Nhân viên nghỉ việc – Nguyên nhân và các xử lý TÀI TÌNH

Hiện nay, tại một số doanh nghiệp có khá nhiều trường hợp nhân viên nghỉ việc không rõ nguyên nhân. Cách xử lý cho tình trạng này cũng nhận được sự quan tâm của đông đảo nhà lãnh đạo. Cùng CoDX tìm hiểu câu trả lời cho câu hỏi “Tại sao nhân viên nghỉ việc” chi tiết và đầy đủ qua những chia sẻ trong bài viết dưới đây nhé! 

Bạn đang đọc bài viết trên trang tin quản trị của CoDX – Nền tảng chuyển đổi số doanh nghiệp toàn diện

1. Nguyên nhân khiến nhân viên nghỉ việc

Tại sao nhà lãnh đạo cần biết được nguyên nhân nghỉ việc của nhân viên? Khi hiểu rõ nguyên nhân nghỉ việc thật sự, doanh nghiệp sẽ có hướng xử lý phù hợp, giúp giữ chân nhân viên giỏi

Dưới đây là 10 nguyên nhân khiến người lao động rời bỏ công ty của bạn:

  • Mức lương thấp
  • Môi trường làm việc kém chuyên nghiệp
  • Chính sách phúc lợi không tốt
  • Văn hóa doanh nghiệp không phù hợp
  • Chán nản và áp lực với công việc
  • Nhân viên không được công nhận thành tích
  • Mối quan hệ với sếp và đồng nghiệp không tốt
  • Không có cơ hội để phát triển
  • Tình hình doanh của công ty không ổn định
  • Nhân viên không được trao quyền quyết định
Nhân viên nghỉ việc
Có nhiều nguyên nhân khác nhau để người lao động quyết định nghỉ việc.

1.1 Mức lương thấp

Có thể thấy, việc thu hút nhân tài đã khó, để giữ chân họ càng khó khăn hơn. Theo đó, nguyên nhân nghỉ việc phổ biến nhất hiện nay là vấn đề tiền lương. Nhất là đối với những nhân viên gắn bó lâu, chế độ lương thưởng không phù hợp sẽ khiến bỏ cảm thấy mệt mỏi và từ bỏ dân. 

Nhân viên nghỉ việc
Tiền lương thấp là một trong những lý do để nhân viên nghỉ việc tại bất kỳ doanh nghiệp nào.

Vì vậy, công ty cần có chế độ lương tương xứng với năng lực để người lao động đủ chi phí sinh hoạt và chăm lo gia đình. 

1.2 Môi trường làm việc kém chuyên nghiệp

Nhiều nhân viên nghỉ việc vì họ cảm thấy môi trường làm việc không chuyên nghiệp. Trên thực tế, môi trường làm việc tốt cần đảm bảo được hai yếu tố:

  • Không gian sạch sẽ, có đầy đủ bàn ghế, chỗ ngồi và trang thiết bị. 
  • Công ty / tổ chức cần có văn hóa doanh nghiệp, là nơi để nhân viên phát triển năng lực.. 

Tuy nhiên, một số doanh nghiệp đã không làm tốt điều này, khiến cho nhân viên cảm thấy chán nản và không thể hiện được điểm mạnh của bản thân. 

1.3 Chính sách phúc lợi không tốt

Mỗi doanh nghiệp sẽ có những chính sách riêng dành cho đội ngũ nhân sự của mình. Ngoài tiền lương, chính sách ngày lễ, ốm đau hay bảo hiểm là vấn đề được người lao động quan tâm. Nếu như chính sách không hợp lý sẽ dẫn tới tình trạng nhân viên bỏ việc, đặc biệt là làn sóng nghỉ việc sau Tết.

1.4 Văn hóa doanh nghiệp không phù hợp

Nguyên nhân mới thử việc đã nghỉ của người lao động khá phổ biến hiện nay là văn hóa doanh nghiệp không phù hợp. Văn hóa doanh nghiệp tốt chính là “chìa khóa” giữ chân nhân tài. Bởi bất kỳ nhân sự nào cũng cần các yếu tố như công bằng, văn minh, doanh nghiệp thường xuyên tổ chức các hoạt động sự kiện để xây dựng mối quan hệ đội nhóm… 

1.5 Chán nản và áp lực với công việc

Một trong những lý khiến nhân viên nghỉ việc là quá chán nản và áp lực, đặc biệt là đối với những nhân sự có năng lực tốt. Vì lẽ, khi có năng lực giỏi đồng nghĩa với việc họ phải nhận một khối lượng công việc tương đối nhiều. Do đó, để nhân viên làm việc có trách nhiệm và hiệu quả, không chán nản, doanh nghiệp cần có những chính sách khuyến khích tạo động lực phù hợp. 

Tại sao nhân viên nghỉ việc
Những chán nản và áp lực công việc của khiến người lao động chọn cách “rời đi”.

1.6 Nhân viên không được công nhận thành tích

Nhiều Gen Z nhảy việc vì họ không được công nhận thành tích. Mỗi người sẽ có mong cầu về sự công nhận khác nhau. 

nguyên nhân nghỉ việc
Khi không được ghi nhận thành tích và đóng góp của mình, nhân viên thường chọn cách nghỉ việc.

Chẳng hạn như sự khen ngợi của cấp lãnh đạo hay sự công nhận từ cá nhân người quản lý. Do đó, doanh nghiệp nên có những điều chỉnh phù hợp trong đánh giá thành tích nhân viên. 

1.7 Mối quan hệ với sếp và đồng nghiệp không tốt

Một yếu tố ảnh hưởng đến hành vi nghỉ việc của nhân viên là mối quan hệ với sếp và đồng nghiệp. Bởi lẽ, nếu phải làm việc trong môi trường không có sự gắn kết tập thể, thường xuyên nói xấu nhau sẽ khiến nhân sự cảm thấy không có hứng thú làm việc và muốn rời đi. 

1.8 Không có cơ hội để phát triển

Ở bất kỳ môi trường làm việc nào, người lao động cũng mong muốn được thể hiện khả năng và kinh nghiệm của mình. Trong trường hợp không có cơ hội để phát triển bản thân, họ sẽ tự động rời đi và tìm môi trường phù hợp hơn. 

1.9 Tình hình doanh của công ty không ổn định

Ngoài những lý do trên, nguyên nhân để nhân viên nghỉ việc khác phải kể đến như công ty làm ăn thua lỗ, nợ lương, tăng ca quá mức, hoạt động kinh doanh không ổn định. Nhiều nhân viên lo lắng về tương lai của công ty thường có xu hướng tìm kiếm một công việc khác. 

1.10 Nhân viên không được trao quyền quyết định

Nguyên nhân nghỉ việc của nhân viên cũng khá phổ biến hiện nay là họ không được trao quyền quyết định. Thực tế, bất kỳ ai cũng có những năng lực về chuyên môn và kỹ năng riêng. Vì vậy, họ cần được quyền quyết định và chịu trách nhiệm về công việc của mình. Khi không thể làm được điều đó, họ sẵn sàng tìm một doanh nghiệp phù hợp hơn. 

2. Cách xử lý tình trạng nhân viên nghỉ việc

Vậy, khi đứng trước tình trạng nhân viên nghỉ việc, cấp lãnh đạo nên làm gì? Dưới đây là những gợi ý giúp bạn có được sự lựa chọn đúng đắn trong việc giữ chân nhân tài, tạo cơ hội phát triển lâu dài. 

2.1 Lắng nghe ý kiến của nhân viên

Trước khi đưa ra hướng xử lý phù hợp, bạn cần lắng nghe ý kiến của nhân viên. Từ chính những ý kiến đó, nhà quản lý có thể cân nhắc những phương án xử lý phù hợp với nhu cầu của nhân sự. Có thể thấy, nếu như đó là nhân viên giỏi, việc đáp ứng thêm một số điều kiện để họ ở lại là quyết định sáng suốt. 

nhân sự nghỉ việc
Lắng nghe chính là cách tìm ra hướng xử lý hiệu quả cho tình trạng nghỉ việc của nhân sự.

2.2 Tìm hiểu nguyên nhân tại sao nhân viên nghỉ việc

Như đã đề cập ban đầu, có rất nhiều lý do để nhân viên nghỉ việc. Vì thế, cấp quản lý cần tìm hiểu nguyên nhân chính do đâu. Ngoài những lý do kể trên, còn có một số nguyên do khách quan khác như tình trạng sức khỏe không tốt, gia đình chuyển nơi cư trú, đi du học…Tùy thuộc vào nguyên nhân mà doanh nghiệp đưa ra phương án xử lý tốt nhất. 

2.3 Hành xử một cách chuyên nghiệp

Thực tế, cho dù nguyên nhân nghỉ việc là gì, người quản lý cũng cần có hành xử văn minh và chuyên nghiệp.. Nếu như đã cố gắng thuyết phục nhưng họ vẫn chọn rời đi, doanh nghiệp nên dành cho họ những lời chúc mừng trên một cương vị mới. 

Hy vọng với những chia sẻ trên đã giúp bạn hiểu được những nguyên nhân chính khiến nhân viên nghỉ việc. Hiện nay, CoDX tự hào là đơn vị đồng hành mang đến những giải pháp quản lý nhân sự hiệu quả, tối ưu chi phí cho các doanh nghiệp ở nhiều tỉnh thành khác nhau. 

Tìm hiểu những tình trạng nghỉ việc khác của nhân viên:

THÔNG TIN LIÊN HỆ: