ.

Ngoài việc giúp doanh nghiệp quản lý chi phí dễ dàng, còn giúp cơ cấu tổ chức trở nên hiện đại, thân thiện với môi trường. Việc áp dụng kỹ thuật số vào doanh nghiệp cũng đang là định hướng trong tương lai nên cần các nhà quản lý quan tâm và nắm bắt kịp thời.

2.3. Chiến lược cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp theo nguyên lý Pareto

Nguyên lý Pareto (quy luật 80/20) là “vũ khí bí mật” giúp chiến lược cắt giảm chi phí có thể đạt được hiệu quả. Quy luật 80/20 ở trường hợp này có nghĩa là 80% lợi nhuận đến từ 20% từ khách hàng trung thành.

Thay vì tập trung tìm các khách hàng tiềm năng, bạn có thể gây dựng lòng tin, làm hài lòng và củng cố lòng tin khách hàng quen thuộc của doanh nghiệp. Khi tập trung vào nhóm đối tượng này sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí tiếp thị, quảng cáo nhưng vẫn đạt được hiệu quả cao trong kinh doanh. 

cách giảm chi phí cho doanh nghiệp
Tối ưu chi phí với nguyên lý Pareto

2.4. Ứng dụng chuyển đổi số trong chiến lược cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp

Với thị trường đang thay đổi chóng mặt, việc các doanh nghiệp phải ứng dụng chuyển đổi số vào kinh doanh càng sớm sẽ là lợi thế cạnh tranh. Vậy việc ứng dụng chuyển đổi số giảm chi phí cho doanh nghiệp có mang lại hiệu quả tối ưu không? 

Vai trò của chuyển đổi số trong doanh nghiệp có thể mọi thứ trở nên tiện lợi, đơn giản hơn với trước kia. Giúp quản lý tốt về mọi mặt từ tài liệu, nguồn nhân lực,.. Giảm được một khoản chi phí đáng kể cho tổ chức.

Bên cạnh đó, chuyển đổi số cũng là một cánh tay đắc lực giúp cho doanh nghiệp trong việc quản trị doanh nghiệp. Nâng cao hiệu quả cơ cấu tổ chức trong bối cảnh kinh tế xã hội như hiện nay. Việc ứng dụng chuyển đổi số trong chiến lược cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp như một giải pháp tối ưu cho quản lý tổ chức. 

cách giảm chi phí cho doanh nghiệp
Quản lý tài liệu, nguồn nhân lực, chi phí với chuyển đổi số

2.5. Tìm nhà cung ứng có mức giá tốt hơn để giảm chi phí sản phẩm

Hầu như mọi nhà cung cấp đều sẵn sàng ngồi xuống và đàm phán giá cả. Thương nhân hoàn toàn có thể tận dụng điều này để thương lượng và có được mức giá phù hợp nhất. Hoặc không, công ty có thể chọn tìm kiếm những nhà cung cấp nhỏ hơn nhưng có chất lượng tương đương thay vì chọn làm việc với những nhà cung cấp lớn.

Trong quá trình tìm kiếm, các nhà kinh doanh cần được xem xét theo các tiêu chí mà họ đặt ra, bao gồm dịch vụ, chất lượng sản phẩm và giá thành, và đây là một chiến lược cắt giảm chi phí hứa hẹn có thể giúp nhà kinh doanh tiết kiệm chi phí. .

2.6. Tối ưu thủ tục và quy trình làm việc là cách giảm chi phí cho doanh nghiệp

Các thủ tục, quy trình công việc quá phức tạp, đòi hỏi nhiều công đoạn, nhiều bước, nhiều nhân sự đảm nhiệm là lý do khiến chi phí hoạt động của doanh nghiệp ngày càng đắt đỏ.

Đặc biệt theo tốc độ phát triển, khi quy mô doanh nghiệp không ngừng mở rộng, nếu không thay đổi quy trình làm việc thì bộ máy hoạt động của doanh nghiệp sẽ càng “cồng kềnh” và “ngốn” nhiều chi phí hơn. Vì vậy, hãy cắt giảm những thủ tục, quy trình công việc rườm rà, đơn giản bằng những phần mềm quản lý tổng thể doanh nghiệp với quy trình số mới hiệu quả hơn.

2.7. Chiến lược cắt giảm chi phí nhờ tối ưu chính sách lương thưởng

Thực hiện các chính sách đãi ngộ phù hợp trên cơ sở đánh giá năng lực của nhân viên. Các doanh nghiệp tiết kiệm tiền khi họ khen thưởng đúng người cho đúng công việc và tránh lãng phí. Chiến lượt cắt giảm chi phí này giúp doanh nghiệp giữ chân nhân tài, đồng thời gia tăng năng lực nhân sự và nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Ngược lại, nếu chính sách không phù hợp sẽ gây ra phản ứng ngược, cản trở nhân viên tiếp tục phát huy năng lực của mình, gây ra sự chủ quan, trì trệ. Điều này vô tình dẫn đến những chi phí lãng phí cho doanh nghiệp khi nhân viên không được sử dụng hết khả năng của họ.

2.8. Cân nhắc chế độ làm việc từ xa cho Doanh nghiệp

Với nền tảng công nghệ hiện đại, sự khác biệt giữa làm việc tại văn phòng và làm việc từ xa hầu như không đáng kể. Để đẩy nhanh kế hoạch thực hiện chiến lược cắt giảm chi phí của công ty, ban lãnh đạo có thể cho phép nhân viên làm việc từ xa với các mô hình văn phòng điện tử và chỉ đến văn phòng khi cần thiết.

Chiến lược cắt giảm chi phí này giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí thuê văn phòng, hóa đơn điện nước, giấy tờ, internet. Đối với nhân viên, làm việc từ xa có thể giúp họ tiết kiệm thời gian đi lại, tiền xăng xe, tiền xe, ăn uống (nếu có).

Tuy nhiên, nếu muốn áp dụng giải pháp này, đội ngũ lãnh đạo phải là người am hiểu công nghệ và có kỹ năng quản lý tốt. Ngoài ra, họ phải theo dõi những gì đang diễn ra và điều chỉnh khi cần thiết.

Xem các giải pháp văn phòng tối ưu chi phí:

chiến lược cắt giảm chi phí
Doanh nghiệp cân nhắc chế độ làm việc từ xa cho nhân viên

2.9. Chiến lược cắt giảm chi phí bằng cách tập trung vào sản phẩm, dịch vụ chủ chốt 

Doanh nghiệp của bạn mang đến nhiều sản phẩm và dịch vụ khác nhau phục vụ nhu cầu mua sắm của khách hàng. Đây là điều rất tốt, nhưng khi sử dụng nguồn lực để phát triển, hãy “ưu ái” những sản phẩm, dịch vụ được coi là thế mạnh của mình.

Thông thường, khi phát triển các chiến lược quảng cáo và tiếp thị, hãy tập trung vào các sản phẩm và dịch vụ bán chạy của công ty hơn là bất kỳ sản phẩm và dịch vụ nào. Vi nếu phân bổ nhiều sản phẩm, chi phí có thể sẽ tăng cao để quảng bá nhiều mặt hàng nhưng lại không có nhiều người lựa chọn dịch vụ đó. Chính vì điều này, bạn chỉ nên tập trung vào mặt hàng đang là chủ chốt và thế mạnh của doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại

2.10. Chiến lược cắt giảm chi phí dựa vào mức độ đảm bảo an toàn lao động

Đảm bảo an toàn lao động là giải pháp kinh doanh có thể tiết giảm đáng kể chi phí. Vì khi xảy ra tai nạn, ngoài việc ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động, doanh nghiệp còn có thể phải trả thêm rất nhiều khoản phát sinh khác như phí bảo hiểm, chi phí y tế, tiền phạt, án phí, phí xử lý… Điều này sẽ gây hoang mang, lo lắng cho người lao động.

Nếu một doanh nghiệp có kế hoạch chiến lược cắt giảm chi phí, ban lãnh đạo cần giữ an toàn cho người lao động trước tiên. Ví dụ, doanh nghiệp có thể trang bị đồ bảo hộ cho họ để họ an toàn trong công việc. Cho đến nay, các nhà thầu xây dựng tại Việt Nam đã cung cấp cho công nhân quần áo bảo hộ và tạo ra các quy tắc và quy định để giảm thiểu tai nạn.

Việc áp dụng cách giảm chi phí cho doanh nghiệp này đòi hỏi sự cam kết của lãnh đạo và khả năng dự đoán những gì có thể xảy ra.

3. Chiến lược cắt giảm chi phí mang lại lợi ích gì cho Doanh nghiệp?

Để mang lại hiệu quả tiết kiệm cho doanh nghiệp, chiến lược cắt giảm chi phí phải rõ ràng và hợp lý. Việc cắt giảm chi phí có thể đem lại nhiều mặt lợi ích cho doanh nghiệp như sau:

  • Tối ưu hóa lợi nhuận: Chiến lược cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp có thể thay đổi chi phí giá thành sản phẩm và giúp lợi nhuận tăng. Bởi lợi nhuận chính là yếu tố “sống còn” ảnh hưởng đến tất cả hoạt động trong doanh nghiệp.
  • Góp phần vào sự phát triển của doanh nghiệp: Nếu nhà quản lý có thể kiểm soát tốt các nguồn chi phí và chiến lược cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp hợp lý, thì mới có thể giúp tổ chức phát triển bền vững. Đây là cơ sở quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp.
  • Giúp chọn lọc chi phí tiết kiệm: Cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp có thể xem là thời điểm giúp người điều hành xem xét lại toàn bộ các khoản chi phí đang tồn tại trong doanh nghiệp. Từ đó có thể loại bỏ các khoản không cần thiết, thu hẹp lại cơ cấu tổ chức.
chiến lược cắt giảm chi phí
Cắt giảm chi phí giúp doanh nghiệp tối đa lợi nhuận

Bài viết trên, Công ty chuyển đổi số CoDX mang đến cho bạn là các chiến lược cắt giảm chi phí doanh nghiệp. Qua đây, các Doanh nghiệp cũng đã được gợi ý một số cách giảm chi phí cho doanh nghiệp hiệu quả. Mong rằng những kiến thức trên sẽ hữu ích với bạn đọc trong công việc của mình.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Công ty TNHH Hợp Tác chuyển đổi số CoDX

  • Hotline: 1900 25 25 81 – Số điện thoại: 0968 61 23 50
  • Email: [email protected] | Website: https://www.codx.vn
  • Trang Tin tức – Kiến thức Quản trị: https://businesswiki.codx.vn
  • Địa chỉ văn phòng: Toà nhà QTSC R&D Labs 1, Lô 45 đường số 14, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh

Xem thêm bài viết liên quan: Nghiệp vụ hành chính văn phòng và các thông tin liên quan