Năng lực cốt lõi của nhân sự là tập hợp các năng lực cơ bản nhưng quan trọng giúp nhân sự có thể giải quyết công việc một cách dễ dàng và hiệu quả. Đó có thể là năng lực làm việc nhóm, năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết căng thẳng,… Vậy 10 năng lực cốt lõi mà các nhân sự cần có trong môi trường làm việc là gì? Hãy cùng tìm câu trả lời ấy qua bài viết dưới đây của CoDX.
Bạn đang đọc bài viết trên trang kiến thức quản trị doanh nghiệp của CoDX – Nền tảng chuyển đổi số doanh nghiệp toàn diện. |
Cùng chủ đề:
- 35+ Mẫu từ điển năng lực CHUẨN cho doanh nghiệp
- 10 Từ điển năng lực quản lý đánh giá đúng nhất
- Tư vấn xây dựng khung năng lực kèm mẫu MIỄN PHÍ
1. Năng lực cốt lõi là gì?
Năng lực cốt lõi có thể hiểu là khả năng độc đáo một công ty có được từ những người sáng lập và khó có thể bắt chước.
Đối với một nhân sự, năng lực cốt lõi là những giá trị có thể mang lại cho công ty, cho khách hàng trong lĩnh vực kinh doanh.
Xét trong nhiều khía cạnh, năng lực cốt lõi có thể coi là những năng lực đặc biệt của một cá nhân, một tập thể, để giải quyết tốt công việc, hoặc các vấn đề trong cuộc sống.
2. 10 năng lực cốt lõi nhân viên cần có
Một nhân viên cần có nhiều năng lực khác nhau, để phục vụ thực hiện, giải quyết công việc của bản thân và tạo ra các giá trị cho doanh nghiệp. Dưới đây là 10 năng lực cốt lõi mà nhân viên cần có nhất trong môi trường việc làm CoDX đã tổng hợp:
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực làm việc nhóm
- Năng lực giải quyết xung đột
- Năng lực phân tích và giải quyết vấn đề
- Năng lực chuyên môn
- Năng lực ủy quyền
- Năng lực thu thập thông tin
- Năng lực giao tiếp bằng văn bản
- Năng lực quả quyết
- Năng lực kiểm soát căng thẳng
2.1 Năng lực giao tiếp
Trong môi trường công sở, giao tiếp là hoạt động diễn ra hằng ngày, giữa các đồng nghiệp với nhau, giữa nhân viên và quản lý, giữa doanh nghiệp và khách hàng,… Vì vậy, năng lực giao tiếp là năng lực cốt lõi đặc biệt quan trọng trong mọi hoạt động của một doanh nghiệp.
Khả năng giao tiếp không chỉ dừng lại ở việc truyền đạt thông tin tốt mà còn là việc lắng nghe người khác nói. Giao tiếp cũng có nhiều góc độ khác nhau như giao tiếp bằng lời nói, bằng ánh mắt, bằng hành động.
Khi một người hội tụ đủ tất cả những điều ấy, họ có thể đem lại những giá trị tích cực cho doanh nghiệp như: gắn kết mọi người trong tập thể, thuyết phục các khách hàng, đối tác,…
2.2 Năng lực làm việc nhóm
Trong doanh nghiệp, việc hợp tác làm việc giữa nhiều nhân sự là điều tất yếu. Do đó, khả năng kết hợp tốt với người khác trong công việc của một nhân viên thường được đánh giá cao.
Làm việc nhóm thường bao gồm các hoạt động như:
- Cùng lên kế hoạch thực hiện công việc từ tổng quan đến chi tiết
- Chia sẻ thông tin về dự án, hoạt động
- Phân công công việc, hoàn thành công việc đúng thời hạn để không ảnh hưởng đến tiến độ chung
Nhân sự tham gia tốt các hoạt động trên, đồng thời giữ được mối quan hệ tốt với các thành viên trong nhóm chính là người có năng lực làm việc nhóm.
2.3 Năng lực giải quyết xung đột
Một năng lực cốt lõi khác phải có trong quá trình làm việc tập thể tại doanh nghiệp chính là giải quyết xung đột. Trong quá trình làm việc, nhân sự không thể tránh khỏi việc hợp tác và nảy sinh xung đột không mong muốn với những người có quan điểm, cách xử lý công việc khác biệt. Khi ấy, khả năng bình tĩnh giải quyết xung đột, xử lý một cách khéo léo và tôn trọng người khác sẽ là điểm cộng lớn.
Một số kỹ thuật để giải quyết xung đột:
- Thảo luận, trao đổi riêng với người có vấn đề với bạn hoặc những người có vấn đề với nhau trong công ty
- Luôn lắng nghe lý do, giải thích trước khi trình bày quan điểm cá nhân
- Không được sử dụng những ngôn từ tiêu cực, gây hiềm khích
- Luôn khoan dung, cởi mở và tha thứ cho mọi người
2.4 Năng lực phân tích và giải quyết vấn đề
Năng lực tiếp theo trong 10 năng lực cốt lõi là phân tích và giải quyết vấn đề. Khả năng phân tích các nguyên nhân, dự báo kết quả và đưa ra giải pháp để giải quyết vấn đề luôn là năng lực cần có của mỗi nhân sự khi làm việc.
Để phân tích đúng và trúng vấn đề dự án hay doanh nghiệp đang gặp phải, nhân sự cần rèn luyện khả năng quan sát, tư duy phản biện, cách tổng hợp thông tin, cách đọc và phân tích số liệu,… Cùng với đó, giải quyết vấn đề hiệu quả từ việc phân tích cũng phải có năng lực chuyên môn nhất định.
2.5 Năng lực chuyên môn
Năng lực cốt lõi thứ 5 là năng lực chuyên môn nghiệp vụ. Đây là năng lực bắt buộc phải có của một nhân viên. Không có chuyên môn nghiệp vụ về ngành nghề đang làm việc, nhân sự sẽ gặp khó khăn trong việc xử lý công việc, lâu dài sẽ ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp.
Năng lực chuyên môn của mỗi lĩnh vực có những đặc điểm khác nhau. Tuy nhiên, mỗi nhân sự, trước hết, phải nắm được kiến thức cơ bản, từ đó học hỏi để tích lũy kiến thức chuyên sâu, phục vụ tốt hơn cho công việc.
2.6 Năng lực ủy quyền
Trong 10 năng lực cốt lõi, năng lực ủy quyền, phân quyền cũng rất cần thiết cho nhân viên. Kỹ năng ủy quyền được sử dụng khi làm việc nhóm, cần có sự đóng góp của các thành viên trong nhiệm vụ và vai trò khác nhau. Lúc đó, nhân sự cần biết ủy quyền, phân quyền phù hợp cho từng người để hoàn thành tốt nhất khối lượng công việc cụ thể.
Đây là năng lực đặc biệt, dùng để đánh giá khả năng lãnh đạo của nhân sự. Việc trau dồi năng lực này sẽ giúp nhân viên có thêm cơ hội thăng tiến, đồng thời thúc đẩy tinh thần đoàn kết khi làm việc nhóm.
2.7 Năng lực thu thập thông tin
Năng lực thu thập thông tin cũng là năng lực nhân sự cần lưu tâm, đặc biệt với các lĩnh vực như truyền thông, tiếp thị bán hàng,… Năng lực thu thập thông tin sẽ giúp nhân viên liên kết dữ liệu, hiểu được bản chất để giải quyết vấn đề, xử lý công việc.
Để rèn luyện năng lực cốt lõi này, nhân sự có thể bắt đầu bằng nhiều cách, cụ thể như:
- Thu thập thông tin từ những cuộc trò chuyện với mọi người
- Luyện tập đưa ra những câu hỏi hợp lý, có thể lấy được thông tin hữu ích từ người trả lời
- Đưa ra kết luận hợp lý từ những thông tin đã thu thập
2.8 Năng lực giao tiếp bằng văn bản
Năng lực giao tiếp bằng văn bản là một phần trong năng lực giao tiếp. Tuy nhiên giao tiếp bằng văn bản chủ yếu thông qua công cụ là ngôn ngữ viết thay vì ngôn ngữ nói, hình thể như giao tiếp thông thường. Năng lực này được thể hiện qua công việc hằng ngày với hình thức là các hồ sơ, tài liệu, thư điện tử,…
Những nhân sự có năng lực giao tiếp văn bản tốt thường có khả năng viết mạnh mẽ. Đây cũng là năng lực đòi hỏi sự rèn luyện lâu dài trong môi trường, điều kiện làm việc thích hợp.
2.9 Năng lực quả quyết
Khi làm việc, nhiều trường hợp công việc bị trì hoãn do các đồng nghiệp chỉ nhắn lại là “sẽ theo dõi và chỉnh sửa sau”. Trong trường hợp này, nhân sự cần có năng lực quả quyết, quyết đoán để nhắc nhắc về thời hạn làm việc cho người khác.
Một số gợi ý cho nhân viên khi rèn luyện kỹ năng này:
- Tham gia vào các cuộc thi, hoạt động cần phải đưa ra quyết định nhanh chóng
- Luôn tin tưởng vào sự lựa chọn của bản thân sẽ đem lại kết quả tốt
2.10 Năng lực kiểm soát căng thẳng
Năng lực cốt lõi cuối trong 10 năng lực cốt lõi là kiểm soát căng thẳng. Việc duy trì và cân bằng giữa công việc và cuộc sống là điều quan trọng để mọi nhân viên năng suất, tập trung, đạt hiệu quả trong công việc. Nhiều lúc khi công việc chồng chất, nhân sự dễ dàng căng thẳng, không kiểm soát được tinh thần. Vì vậy, khả năng kiểm soát căng thẳng sẽ giúp cho nhân sự bình tĩnh, tập trung lâu dài hơn.
Một số biện pháp để kiểm soát căng thẳng có thể là:
- Theo dõi, nhận biết các yếu tố gây căng thẳng cho bản thân
- Nói chuyện với quản lý, đồng nghiệp khi thấy tình trạng sức khỏe tinh thần không còn ổn định
- Tìm đến các hoạt động thư giãn trong thời gian rảnh hoặc ngay tại nơi làm việc
3. Tại sao cần xây dựng chuẩn năng lực cốt lõi cho nhân sự?
Việc xây dựng năng lực cốt lõi cho nhân sự rất cần thiết, ngoài phục vụ cho công tác đánh giá nhân viên, còn giúp nâng cao hiệu quả và năng suất lao động. Cụ thể những lợi ích khi doanh nghiệp đề ra quy chuẩn khung năng lực cốt lõi cho nhân sự là:
3.1 Giúp gia tăng hiệu suất trong công việc
Trước tiên, khi nhân viên có các năng lực chuẩn, doanh nghiệp sẽ gia tăng hiệu suất, hiệu quả công việc đáng kể. Nhân sự có năng lực tốt sẽ có thể giải quyết công việc nhanh hơn, dễ dàng hơn và đạt kết quả tốt hơn những nhân sự chưa có năng lực cụ thể.
Bên cạnh đó, việc xây dựng các năng lực cốt lõi kể trên cho đội ngũ nhân viên còn góp phần nâng cao tinh thần đoàn kết trong doanh nghiệp. Từ năng lực giao tiếp đến giải quyết xung đột, văn hóa doanh nghiệp sẽ dần được hình thành, đưa đến những hiệu quả tốt đẹp cho công ty.
3.2 Cơ sở để đánh giá năng lực nhân viên
10 năng lực cốt lõi có thể trở thành cơ sở đánh giá năng lực nhân viên. Xây dựng phiếu đánh giá nhân viên cần dựa trên nhiều khía cạnh khác nhau. Chính những năng lực trên sẽ là cách để doanh nghiệp, quản lý nhìn nhận toàn diện và đúng đắn về khả năng, sự tiến bộ của nhân sự.
Tùy từng lĩnh vực mà doanh nghiệp có thể lựa chọn năng lực để đánh giá chuyên sâu. Ví dụ nhân viên bán hàng cần coi trọng năng lực giao tiếp, năng lực phân tích và giải quyết vấn đề,…
3.3 Thiết lập chương trình đào tạo chuẩn
Từ các năng lực trên, doanh nghiệp có thể thiết lập các chương trình đào tạo nhân sự chuẩn. Doanh nghiệp nên xác định các yêu cầu và cấp độ về năng lực mà nhân sự cần có, từ đó lên các chương trình đào tạo tập trung vào các kỹ năng quan trọng ứng với từng bộ phận.
Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về 10 năng lực cốt lõi, cùng các lợi ích khi xây dựng bộ năng lực này vào hoạt động của doanh nghiệp. CoDX hy vọng qua bài viết này, mỗi doanh nghiệp có thể tự xây dựng bộ năng lực chuẩn cho nhân sự, đồng thời các nhân sự sẽ có thêm kiến thức, động lực để rèn luyện thêm các năng lực mỗi ngày.
>>> Xem ngay: 10 Phần mềm đánh giá năng lực nhân viên chuyên nghiệp 2023
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Công ty TNHH Hợp Tác Chuyển đổi số CoDX
- Hotline: 1900 25 25 81 – Số điện thoại: 0968 61 23 50
- Email: [email protected] | Website: https://www.codx.vn
- Trang Tin tức – Kiến thức Quản trị: https://businesswiki.codx.vn
- Địa chỉ văn phòng: Toà nhà QTSC R&D Labs 1, Lô 45 đường số 14, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Xây dựng khung năng lực cho từng vị trí: