Xây dựng văn hóa doanh nghiệp “giá trị – bền vững” đem đến sự phát triển vững mạnh và lâu dài cho tổ chức. Cùng CoDX tìm hiểu ngay các thông tin tổng quan về văn hóa công ty và cách xây dựng thành công trong kỷ nguyên số 2024.
Bạn đang đọc bài viết trên trang tin quản trị doanh nghiệp của CoDX – Nền tảng chuyển đổi số doanh nghiệp toàn diện. |
Bài viết này, Chuyển đổi số CoDX sẽ giúp bạn hiểu được:
- Thông tin tổng quan về văn hóa của một doanh nghiệp
- 6 Yếu tố cấu thành nên văn hóa doanh nghiệp
- Cách xây dựng văn hóa bền vững – giá trị
- Lợi ích nhận được khi xây dựng văn hóa doanh nghiệp thành công
1. Tổng quan về văn hóa doanh nghiệp là gì?
Văn hóa doanh nghiệp (Corporate culture) là những niềm tin, giá trị về chuẩn mực hành vi, cách ứng xử, khả năng nhận thức, tư duy do các nhà lãnh đạo thiết lập, sau đó truyền đạt, củng cố để hình thành nên nhận thức, hành vi, sự hiểu biết của nhân viên. (Theo SHRM)
Văn hóa của một doanh nghiệp không chỉ là văn hóa giao tiếp mà còn bao hàm cả giá trị cốt lõi, quy tắc, phương pháp quản lý, hành vi kinh doanh, thái độ của tất cả các thành viên từ người lãnh đạo đến từng nhân viên cấp dưới.
Do vậy, văn hóa doanh nghiệp được xem là tài sản vô giá. Các giá trị văn hóa này được thiết lập theo quá trình hình thành và phát triển của công ty, là yếu tố quyết định cảm xúc, nếp nghĩ, hành vi của mọi thành viên trong tổ chức. Qua đó tạo nên sự khác biệt và được coi như truyền thống của mọi công ty.
2. Lợi ích khi xây dựng văn hóa doanh nghiệp thành công
Theo nghiên cứu của Deloitte, có 94% nhà lãnh đạo và 88% nhân sự tin rằng văn hóa là yếu tố tiên quyết ảnh hưởng đến thành công của doanh nghiệp.
Trong đó lợi ích hàng đầu là giúp các doanh nghiệp tạo ra một môi trường làm việc tốt hơn, tạo điều kiện cho nhân viên phát triển và tạo ra một cộng đồng doanh nghiệp thân thiện.
Cụ thể, các lợi ích của văn hóa doanh nghiệp nổi bật như:
- Thu hút và giữ chân nhân viên
- Giảm nguy cơ xung đột nội bộ
- Đem lại lợi thế cạnh tranh cao cho doanh nghiệp
- Tạo động lực giúp nhân viên làm việc có hiệu quả
2.1 Thu hút và giữ chân nhân viên
Một trong những lợi ích của văn hóa doanh nghiệp là thúc đẩy việc giữ chân nhân viên. Một công ty có nền văn hóa tuyệt vời sẽ không chỉ thu hút được nhân tài giỏi mà còn giữ chân họ ở lại, gắn bó lâu dài.
Đặc biệt đối với thể hệ GenZ, họ luôn mong muốn làm việc trong một môi trường có văn hóa tích cực, vững mạnh, mới mẻ. Khi doanh nghiệp xây dựng được nét văn hóa phù hợp sẽ chủ động thu hút được những nhân sự giỏi đầu quân và giữ chân họ ở lại cống hiến hết mình cho tổ chức.
2.2 Giảm nguy cơ xung đột nội bộ
Đầu tiên, doanh nghiệp có văn hóa tổ giúp giảm nguy cơ xung đột nội bộ bằng cách tạo ra môi trường làm việc lý thân thiện. Đặc biệt, đây cũng là yếu tố giúp mọi người đoàn kế, gắn bó và hoà hợp hơn thông qua các buổi sinh hoạt, sự kiện chung của công ty.
2.3 Đem lại lợi thế cạnh tranh cao cho doanh nghiệp
Văn hoá tổ chức chính là yếu tố cốt lõi giúp doanh nghiệp định vị giá trị trên thương trường. Điều này có thể giúp doanh nghiệp này cạnh tranh với các doanh nghiệp khác bằng cách tạo ra một môi trường làm việc chuyên nghiệp và cung cấp các dịch vụ tốt hơn.
Bên cạnh đó, một môi trường tốt sẽ góp phần tạo ra hình ảnh đẹp cho công ty. Từ đó mang lại lợi thế về tuyển dụng, thu hút nhân tài. Làm tiền đề tạo dựng lòng tin cho khách hàng, đối tác nhằm phát triển thương hiệu trong tương lai.
Ví dụ điển hình là về văn hóa doanh nghiệp của Google, họ đã thực hiện các bước xây dựng văn hóa doanh nghiệp thành công mô hình tổ chức cho riêng mình, đem về những quả ngọt từ nhân tài đến sản phẩm. Đó là lý do vì sao mô hình văn hóa của họ luôn được các công ty trên thế giới học hỏi theo.
2.4 Tạo động lực giúp nhân viên làm việc có hiệu quả
Cuối cùng, văn hóa tổ chức góp phần giúp nhân viên nắm được mục tiêu và định hướng của công ty, từ đó hiểu được bản chất công việc họ đang làm.
Một doanh nghiệp có nền tảng nội bộ văn hoá tốt sẽ tạo ra môi trường làm việc năng động, cởi mở. Ở một môi trường hòa đồng, thoải mái, được đồng nghiệp tôn trọng sẽ tạo động lực cho nhân viên cống hiến hết khả năng của mình với công việc.
BÀI VIẾT ĐẦY ĐỦ: 6 Vai trò của văn hóa doanh nghiệp với sự phát triển của tổ chức |
3. 6 Yếu tố hình thành nên văn hóa của một doanh nghiệp
Theo tạp chí Harvard Business Review, có 6 yếu tố quan trọng hình thành nên văn hóa của một doanh nghiệp:
3.1 Tầm nhìn, sứ mệnh
Có một sự thật là những nền văn hóa vĩ đại luôn bắt đầu từ một tầm nhìn, sứ mệnh mong muốn hướng đến. Từ tầm nhìn ấy, doanh nghiệp có thể hoàn thiện những mục tiêu lâu dài, tạo nên lộ trình rõ ràng hơn để hướng tới thành công vững chắc. Tuy có vẻ đơn giản, tuyên bố tầm nhìn lại là nền móng vững chắc của văn hóa công ty.
3.2 Giá trị cốt lõi
Giá trị cốt lõi của doanh nghiệp bao gồm các nguyên tắc, tôn chỉ được doanh nghiệp đề ra để hoàn thành tầm nhìn và sứ mệnh đã đặt ra ban đầu.
Có thể nói, giá trị cốt lõi đóng vai trò như một tiêu chuẩn để hiệu chỉnh hành vi và quan điểm của mọi cá nhân trong một tổ chức. Nhiều doanh nghiệp nhận ra giá trị của mình thông qua nhân viên, khách hàng, thị trường,… Đây cũng là cách tạo nên một nền văn hóa doanh nghiệp khác biệt nhưng phù hợp cho sự phát triển bền vững.
3.3 Câu chuyện thương hiệu
Những câu chuyện thông qua lăng kính lịch sử là sức mạnh vô hình giúp mỗi cá nhân trong nghiệp thấu hiểu và duy trì những thành tựu văn hóa của doanh nghiệp. Điển hình như Steve Jobs, ông đã đưa Apple chạm đến thành công với những câu chuyện nhân văn của mình
3.4 Con người
Để tạo nên một nền văn hóa, văn minh thì con người chính là yếu tố then chốt. Từ những giai đoạn ban đầu (Người lãnh đạo đưa ra tầm nhìn) cho đến khi nền móng trở nên manh nha (Người chia sẻ những giá trị cốt lõi) và ngày càng thể hiện rõ rệt theo thời gian (Nhân sự có đủ khả năng để thực hiện những giá trị đó).
Có thể thấy, con người chính là nhân tố quan trọng trong công cuộc xây dựng nền văn hóa doanh nghiệp bền vững giá trị.
3.5 Thực tiễn
Các giá trị văn hóa sẽ trở nên quan trọng nếu chúng được tôn trọng trong thực tiễn của mỗi doanh nghiệp. Chẳng hạn như, một công ty tuyên bố “con người là tài sản quan trọng nhất” thì họ nên trực tiếp đầu tư vào nhân sự như những gì đã từng tuyên bố trước đó.
3.6 Môi trường làm việc
Xây dựng môi trường làm việc “mở” chính là chìa khóa làm nên một nền văn hóa doanh nghiệp thành công. Một môi trường làm việc năng động, chuyên nghiệp có thể hình thành những thói quen, nề nếp làm việc chuẩn mực.
Đặc biệt, khi lực lượng lao động dần được thay bởi thế hệ gen Z, họ có những kỳ vọng cao hơn về môi trường làm việc. Do đó, việc xây dựng môi trường làm việc hiệu quả, cởi mở, hiện đại sẽ tạo ra một nền văn hóa thành công.
4. Quy trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp “GIÁ TRỊ – BỀN VỮNG”
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp là một quá trình lâu dài, đòi hỏi người lãnh đạo phải đưa ra được một chiến lược thực thi cụ thể và chi tiết.
Dưới đây là quy trình 6 bước giúp doanh nghiệp xây dựng thành công tạo giá trị bền vững:
- Bước 1: Phân tích tình hình văn hóa hiện tại của doanh nghiệp
- Bước 2: Đưa ra những kỳ vọng về văn hóa
- Bước 3: Xác định giá trị cốt lõi của doanh nghiệp
- Bước 4: Xây dựng và truyền thông giá trị cốt lõi cho toàn tổ chức
- Bước 5: Triển khai thực hiện
- Bước 6: Đo lường và đánh giá
Bước 1: Phân tích tình hình văn hóa hiện tại của doanh nghiệp
Xác định tình hình hiện tại của doanh nghiệp sẽ giúp nhà lãnh đạo đưa ra được một chiến lược đúng đắn khi thực hiện.
Trả lời những câu hỏi sau đây sẽ góp phần làm sáng tỏ thực trạng hiện tại trong tổ chức của bạn:
- Hiện tại, tổ chức của bạn có nền móng văn hóa hay không? Nếu có thì nó là gì?
- Doanh nghiệp bạn đang trong giai đoạn nào của quá trình hình thành văn hóa doanh nghiệp?
- Có những dấu hiệu thể hiện nào cho biết đó là văn hóa doanh nghiệp của bạn.
- Doanh nghiệp có các dấu hiệu tiêu cực nào hay không? Một số khía cạnh nên hướng đến để xem xét như: Sự gắn kết nội bộ; Tính kỷ luật; Thái độ làm việc của nhân viên; Tình trạng giữ chân nhân sự giỏi; Sự gắn bó của nhân viên; …
Bước 2: Đưa ra những kỳ vọng về văn hóa
Xây dựng tài liệu về những kỳ vọng, loại hình văn hóa doanh nghiệp bạn mong muốn hướng đến. Có thể bắt đầu từ những thế mạnh, sự khác biệt của tổ chức, khi dựa trên những sức mạnh sẵn có, bạn sẽ tự ý thức được nên làm gì, làm như thế nào để đạt được kết quả tốt nhất.
Tham khảo 8 loại hình văn hóa đặc trưng được Harvard Business Review đưa ra dựa theo 2 tiêu chí là sự tương tác giữa mọi người và khả năng phản ứng trước thay đổi.
- Purpose culture (Văn hóa mục tiêu): Lãnh đạo, nhân viên tập trung vào các giá trị chung của tổ chức.
- Learning organizational culture (Văn hóa học tập): Tập trung vào nghiên cứu, đổi mới, sáng tạo, học hỏi và phát triển.
- Enjoyment organizational culture (Văn hóa tận hưởng):Tập trung vào tinh thần vui vẻ, tích cực.
- Results organizational culture (Văn hóa kết quả): Ưu tiên việc đáp ứng các mục tiêu và được định hướng theo hiệu suất.
- Authority organizational culture (Văn hóa chuyên chế): Môi trường làm việc cạnh tranh, nhân viên luôn cố gắng trở thành người giỏi nhất.
- Safety organizational culture (Văn hóa an toàn): Đề cao sự an toàn thông qua việc lập kế hoạch, chấp nhận rủi ro có tính toán hoặc ít rủi ro và thực hiện những gì đã có hiệu quả trong quá khứ.
- Order organizational culture (Văn hóa trật tự): Hình thành bởi các luật lệ, sự kỷ luật và mỗi nhân viên sẽ đảm nhận một nhiệm vụ rõ ràng
- Caring organization culture (Văn hóa quan tâm): Quan tâm đến lợi ích của nhân viên, tạo sự gắn kết, gắn bó lâu dài.
Bước 3: Xác định giá trị cốt lõi để xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Giá trị cốt lõi của doanh nghiệp cần được xác định đúng đắn theo tầm nhìn và sứ mệnh doanh nghiệp đặt ra.
Để xác định giá trị trong việc xây dựng văn hóa trong công ty, cần trả lời được những câu hỏi sau:
- Tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu chiến lược dài hạn của doanh nghiệp là gì?
- Bạn muốn xây dựng hình ảnh như thế nào trong mắt công chúng?
- Mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp có phù hợp với giá trị cá nhân của đội ngũ nhân sự hay không?
- Mục tiêu văn hóa mà doanh nghiệp đang muốn hướng đến là gì? Chẳng hạn là đội ngũ gắn kết, môi trường làm việc năng động, sáng tạo, nhân viên thường xuyên phản hồi,…
Ví dụ: Công ty xác định yếu tố con người giá trị cốt lõi quan trọng nhất. Vậy để có được một văn hóa tốt thì không thể bỏ qua nguồn nhân lực. Khi đó doanh nghiệp cần xây dựng một chính sách tuyển dụng phù hợp, cải tiến chính sách phúc lợi giúp nhân viên hạnh phúc, gắn bó và cống hiến cho công ty hơn nữa.
Hoặc nếu công ty của bạn xác định rõ ràng rằng khách hàng là giá trị cốt lõi trong quá trình phát triển kinh doanh, thì tốc độ giao hàng, quá trình tư vấn, dịch vụ khách hàng trước trong và sau bán hàng phải được đầu tư bài bản trong tương lai.
Bước 4: Xây dựng và truyền thông giá trị cốt lõi cho toàn tổ chức
Văn hóa doanh nghiệp chỉ được hình thành chỉn chu khi toàn thể nhân viên hiểu rõ, đồng thuận tuân theo.
Lãnh đạo là người cần truyền đạt cặn kẽ cho toàn thể đội ngũ nhân viên để cùng thực hiện.
Kế hoạch hành động chi tiết có thể bao gồm thời gian, mục tiêu, nhiệm vụ và trách nhiệm của từng cá nhân cụ thể. Ngoài ra doanh nghiệp cũng cần phải xác định rõ nhân tố nào được ưu tiên và tập trung trong từng thời điểm.
Bước 5: Triển khai thực hiện
Những hoạt động chi tiết cho việc triển khai xây dựng văn hóa doanh nghiệp thành công:
- Thành lập đội ngũ chuyên trách cho việc triển khai văn hóa tổ chức. Thông thường, bộ phận sự cùng nhà lãnh đạo sẽ phối hợp để theo dõi và giám sát quy trình này.
- Khuyến khích, tạo động lực, thúc đẩy nhân viên hưởng ứng một cách tích cực, tự nguyện văn hóa của công ty.
- Phát triển và duy trì văn hóa bằng các hoạt động truyền thông nội bộ, đào tạo, công nhận khen thưởng, teambuilding,…
Bước 6: Đo lường và đánh giá
Văn hóa tổ chức không phải là thứ có thể trực tiếp chạm vào để cảm nhận nên thường bị nhầm lẫn hoặc mơ hồ trong việc đánh giá kết quả.
Để đo lường hiệu quả, doanh nghiệp có thể sử dụng 2 hình thức sau:
- Thực hiện khảo sát: Thực hiện các cuộc khảo sát hàng năm, tạo cơ hội để nhân viên phản hồi về các giá trị của văn hóa tổ chức, những điểm tốt được ưu thích và những điểm còn hạn chế. Hình thức khảo sát có thể qua email nội bộ.
- Đo lường bằng các chỉ số: Doanh nghiệp có thể đo lường, đánh giá hiệu quả, định hướng, cải thiện và phát triển văn hóa thông qua 3 chỉ số KPI sau: (ETR) – Tỷ lệ nhân viên nghỉ việc; (eNPS) – Chỉ số đo lường sự gắn kết của nhân viên; (ESI) – Chỉ số đo lường mức độ hài lòng của nhân viên
5. Công ty Việt Nam xây dựng văn hóa thành công nhất hiện tại
Khi nhắc đến sự thành công trong việc tạo dựng văn hóa tổ chức thì không thể bỏ qua 5 công ty sau: Viettel, Google, Vinamilk, Coca và Vingroup.
5.1 Văn hóa doanh nghiệp của Viettel
Dù hiện nay sự tăng trưởng của các doanh nghiệp mới vô cùng mạnh mẽ, nhưng vẫn không phủ nhận Viettel là tấm gương điển hình trong việc xây dựng văn hóa tổ chức thành công. 8 Văn hóa cốt lõi mà Tập đoàn viễn thông Viettel xây dựng trong văn hóa của mình:
- Thực tiễn là tiêu chuẩn kiểm nghiệm chân lý
- Lấy thách thức và thất bại làm đòn bẩy để trưởng thành
- Sáng tạo là sức sống
- Thích ứng nhanh là sức mạnh cạnh tranh
- Tư duy hệ thống
- Kết hợp Đông Tây
- Truyền thống và cách làm của người lính
- Ngôi nhà chung mang tên Viettel
5.2 Văn hóa doanh nghiệp của Coca
Văn hóa doanh nghiệp của Coca-Cola là một hệ thống các giá trị, tôn chỉ và tập tục đặc trưng, tạo nên bản sắc và phong cách riêng biệt. Coca-Cola mang trong mình sự đa dạng và động lực, phản ánh tinh thần sáng tạo và tôn trọng nhân viên và khách hàng. 7 giá trị văn hóa của họ là:
- Liêm chính, trung thực, cởi mở, thẳng thắn.
- Sáng kiến cá nhân: luôn chủ động hoàn thành công việc
- Đặt lợi ích khách hàng lên hàng đầu
- Tinh thần đồng đội là sức mạnh
- Nâng cao khả năng nguồn nhân lực thông qua đào tạo và phát triển
- Tôn trọng lẫn nhau và tạo dựng niềm tin
- Có trách nhiệm và thực hiện đúng những gì đã cam kết.
5.3 Văn hóa doanh nghiệp của Vingroup
Mục tiêu kinh doanh của Vingroup là ” Con người tinh hoa – Sản phẩm/dịch vụ tinh hoa – Cuộc sống tinh hoa – Xã hội tinh hoa”. Điểm sáng trong văn hóa của tố chức này đó là:
- Lãnh đọa tốt, có tâm và có tầm
- Khách hàng là ưu tiên số 1
- Đề cao giá trị đổi mới và sáng tạo
- Tập trung đào tạo và nâng cao năng lực nhân sự
- Tích cực đóng góp cho cộng đồng
5.4 Google
Văn hóa của công ty Google đã vô cùng nổi tiếng trong nhiều năm trở lại đây. Họ tập trung vào các chính sách nhân viên và tạo môi trường làm việc thoải mái cho đội ngũ nhân sự của mình. Đồng thời, liên tục cải tiến văn hóa doanh nghiệp để đáp ứng sự phát triển vượt bậc về quy mô và chất lượng của đội ngũ nhân viên.
5.5 Văn hóa doanh nghiệp của Vinamilk
Vinamilk là một trong những doanh nghiệp dẫn đầu trong việc xây dựng sự nhất quán và minh bạch trong hoạt động kinh doanh. 6 nguyên tắc chính trong văn hóa doanh công ty của họ là:
- Tinh thần trách nhiệm cao
- Sáng tạo và chủ động
- Hợp tác bình đẳng
- Chính trực
- Xuất sắc trong lĩnh vực của mình
- Hướng đến kết quả chung
6. Giải pháp xây dựng văn hóa tổ chức trong thời kỳ chuyển đổi số
CoDX đã tạo ra một giải pháp tuyệt vời để tạo không gian làm việc trực tuyến, giúp cho việc cộng tác trở nên sinh động hơn. Tiết kiệm 70% tài nguyên phân bố và quản lý nhân sự khi kết nối tất cả trong một hệ thống duy nhất.
Một hệ thống đáp ứng mọi vai trò:
- Cung cấp trải nghiệm Ứng viên bằng Quy trình tuyển dụng chuyên nghiệp, nhanh chóng, hiệu quả, không cần email, không cần điện thoại với Cổng Dịch vụ Ứng viên mọi lúc – mọi nơi – mọi thiết bị. Ứng viên có thể theo dõi từng bước nhà tuyển dụng khi ứng tuyển, xác nhận lịch phỏng vấn online,…
- Kiến tạo không gian làm việc nhóm cho toàn công ty bằng việc sẵn sàng dữ liệu toàn bộ tổ chức bên cạnh hệ thống nghiệp vụ Quản trị nguồn nhân lực toàn diện, chính xác, bảo mật. Xây dựng công cụ truyền thông kết nối ba bên: Doanh Nghiệp – Nhân viên – Lãnh đạo hiệu quả.
- Cổng thông tin Dịch vụ Nhân sự CoDX giúp nhân viên trải nghiệm toàn bộ dịch vụ trực tuyến từ lúc Hội nhập – Gắn kết – Phát triển – Thôi việc, tiết kiệm thời gian trong thực hiện quy trình xét duyệt, tra cứu thông tin, tập trung vào chuyên môn công việc. Từ đó, tăng năng suất lao động và mức độ hài lòng.
- Hệ phân tích dữ liệu thông minh cung cấp thông tin “sức khỏe” Nguồn Nhân Lực cho Ban lãnh đạo. CoDX giúp dữ liệu nhân viên từ Phòng Nhân sự biết lên tiếng tự động, theo thời gian thực. Giúp lãnh đạo ra quyết định nhanh chóng, chính xác khi thực thi chiến lược duy trì và phát triển Nguồn Nhân Lực.
- CoDX- Workplace cho phép nhân viên gắn kết và chia sẻ thông tin mọi lúc mọi nơi, bằng những thông điệp cá nhân hoặc tham gia bình luận, chia sẻ biểu tượng cảm xúc từ thông điệp của đồng nghiệp hoặc đội nhóm. Giúp nhân viên tùy chọn các thông điệp phù hợp với từng hoàn cảnh, từng cảm xúc và từng thành viên, theo trải nghiệm thực tế khi chia sẻ.
HỆ THỐNG QUẢN LÝ TRẢI NGHIỆM NHÂN VIÊN CODX-EXP
CoDX - EXP tập trung khai thác những tính năng giúp nâng cao trải nghiệm nhân viên, khiến mọi khoảnh khắc tại doanh nghiệp đều trở nên ý nghĩa, đẩy mạnh động lực làm việc. Với các công cụ tích hợp tính năng linh hoạt, phù hợp với nhu cầu thực của từng đối tượng như:
Nhanh tay đăng ký để trải nghiệm ngay gói dùng thử phần mềm quản lý công việc CoDX - EXP cực “hời”:
- 90 ngày trải nghiệm hệ thống quản lý trải nghiệm nhân viên CoDX - EXP miễn phí.
- Sử dụng miễn phí lên đến 180 ngày hệ thống không gian làm việc số với hơn 10 công cụ số khuyến khích nhân viên làm việc, giao tiếp và kết nối.
- Không cần tích hợp thanh toán.
- Mỗi doanh nghiệp luôn có một không gian làm việc số riêng.
Với gói dùng thử đặc biệt này của CoDX, các doanh nghiệp từ nhiều ngành nghề, lĩnh vực ở nhiều quy mô cũng như tình hình hoạt động kinh doanh khác nhau đều có thể tham gia áp dụng vào chính tổ chức của mình sao cho phù hợp nhất.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
- Số điện thoại: 0968 61 23 50
- Email: [email protected] | Website: https://www.codx.vn
- Trang Tin tức – Kiến thức Quản trị: https://businesswiki.codx.vn
- Địa chỉ văn phòng: Toà nhà QTSC R&D Labs 1, Lô 45 đường số 14, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Công ty TNHH Hợp Tác Chuyển đổi số CoDX
- Hotline: 1900 25 25 81 – Số điện thoại: 0968 61 23 50
- Email: [email protected] | Website: https://www.codx.vn
- Trang Tin tức – Kiến thức Quản trị: https://businesswiki.codx.vn
- Địa chỉ văn phòng: Toà nhà QTSC R&D Labs 1, Lô 45 đường số 14, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Mỗi con người là một tài năng đóng góp vào thành công, phát triển và là tài sản có giá trị cạnh tranh nhất của doanh nghiệp. Cách xây dựng văn hóa doanh nghiệp trong thời kỳ mới sẽ không quá khó nếu biết áp dụng những sản phẩm hiện đại. Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ với CoDX để được tư vấn cụ thể nhé!
Bài viết liên quan: Xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp thu hút nhân tài hiệu quả