Quiet quitting là gì? 5 Nguyên nhân & Hướng giải quyết cho doanh nghiệp

Trong những năm gần đây, một xu hướng “tủi thân” mới đang bùng nổ trong giới nhân viên, đó là “quiet quitting” – nghỉ việc trong im lặng. Khác với việc nghỉ việc thông thường, những người “quiet quitter” sẽ không thông báo trước cho cấp trên hoặc đồng nghiệp, mà chỉ đơn giản là ngừng đến công ty và không liên lạc lại với ai. Vậy, nguyên nhân dẫn đến Quiet quitting là gì? Hãy dành ra một vài phút để cùng tìm hiểu cùng CoDX nhé!

Bạn đang đọc bài viết trên trang tin quản trị của CoDX – Nền tảng chuyển đổi số doanh nghiệp toàn diện

1. Quiet quitting là gì?

Quiet quitting là một hình thức nghỉ việc trong im lặng, khi nhân viên chỉ làm đủ việc, không tham gia các hoạt động công ty và có ít kết nối với đồng nghiệp. Đây là một thực trạng đáng báo động, cho thấy nhân viên đã rơi vào trạng thái chán nản, muốn ngắt kết nối với công ty. 

2. Thực trào lưu Quiet quitting ở Việt Nam và trên toàn thế giới hiện nay

+ Trên thế giới

Quiet Quitting không phải là một hiện tượng mới mà đã tồn tại từ lâu. Vậy trào lưu Quiet quitting là gì và nó ảnh hưởng gì không? Theo Business Insider vào tháng 9 năm 2022, thuật ngữ này ngày càng phổ biến, với 354 triệu lượt xem cho các video có hashtag #quietquitting. 

Quiet Quitting thường là tín hiệu cho doanh nghiệp biết rằng nhân sự đang trải qua sự kiệt sức, đồng thời cần doanh nghiệp xem xét lại văn hóa làm việc của mình. Một trong những lý do Quiet Quitting đang gia tăng trên toàn cầu là do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. 

Các tác động tiêu cực của đại dịch này đối với công việc, cuộc sống và tâm lý của mọi người đã tạo điều kiện thuận lợi cho hiện tượng này. Người đã từng làm việc trong thời gian dài và đã trải qua khó khăn trong công việc thường cảm thấy cần thay đổi hoặc thời gian nghỉ ngơi, và đây là lý do khiến họ có thể dễ dàng rơi vào Quiet Quitting.

quiet quitting là gì
Trào lưu Quiet quitting là gì?

+ Tại Việt Nam

Nhiều thống kê tại Quiet quitting ở Việt Nam đã cho thấy khoảng 80% người lao động phải dành từ 2 – 5 tiếng hàng ngày để làm việc ngoài giờ để hoàn thành công việc đúng deadline. Tình trạng này đã gây tăng căng thẳng và rối loạn giấc ngủ cho họ. 

Đáng chú ý, theo Careerbuilder hơn 50% lao động thuộc thế hệ Gen Z thể hiện mong muốn nghỉ việc trong vòng 2 năm tới và hướng đến việc nghỉ hưu sớm hơn. Thế hệ Gen Z đặc biệt ủng hộ xu hướng này, và điều này không khó hiểu vì họ được biết đến là nguồn năng lượng, sáng tạo và táo bạo. Gen Z với sự dễ dàng thay đổi công việc ở tuổi thanh xuân, luôn sẵn sàng bảo vệ quyền lợi lao động của mình.

Ngoài việc phát triển sự nghiệp, Gen Z cũng quan tâm đến việc dành thời gian du lịch, tự học, chăm sóc sức khỏe, để không chỉ đảm bảo tài chính mà còn có cuộc sống đẹp và trải nghiệm mới. Mục tiêu của họ khi đi làm bao gồm cân bằng giữa công việc, cuộc sống xã hội và sự phát triển cá nhân. Vì vậy, không có lý do thuyết phục họ phải hy sinh sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần như những thế hệ trước đây.

3. Lý do trào lưu Quite quitting ngày càng lan rộng là gì?

Trào lưu Quiet quitting đang ngày càng lan rộng trên thế giới, đặc biệt là ở các nước phát triển. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, bao gồm:

quiet quitting là gì
Tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến tình trạng quiet quitting là gì?

3.1 Nhân viên luôn trong trạng thái căng thẳng và kiệt sức

Dựa theo nghiên cứu của Gallup (2022), chỉ có 21% người đi làm cho biết họ cảm thấy hài lòng với công việc của họ và 33% người chỉ cảm thấy thực sự đạt được mức đủ đầy trong công việc. Điều đáng chú ý, mức căng thẳng của những người đi làm hiện nay đã đạt đến mức kỷ lục với tỷ lệ lên đến 44%, và họ thậm chí cảm thấy mệt mỏi hơn so với năm 2020.

3.2 Không được công nhận trong công việc

Không được công nhận khi làm việc là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến trào lưu Quite quitting. Vậy ảnh hưởng của Quiet quitting là gì? Đó là nhân viên cảm thấy không được công nhận cho những nỗ lực và đóng góp của mình, họ sẽ dần mất đi động lực làm việc và cảm thấy không được tôn trọng. Điều này có thể dẫn đến việc họ nghỉ việc trong im lặng, mà không thông báo trước cho cấp trên hoặc đồng nghiệp.

3.3 Môi trường làm việc không như mong muốn

Rất nhiều người đi làm trải qua sự không phù hợp giữa tính cách cá nhân và bản chất “vibe” của công ty, hoặc họ phải đối mặt với môi trường công việc độc hại đầy áp lực, đồng nghiệp ganh đua, và thiếu sự cảm thông từ lãnh đạo. Tình hình này khiến họ cảm thấy ngày càng mất hứng với công việc hàng ngày của mình.

quiet quitting là gì
Quiet quitting là gì ở Việt Nam đang ngày càng phổ biến ở giới trẻ

3.4 Năng lực người quản lý kém

Theo Jim Harter, người dẫn đầu cuộc khảo sát với hơn 15.000 người Mỹ thực hiện vào tháng 6 vừa qua, mối quan hệ gắn kết giữa nhân viên và người quản lý của họ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy xu hướng Quiet quitting. Ngoài ra, khi người quản lý không đủ xuất sắc, họ sẽ không thể cung cấp hỗ trợ và không thể hiểu rõ những khó khăn của nhân viên. Dẫn đến tình huống nhân viên dễ dàng mất mối kết nối và giảm sự cống hiến trong công việc.

3.5 Thiếu sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống

Sự mất cân bằng giữa cuộc sống và công việc là một trong những nguyên nhân giải thích vì sao Quiet quitting đang trở nên phổ biến. Có tới khoảng 57% (tương đương 3/5) người thực hiện Quiet quitting cho biết rằng cân bằng giữa cuộc sống và công việc của họ đã được cải thiện nhiều (HRD).

4. Doanh nghiệp cần làm gì để cải thiện tình trạng Quite quitting?

Quiet quitting là một vấn đề nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Vậy cách để hạn chế Quiet quitting là gì? Dưới đây là một số gợi ý để doanh nghiệp cải thiện trào lưu Quiet quitting:

4.1 Người lãnh đạo cần có tầm nhìn, mục đích rõ ràng

Người leader có tầm nhìn xa, mục đích rõ ràng là một yếu tố quan trọng để cải thiện tình trạng Quiet quitting. Khi nhân viên cảm thấy được dẫn dắt bởi một người có tâm, họ sẽ có động lực và mục tiêu để phấn đấu.

Các đề xuất dưới đây sẽ giúp nhân viên gắn bó với công ty và không có ý định nghỉ việc mà các doanh nghiệp có thể tham khảo:

  • Khuyến khích nhân viên tham gia vào việc xây dựng tầm nhìn, mục đích của công ty, từ đó cảm thấy có trách nhiệm và gắn bó hơn với mục tiêu đó.
  • Người lãnh đạo cũng cần tạo ra một môi trường làm việc tích cực và hỗ trợ để nhân viên có thể phát huy hết tiềm năng của mình. Điều này sẽ giúp nhân viên cảm thấy được tôn trọng và được quan tâm, nhờ đó sẽ cống hiến nhiều hơn công ty.
Trào lưu quite quitting
Người lãnh đạo đóng vai trò cực quan trọng trong việc hạn chế Trào lưu quite quitting lan rộng

4.2 Gắn kết nhân viên với các giá trị của tổ chức

Gắn kết nhân viên với các giá trị của tổ chức là một cách giữ chân nhân viên hiệu quả . Khi nhân viên cảm thấy bản thân phù hợp với các giá trị của tổ chức, họ sẽ có xu hướng gắn bó với công ty và không có ý định nghỉ việc. Vậy cách để khắc phục Quiet quitting là gì

Một số gợi ý dưới đây sẽ giúp tăng cường mối quan hệ giữa nhân viên với công ty mà bạn có thể áp dụng:

  • Xây dựng một bộ giá trị rõ ràng và nhất quán, được truyền tải đến tất cả nhân viên.
  • Thể hiện các giá trị của tổ chức trong hành động của doanh nghiệp.
  • Tạo cơ hội cho nhân viên tham gia vào việc xây dựng và thực hiện các giá trị của tổ chức.
  • Tạo ra một môi trường làm việc tích cực và hỗ trợ để nhân viên phát huy hết tiềm năng của mình.

4.3 Khen thưởng, ghi nhận nhân viên thường xuyên và có chủ ý

Nếu người lao động không nhận được mức lương tương xứng với công sức và thời gian họ đầu tư, họ sẽ cảm thấy không được công bằng và thất vọng. Điều này có thể dẫn đến sự giảm tương tác và động lực trong công việc, đôi khi khiến họ tìm kiếm công việc mới.

Trào lưu quite quitting
Các để hạn chế xảy ra tình trạng Quiet quitting là gì?

Do đó, để chấm dứt trào lưu quite quitting thì sự công bằng, minh bạch trong việc xác định mức lương và phúc lợi là vô cùng quan trọng. Nếu bạn tự nguyện nâng lương của nhân viên dựa trên hiệu suất và đóng góp của họ thì sẽ duy trì nhân tài, đồng thời tránh chi phí tuyển dụng nhân viên mới.

4.4 Tạo điều kiện để nhân viên cân bằng giữa công việc và cuộc sống

Tình trạng kiệt sức hay mất cân bằng giữa cuộc sống và công việc đang là mối lo ngại của nhiều quản lý. Vì vậy, các nhà lãnh đạo nên:

  • Cung cấp cho nhân viên các gói chăm sóc sức khỏe để giảm thiểu tình trạng kiệt sức.
  • Đặt ra các quy định cụ thể về không làm việc ngoài giờ và định nghĩa rõ ràng về các tình huống khẩn cấp khi việc làm sau giờ là cần thiết.
  • Cung cấp nhiều thời gian nghỉ phép có trả lương hơn và khuyến khích nhân viên sử dụng nó.
  • Thực hiện can thiệp kịp thời khi nhận thấy nhân viên đang làm việc quá sức.

4.5. Xây dựng môi trường làm việc “trong mơ”

Xây dựng môi trường làm việc lý tưởng là một trong những cách hiệu quả để doanh nghiệp cải thiện tình trạng Quiet quitting. Một môi trường làm việc “trong mơ” là nơi nhân viên cảm thấy được tôn trọng, được phát triển và được quan tâm. 

Đề xuất giải quyết Quiet quitting là gì? Đó chính là các doanh nghiệp hãy bắt đầu xây dựng không gian làm việc lý tưởng cho nhân viên bằng cách:

  • Trang thiết bị, phần mềm hỗ trợ: Doanh nghiệp cần cung cấp cho nhân viên những trang thiết bị và phần mềm cần thiết để họ có thể làm việc hiệu quả. 
  • Cơ sở vật chất thoáng mát, rộng rãi: Doanh nghiệp cần xây dựng một môi trường làm việc thoáng mát, rộng rãi để nhân viên có thể thoải mái làm việc và thư giãn.
  • Môi trường làm việc tích cực, lành mạnh, đồng nghiệp giúp đỡ lẫn nhau: Doanh nghiệp cần xây dựng một môi trường làm việc tích cực, nơi nhân viên cảm thấy được tôn trọng và hỗ trợ. Điều này sẽ giúp nhân viên gắn bó với công ty và không có ý định nghỉ việc.
xu hướng quite quitting
Xây dựng môi trường làm việc lý tưởng là cách hiệu quả để ngăn chặn trào lưu quite quitting

Hy vọng những thông tin mà CoDX chia sẻ sẽ giúp mọi người hiểu hơn về “quiet quitting là gì”. Việc cải thiện tình trạng Quiet quitting là một quá trình lâu dài, cần sự nỗ lực của cả doanh nghiệp và nhân viên. Doanh nghiệp cần có những biện pháp phù hợp để tạo ra một môi trường làm việc tốt đẹp. Điều này sẽ giúp nhân viên cảm thấy có động lực và mục tiêu để gắn bó với công ty.

Bài viết liên quan:

THÔNG TIN LIÊN HỆ: