Nhanh chóng, minh bạch, thoải mái, sáng tạo và thông minh là những từ các chuyên gia hình dung về các doanh nghiệp số (Digital Business Model) – loại hình mà tất cả các doanh nghiệp hiện nay đang hướng tới.
Để có thể chuyển đổi từ mô hình kinh doanh truyền thống sang mô hình doanh nghiệp số, đòi hỏi các doanh nghiệp phải chuyển đổi từ bên trong, loại bỏ các quan niệm và phương thức kinh doanh vốn có. Bài viết này sẽ giúp các doanh nghiệp hiểu rõ các mô hình kinh doanh gắn liền với chuyển đổi số, tạo tiền đề tốt nhất để doanh nghiệp xây dựng chiến lược.
Dù “doanh nghiệp truyền thống” hay “doanh nghiệp số”, cũng cần xây dựng mô hình kinh doanh trước tiên
Mô hình kinh doanh là cơ sở toàn diện để nhận biết, định vị và khái quát doanh nghiệp trên thị trường. Việc phát triển mô hình kinh doanh không đơn giản chỉ để phục vụ cho vấn đề lợi nhuận, tiết giảm chi phí mà còn là cho sự phát triển toàn diện của doanh nghiệp.
Thông qua mô hình kinh doanh, doanh nghiệp nhận biết được yếu tố nào khiến người dùng quay lại dùng sản phẩm/ dịch vụ. Đồng thời, đâu là phương thức để khách hàng nhận biết giá trị hữu ích từ giải pháp doanh nghiệp cung cấp.
“Các công ty thành công nhất chủ yếu tập trung thực hiện tiến trình cốt lõi. Trước tiên thống trị một ngách nhỏ cụ thể rồi sau đó mới mở rộng sang các thị trường lân cận” – Pether Thiel (cựu CEO Paypal) chia sẻ.
Trước kia, để xây dựng mô hình kinh doanh, các quản lý doanh nghiệp phải tìm câu trả lời cho 04 câu hỏi:
- Kế hoạch để kiếm tiền là gì?
- Quá trình tạo ra ưu đãi cho khách hàng như thế nào?
- Cách khai thác mạng lưới phân phối ra sao để hiệu quả?
- Cách tận dụng các mối quan hệ đối tác quan trọng?
Ngày nay, chuyển đối số buộc chúng ta phải thêm “Sau khi áp dụng công nghệ” vào trước 4 câu hỏi trên.
Tiêu chí mới cho những mô hình kinh doanh mới
Việc ứng dụng các nền tảng công nghệ khác nhau kết hợp với các phương thức kinh doanh khác nhau khiến cho mô hình kinh doanh ngày càng đa dạng, phong phú.
Không phân biệt xuất phát điểm thấp hay cao, trong cuộc cạnh tranh công bằng và minh bạch trên thế giới phẳng của Internet, các doanh nghiệp, startup… từng bước khẳng định thành công của họ. Các doanh nghiệp lớn như Facebook, Google, Amazon, Uber… đã chứng minh cho điều đó.
Thay đổi mới đòi hỏi doanh nghiệp phải thay đổi cách tổ chức và phát triển, cách thu hút khách hàng, đối tác, nhân viên… vào một mối quan hệ hữu ích dựa trên lòng tin, nơi mà các thông tin, số liệu đều phải được minh bạch và chia sẻ. Muốn vậy doanh nghiệp phải đáp ứng các tiêu chí như:
- Có thể cộng tác bất cứ khi nào trên nhiều kênh khác nhau
- Quy trình kinh doanh minh bạch, không bị giới bạn về không gian và thời gian
- Sẵn sàng chia sẻ về ý tưởng, không gian, dữ liệu, khách hàng
- Duy trì kết nối, kiểm soát dễ dàng mọi lúc mọi nơi, với mọi đối tượng
Xem thêm: Chương trình hỗtrợ Doanh nghiệp chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025
Bốn mô hình kinh doanh gắn với chuyển đổi số
Doanh nghiệp không thể thành công chỉ nhờ vào việc sửa đổi đôi chút phương thức quản lý đã từng hiệu quả trong quá khứ. Và mặc dù nhiều nhà lãnh đạo và quản lý nhận ra mối đe dọa từ kỹ thuật số – cũng như những cơ hội tiềm năng mà nó mang lại – họ vẫn thiếu một tiếng nói chung và một mô hình khung hiệu quả giúp họ đánh giá và phản ứng lại những mối đe dọa này. Họ không biết phải nghĩ về mô hình kinh doanh số như thế nào.
Nhà nghiên cứu khoa học Stephanie Woerner (Trung tâm Nghiên cứu Hệ thống Thông tin tại Trường Quản lý MIT Sloan) đã đưa ra bốn loại mô hình kinh doanh kỹ thuật số mà các công ty đang sử dụng để tạo ra doanh thu kỹ thuật số và từ đó trở thành những người chơi khả thi trong nền kinh tế kỹ thuật số. Chúng như sau:
Mô hình nhà cung cấp
Các công ty bán sản phẩm thông qua các trung gian, họ thường không biết nhiều về khách hàng cuối của họ. Đây là cấu trúc gần nhất với các mô hình kinh doanh truyền thống, và rất nhiều doanh nghiệp truyền thống cũng đang chuyển dịch theo mô hình này.
Mô hình nhà cung cấp yêu cầu các doanh nghiệp phải tối ưu hóa chuỗi cung ứng của mình để đạt hiệu quả, cạnh tranh về chi phí và tìm cách số hóa sản phẩm của họ.
Mô hình đa kênh
Trong mô hình đa kênh, doanh nghiệp tổ chức sở hữu khách hàng, tập hợp các sản phẩm và dịch vụ – thường là các sản phẩm và dịch vụ đi kèm – để giải quyết vấn đề của khách hàng.
Doanh nghiệp phải làm cho khách hàng có thể tương tác liền mạch trên bất kỳ kênh nào và di chuyển giữa các kênh.
Mô hình mô-đun
Đây là những tổ chức mà người điều khiển hệ sinh thái – công ty sở hữu nền tảng kỹ thuật số – sẽ hợp tác trên nền tảng của nó.
PayPal có thể được coi là một công ty có mô hình mô-đun điển hình. Một loại mô hình mô-đun khác sẽ là các công ty tổ chức các chương trình khách hàng thân thiết.
Mô hình điều khiển hệ sinh thái
Đây là một mô hình các doanh nghiệp kết hợp với các công ty lưu trữ nền tảng này và sở hữu tất cả dữ liệu của khách hàng. Họ đóng vai trò trung gian, nơi tạo mối liên kết giữa khách hàng và đối tác, những người có thể cung cấp các sản phẩm mà khách hàng đang tìm kiếm, kể cả khi các doanh nghiệp đi đầu, điều khiển hệ sinh thái không cung cấp cho họ.
Một ưu điểm cũng là nhược điểm của mô hình này đó chính là mọi dữ liệu giao dịch đều sẽ được ghi lại. Một “người đứng đầu hệ sinh thái” điển hình có thể kể đến Amazon và mô hình hoạt động hiện tại của công ty.
Tất nhiên, mô hình điều khiển hệ sinh thái là mô hình vượt trội hơn tất cả. Tuy nhiên, cũng lưu ý rằng, tất cả các mô hình đều là các mô hình phù hợp cho nền kinh tế chuyển đổi số và các mô hình có thể mang lại thành công cho doanh nghiệp. Quyết định áp dụng mô hình nào phù hợp nhất với doanh nghiệp sẽ xác định hành trình chuyển số của doanh nghiệp sẽ như thế nào trong tương lai.
Một chiến lược đúng đắn và mô hình kinh doanh hiệu quả gắn với chuyển đổi số sẽ giúp doanh nghiệp gia tăng hiệu quả vận hành, nâng cao trải nghiệm khách hàng và hơn nữa là tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường cho riêng mình, dựa trên xu thế số hóa và công nghệ trên thị trường hiện nay.
Chiến thắng luôn nằm trong tay những người dám nắm bắt cơ hội và hành động. Nếu bạn chưa tự tin để có thể hòa mình vào làn sóng số, CoDX sẵn sàng trợ giúp. Bạn còn ngần ngại gì mà không liên hệ ngay với CoDX để các chuyên gia của chúng tôi hỗ trợ bạn!