Ma trận BCG là gì? Phân tích chi tiết và cách áp dụng hiệu quả

Ma trận BCG hay ma trận Boston là công cụ hỗ trợ đắc lực giúp các nhà quản trị lập kế hoạch chiến lược dài hạn. Nhờ vào mô hình BCG, doanh nghiệp còn tìm ra cơ hội tăng trưởng mới và quyết định từ bỏ những sản phẩm không còn mang lại lợi nhuận. 

Vậy chính xác BCG là gì? Cách áp dụng ra sao? Cùng CoDX tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Bạn đang đọc bài viết trên trang kiến thức quản trị của CoDX – nền tảng chuyển đổi số doanh nghiệp toàn diện.

Cùng chủ đề:

1. Ma trận BCG là gì?

Ma trận BCG hay ma trận Boston là một công cụ phân tích chiến lược kinh doanh, được phát triển bởi Boston Consulting Group vào những năm 1970. 

Mô hình BCG sử dụng hai tiêu chí để phân loại các sản phẩm hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp là tỷ lệ tăng trưởng thị trường và thị phần tương đối. 

ma trận bcg là gì
Mô hình BCG được trình bày theo cách chia thành 4 góc phần tư

Mô hình này được trình bày theo cách chia thành 4 góc phần tư tương ứng với 4 SBU (Con chó, Dấu hỏi chấm, Ngôi sao, Con bò sữa). 

  • Ô Dấu hỏi: Sản phẩm có tiềm năng tăng trưởng cao nhưng thị phần thấp.
  • Ô Ngôi sao: Sản phẩm có tốc độ tăng trưởng cao đồng thời thị phần cao.
  • Ô Con bò sữa: Sản phẩm có tốc độ tăng trưởng thấp nhưng chiếm thị phần cao.
  • Ô Con chó: Sản phẩm có tốc độ tăng trưởng thấp đồng thời thị phần cũng thấp.

Việc phân chia này lấy cơ sở từ những phân tích về tăng trưởng thị trường và thị phần tương đối.

2. Phân tích các yếu tố trong ma trận BCG

Ma trận BCG chia các sản phẩm hoặc dịch vụ thành bốn nhóm: Ngôi sao, Bò sữa, Câu hỏi và Chó. Mỗi nhóm có những đặc điểm, mục tiêu và chiến lược khác nhau, cụ thể như sau:

2.1 Ngôi sao

Những sản phẩm có ưu thế cạnh tranh cao, được doanh nghiệp đầu tư mạnh mẽ, chiếm thị phần lớn sẽ được đặt ở ô “Ngôi sao”. Đây cũng là một trong những sản phẩm chủ chốt mang lại doanh thu cao cho doanh nghiệp.

Các sản phẩm nằm trong SBU Ngôi sao chiếm nhiều ưu thế hơn trong việc cạnh tranh và có nhiều cơ hội để phát triển dài hạn. Tuy vậy, để có thể duy trì và thúc đẩy những sản phẩm này thì doanh nghiệp cần “đổ vốn” rất nhiều để thực hiện chiến lược tiếp thị và bán hàng.

2.2 Dấu chấm hỏi

Dấu chấm hỏi là một SBU có vị thế cạnh tranh và thị phần tương đối thấp. Những sản phẩm nằm trong ô này thường mới ra mắt hoặc được cải tiến từ những sản phẩm trước đó. Tuy nhiên, đây là một trong những sản phẩm tiềm năng tăng trưởng tốt và thu lại lợi nhuận cao trong tương lai.

ma trận bcg
SBU dấu chấm hỏi có vị thế và thị phần khá thấp

Những sản phẩm thuộc SBU dấu chấm hỏi trong ma trận BCG phát triển khá nhanh, điều này đồng nghĩa với việc chúng cũng tiêu tốn không ít ngân sách của doanh nghiệp. Chính vì vậy, những sản phẩm này cần được phân tích thường xuyên và chặt chẽ để xem xét có nên duy trì hay không.

Đối với SBU này, doanh nghiệp sẽ có 2 hướng đi trong tương lai:

  • Trở thành ô Ngôi sao nếu được thị trường chấp nhận và doanh nghiệp đầu tư vốn.
  • Rơi vào ô con chó nếu không được thì trường chấp nhận.

2.3 Bò sữa

Có thể nói, bò sữa là giai đoạn sản phẩm gặp khá nhiều khó khăn để tiếp tục chiếm thị phần và thậm chí là bị giảm đi trong một thị trường cạnh tranh quá khốc liệt. Tuy vậy, các SBU này vẫn đem lại cho doanh nghiệp một lượng doanh thu lớn và tiềm năng phát triển tốt.

Đối với SBU này, doanh nghiệp sẽ có 2 lựa chọn:

  • Trở lại ô ngôi sao nếu doanh nghiệp tiếp tục cải tiến sản phẩm
  • Chuyển sang ô con chó nếu loại bỏ sản phẩm hoặc tiến hành nghiên cứu sản phẩm mới.

2.4 Con chó

Những SBU thuộc ô Con chó trong ma trận BCG thường được doanh nghiệp đưa ra quyết định loại bỏ. Vì những sản phẩm này không còn một chút tiềm lực cạnh tranh nào. Song song đó, thị phần và doanh thu khá thấp để tiếp tục đầu tư phát triển.

Đối với SBU này, doanh nghiệp chỉ có 1 sự lựa chọn duy nhất là từ bỏ.

ma trận bcg
SUB con chó cần được loại bỏ

3. Áp dụng ma trận BCG trong doanh nghiệp

Ma trận BCG được hầu hết các doanh nghiệp hiện nay ứng dụng vào việc xây dựng file kế hoạch công việc, lập chiến lược marketing. Để có thể tối ưu hóa hiệu quả mô hình này, doanh nghiệp cần thực hiện 5 bước sau đây: 

  • Bước 1: Chọn đơn vị kinh doanh
  • Bước 2: Xác định thị trường
  • Bước 3: Tính thị phần tương đối
  • Bước 4: Tìm hiểu tốc độ tăng trưởng của thị trường
  • Bước 5: Xác định vị trí vòng tròn trên ma trận 

Bước 1: Chọn đơn vị kinh doanh

Trong chiến lược quản trị, ma trận BCG thường được sử dụng để phân tích sâu các sản phẩm của các đơn vị kinh doanh độc lập, thương hiệu, sản phẩm riêng biệt hay cả công ty như một đơn vị. 

Việc lựa chọn đơn vị sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phân tích về sau. Chính vì vậy mà bạn cần xác định rõ đơn vị cần thực hiện phân tích BCG để tránh sai sót không đáng có.

Bước 2: Xác định thị trường

Xác định thị trường là một trong những bước quan trọng quyết định đến mọi phân tích trên ma trận Boston. Nếu doanh nghiệp xác định thị trường sai ngay từ đầu thì phân loại sẽ không chính xác.

Ví dụ về xác định thị trường trong ma trận BCG của thương hiệu sữa tươi Vinamilk:

  • Trong thị trường sữa nước thì SBU nằm trong ô Ngôi sao với thị phần tương đối cao (xấp xỉ 50%).
  • Trong thị trường sữa đặc, SBU lại được nằm trong góc Bò sữa.

Tất cả điều bạn cần làm là xác định rõ thị trường để hiểu rõ về vị thế cạnh tranh của danh mục đầu tư.

Áp dụng ma trận BCG trong doanh nghiệp
Xác định thị trường để hiểu rõ vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp

Bước 3: Tính thị phần tương đối

Thị phần tương đối có thể được xác định thông qua doanh thu hoặc thị phần. Bạn có thể tính chúng bằng cách chia thị phần/doanh thu của đơn vị phân tích cho thị phần của đối thủ cạnh tranh “nặng ký” nhất trong ngành.

Ví dụ:

Trong ngành kinh doanh phần mềm, thị phần thương hiệu của doanh nghiệp bạn là 15% trong khi thị phần của đối thủ cạnh tranh lớn nhất trong ngành là 40%. Sau khi tính toán, thị phần tương đối của bạn sẽ là 0.4% (làm tròn).

Bước 4: Khảo sát tốc độ tăng trưởng của thị trường

Bạn có thể tìm tỷ lệ tăng trưởng của thị trường trong các báo cáo ngành. Hoặc có thể tính toán dựa trên mức tăng trưởng doanh thu trung bình của các doanh nghiệp đi đầu của ngành.

Tốc độ tăng trưởng của thị trường sẽ được lấy thước đo chuẩn bằng tỷ lệ phần trăm. Thông thường, điểm giữa của trục Y sẽ được đặt với mức độ tăng trưởng 105, tuy nhiên quy chuẩn này có thể thay đổi tùy vào mỗi ngành. 

Áp dụng ma trận BCG trong doanh nghiệp
Tìm hiểu hoặc tự tính toán mức độ tăng trưởng của ngành

Bước 5: Xác định vị trí vòng tròn trên ma trận 

Sau khi thực hiện các phân tích, tính toán thì bạn có thể xác định vị trí thương hiệu của mình lên ma trận BCG. Để dễ hình dung, doanh nghiệp nên vẽ vòng tròn cho mỗi thương hiệu hoặc sản phẩm. Kích thước của vòng tròn sẽ đại diện cho tỷ lệ doanh thu mà mỗi thương hiệu tạo ra trong quá trình kinh doanh.

Phân tích ma trận BCG các doanh nghiệp:

4. Ưu và nhược điểm khi áp dụng BCG

Bạn đang băn khoăn liệu mô hình BCG có phù hợp với chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp hay không? Xem ngay ưu nhược điểm của ma trận này để tìm được câu trả lời nhé!

4.1 Ưu điểm

  • Cấu trúc đơn giản, dễ áp dụng.
  • Giúp doanh nghiệp đưa ra những quyết định đúng đắn khi đầu tư vào bất kỳ sản phẩm nào.
  • Đánh giá hiệu suất của các hoạt động kinh doanh của tổ chức.
  • Mô hình có độ tin cậy cực kỳ cao và được nhiều doanh nghiệp áp dụng từ lâu trong lĩnh vực quản trị chiến lược.
  • Thể hiện được sự liên kết điểm mạnh cạnh tranh với các cơ hội thị trường.

4.2 Nhược điểm

  • Chỉ có thể phân loại SBU theo bốn góc phần tư, do đó khi xuất hiện một SBU khác nằm giữa bốn góc này sẽ khiến doanh nghiệp nhầm lẫn.
  • Thiếu khả năng dự báo tương lại khi không xem xét đến sự tác động từ những yếu tố bên ngoài môi trường.
  • Chỉ tập trung vào thị phần và tăng trưởng thị phần mà bỏ qua các khía cạnh kinh doanh quan trọng khác.
  • Việc áp dụng mô hình BCG vào trong mô hình kinh doanh thực tế khá phức tạp nhưng hiệu quả không cao.

5. Tại sao doanh nghiệp nên sử dụng ma trận chiến lược SBU?

Áp dụng ma trận BCG vào các chiến lược Marketing và quản trị giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan về sản phẩm của mình. Ngoài ra, việc sử dụng ma trận chiến lược SBU còn mang lại một số lợi ích sau:

  • Giúp doanh nghiệp quyết định đầu tư vào sản phẩm nào

Thay vì tập trung vào những SBU không còn tiềm năng hoặc có thể tự duy trì mà không cần đầu tư quá nhiều như Bò sữa thì doanh nghiệp có thể dồn toàn nguồn lực để tạo ra những sản phẩm dẫn đầu thị trường.

  • Tiết kiệm ngân sách bằng cách cắt giảm sản phẩm thất bại

Những sản phẩm không tiềm năng thuộc nhóm Con chó có thể làm hao tốn nguồn lực của doanh nghiệp. Thay vì cố gắng duy trì, bạn hãy loại bỏ chúng và tập trung phát triển những sản phẩm mang lại lợi nhuận lớn hơn.

  • Thiết lập danh mục đầu tư cân bằng và hiệu quả hơn

Mục tiêu cuối cùng của mọi doanh nghiệp không phải là thành công trong một lĩnh vực mà là cân bằng tốt việc đầu tư vốn và nguồn lực. Bằng cách dồn hết thế lực vào các thị trường tăng trưởng cao trong khi vẫn duy trì nhóm Bò sữa, doanh nghiệp sẽ mở rộng cơ hội trong lai của mình.

6. Cách vẽ ma trận BCG

Để vẽ được ma trận BCG, trước tiên bạn cần xác định 2 thông số quan trọng sau:

  • Thị phần tương đối của doanh nghiệp

Thị phần tương đối = Doanh số đơn vị / Doanh số đối thủ

Trong đó: 0.1 – 1 được xem là thấp; Từ 1 trở lên được đánh giá là cao.

  • Tỷ độ tăng trưởng thị trường

Tốc độ tăng trưởng thị trường= ((Doanh số ĐV – Doanh số ĐV (t-1))/Doanh số ĐV (t-1))

Trong đó: 0 – 10% được xem là thấp; Từ 10% trở lên được đánh giá là cao.

  • Tỷ trọng doanh số nội bộ

Tỷ trọng doanh số nội bộ = Doanh số đơn vị / Tổng Doanh số

Sau khi có kết quả chính xác, chúng ta sẽ tiến hành xác định vị trí các SBU của doanh nghiệp trên ma trận.

Cách vẽ ma trận BCG
Đặt các SBU lên mô hình BCG với vị trí chính xác

Sau đó, bạn cần lượt trình bày các SBU vào mô hình. Có thể xác định vị trí chính xác của SBU thông qua 2 yếu tố: thị phần tương đối và tỷ lệ tăng trưởng.

Trên đây CoDX đã chia sẻ đến bạn tất cả những thông tin quan trọng cần biết về mô hình ma trận BCG trong quản trị chiến lược. Mong rằng với bài viết trên, doanh nghiệp có thể áp dụng ma trận Boston thực tế kinh doanh.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Công ty TNHH Hợp Tác Chuyển đổi số CoDX

  • Hotline: 1900 25 25 81 – Số điện thoại: 0968 61 23 50
  • Email: info@codx.vn | Website: https://www.codx.vn
  • Trang Tin tức – Kiến thức Quản trị: https://businesswiki.codx.vn
  • Địa chỉ văn phòng: Toà nhà QTSC R&D Labs 1, Lô 45 đường số 14, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh