Cách áp dụng thuyết hai nhân tố của Herzberg vào quản trị nhân sự

thuyết hai nhân tố của Herzberg mang đến cho các nhà quản trị doanh nghiệp một cái nhìn sâu sắc hơn về sự hài lòng và động lực làm việc của nhân viên. Bằng cách hiểu rõ các nhân tố trong thuyết này, nhà quản trị có thể tăng mức độ “giữ chân” và sự hài lòng của đội ngũ nhân sự. 

Bạn đang đọc bài viết trên trang Kiến thức quản trị doanh nghiệp của CoDX – Nền tảng chuyển đổi số doanh nghiệp toàn diện.

Cùng CoDX tìm hiểu chi tiết về lý thuyết này và cách áp dụng chúng trong doanh nghiệp nhé!

1. Tìm hiểu lý thuyết 2 nhân tố của Herzberg

Vào năm 1959, F. Herzberg đã thực hiện nhiều cuộc phỏng vấn 200 kỹ sư và kế toán làm việc tại 11 công ty khác nhau, đến từ những ngành công nghiệp khác nhau. Qua đó, ông đã rút ra nhiều kết luận vô cùng mới mẻ, trong đó có thuyết hai nhân tố của Herzberg

Các nhà lãnh đạo thường chia đội ngũ nhân viên của mình thành 2 kiểu: thỏa mãn và bất mãn với doanh nghiệp. Ngược lại, Frederick Herzberg lại chia nhân viên thành ba kiểu:

  • Nhân viên bất mãn và mất động lực
  • Nhân viên không thỏa mãn và không có động lực
  • Nhân viên cảm thấy có sự thỏa mãn và có động lực

Qua đó, ông đã phát hiện ra 2 nhân tố có thể điều chỉnh linh hoạt để thúc đẩy động lực làm việc của nhân viên, đó là nhân tố duy trì và nhân tố động viên.

thuyết hai nhân tố của herzberg
Các yếu tố quan trọng trong thuyết 2 nhân tố của Herzberg

Nhân tố duy trì

Nhân tố duy trì là những vấn đề gây ra sự không hài lòng tại nơi làm việc của nhân viên. Chúng là những yếu tố bên ngoài hoặc độc lập với công việc như:

  • Lương và chính sách đãi ngộ
  • Phong cách lãnh đạo của cấp trên
  • Điều kiện làm việc
  • Quan hệ với đồng nghiệp

Mặc dù chúng không đủ khuyến khích để nhân viên làm việc chủ động hơn, nhưng lại là nhân tố cơ bản để giữ chân nhân viên gắn bó với doanh nghiệp. Một khi nhân viên không được đáp ứng đầy đủ các yếu tố trong nhóm duy trì sẽ mất hoàn toàn động lực làm việc cho doanh nghiệp.

Nhân tố động viên

Đây là nhóm nhân tố gắn liền với động lực làm việc của nhân viên và có nguồn gốc từ các điều kiện nội tại của công việc. Cụ thể bao gồm các yếu tố sau:

  • Sự công nhận 
  • Trách nhiệm
  • Bản chất công việc
  • Khả năng phát triển và thăng tiến

Nhóm nhân tố động viên có nhiệm vụ thức đẩy tinh thần làm việc của nhân viên. Nếu nhân viên được truyền cảm hứng và tạo động lực thì họ sẽ chủ động và tự nguyện cống hiến hết mình cho tổ chức.

2.  Cách áp dụng thuyết hai nhân tố Herzberg vào quản trị nhân sự

Để áp dụng lý thuyết hai nhân tố của Herzberg vào quy trình quản lý nhân sự, người lãnh đạo cần thực hiện tuần tự 2 bước sau:

Bước 1: Loại bỏ các yếu tố bất mãn trong công việc

Herzberg nhận định những nguyên nhân gây ra sự không hài lòng của nhân sự là “các yếu tố cần loại bỏ”.

Để thực hiện loại bỏ các yếu tố bất mãn trong công việc, bạn cần phải:

  • Rà soát và điều chỉnh các chính sách kém hiệu quả, không phù hợp và gây nghẽn trong công ty.
  • Giám sát một cách tinh tế và cung cấp hỗ trợ kịp thời, hiệu quả nhưng phải đảm bảo không xâm phạm quyền riêng tư của nhân viên.
  • Xây dựng và duy trì một nền văn hóa tôn trọng cho tất cả các thành viên trong nhóm.
  • Đảm bảo mức lương tốt, cạnh tranh nhất trên thị trường.
  • Cung cấp các công việc có ý nghĩa cho tất cả các vị trí.
  • Tạo cảm giác an toàn và ổn định trong công việc cho nhân viên.
thuyết hai nhân tố của herzberg
Loại bỏ các yếu tố bất mãn trong công việc cho nhân viên

Bước 2: Nâng cao sự hài lòng trong công việc của nhân viên

Có một sự thật rằng, một ai đó không bất mãn thì không đồng nghĩa rằng họ hài lòng. Do đó, để nâng cao sự hài lòng của nhân viên, doanh nghiệp cần giải quyết các yếu tố thúc đẩy liên quan đến công việc.

Những điều doanh nghiệp cần xem xét bao gồm:

  • Lương và chính sách đãi ngộ

Doanh nghiệp cần xây dựng chế độ lương thưởng và đãi ngộ phù hợp với năng lực nhân viên mới có thể nâng cao mức độ thỏa mãn trong công việc của họ. Thêm vào đó, mức lương thưởng cũng cần được xem xét và quyết định dựa trên sự chênh lệch đóng góp của từng cá nhân.

  • Điều kiện làm việc

Không phải doanh nghiệp nào cũng có đủ tài chính để đầu tư vào không gian làm việc, đặc biệt là những doanh nghiệp Start up. Giải pháp cải thiện điều kiện làm việc tối ưu nhất hiện nay đó là ứng dụng khoa học – công nghệ. 

Chẳng hạn, doanh nghiệp có thể ứng dụng mô hình làm việc Hybrid working hoặc đầu tư vào các phần mềm quản lý công việc, tài liệu, nhân sự và trải nghiệm nhân viên,…

  • Công nhận nhân viên

Những nhân viên tài giỏi, có năng lực luôn có tâm lý muốn được công nhận từ lãnh đạo và đồng nghiệp. Doanh nghiệp có thể thường xuyên thực hiện các hoạt động khen thưởng, vinh danh công khai trong nội bộ để động viên tinh thần làm việc của nhân viên.

thuyết hai nhân tố
Công nhận nhân viên để nâng cao động lực làm việc
  • Phong cách lãnh đạo của cấp trên

Người lãnh đạo cần mềm dẻo và ứng xử linh hoạt để không gây áp lực quá lớn đến tinh thần làm việc của nhân viên. Đặc biệt, kho nhân viên phạm lỗi, thay vì đưa ra những lời trách mắng hay các hình thức xử phạt nặng nề, nhà lãnh đạo nên cùng nhân viên tìm nguyên nhân và giải pháp khắc phục để không phạm phải sai lầm tương tự.

  • Tạo cơ hội thăng tiến và phát triển tốt

Những nhân viên có năng lực và mục tiêu tương lai rõ ràng thì các yếu tố phát triển và thăng tiến trong công việc là vấn đề họ quan tâm hàng đầu. Do đó, doanh nghiệp cần xây dựng lộ trình thăng tiến rõ ràng hoặc tạo điều kiện để nhân viên tham gia các khóa học, buổi đào tạo về kiến thức chuyên môn, kỹ năng,…

thuyết hai nhân tố của Herzberg chính là chìa khóa mở ra góc nhìn mới cho nhà lãnh đạo về mức độ thỏa mãn và tạo động lực cho nhân viên. Tuy nhiên, tùy thuộc vào đặc điểm doanh nghiệp và đội ngũ nhân sự mà các nhà lãnh đạo cần cân nhắc các yếu tố ảnh hưởng phù hợp. Theo dõi trang tin CoDX để cập nhật các tin tức quản trị bổ ích và mới nhất nhé!

Bài viết liên quan:

THÔNG TIN LIÊN HỆ: