Phân biệt chữ ký số và chữ ký điện tử giống hay khác nhau?

Chữ ký số và chữ ký điện tử được sử dụng phổ biến trong việc ký kết và giao dịch trực tuyến. Tuy nhiên nhiều người vẫn thường hay nhầm lẫn khi sử dụng 2 loại chữ ký này. Bài viết dưới đây, CoDX sẽ giúp bạn biết cách phân biệt và sử dụng nó để thực hiện các giao dịch điện tử khi cần thiết.

Bạn đang đọc bài viết trên trang Quản trị doanh nghiệp của CoDX – nền tảng chuyển đổi số doanh nghiệp toàn diện

1. Tìm hiểu chung về chữ ký số và chữ ký điện tử

Thuật ngữ chữ ký số và chữ ký điện tử thường được sử dụng thay thế cho nhau, mặc dù chúng không có nghĩa hoàn toàn giống nhau. Chữ ký số vốn dĩ chỉ là một tập hợp con của chữ ký điện tử (nó bao gồm chữ ký số và nhiều loại chữ ký online khác).

1.1. Tìm hiểu về chữ ký điện tử

Chữ ký điện tử online là thông tin đi kèm với dữ liệu (văn bản, hình ảnh, video…) và xác định chủ sở hữu của dữ liệu đó.

Chữ ký này được sử dụng cho các giao dịch điện tử. Thực tế, nó cũng cần đảm bảo khả năng xác định được chủ sở hữu của một số dữ liệu: văn bản, ảnh, video… dù dữ liệu đó có bị thay đổi hay không.

1.2. Tìm hiểu về chữ ký số

Chữ ký số là một dạng mẫu chữ ký điện tử được tạo bằng cách chuyển đổi thông điệp dữ liệu bằng hệ thống mật mã bất đối xứng.

Theo đó, người có được thông điệp dữ liệu gốc và khóa công khai của người ký có thể phán đoán chính xác rằng phép chuyển đổi trên được tạo bằng đúng khóa riêng tương ứng với cùng một cặp khóa công khai và bị khóa. Tính toàn vẹn nội dung của thông điệp dữ liệu kể từ khi thực hiện chuyển đổi ở trên.

Nói một cách đơn giản, chữ ký số (Token) là một thiết bị mã hóa có khả năng mã hóa toàn bộ dữ liệu, thông tin của doanh nghiệp/cá nhân, được sử dụng để thay thế chữ ký trên các tệp tin, tài liệu số trong các giao dịch điện tử trên Internet.

Xem ngay:

2. Chữ ký số và chữ ký điện tử giống hay khác nhau?

Chữ ký số và chữ ký điện tử đều sử dụng với mục đích nhằm thực hiện các giao dịch điện tử. Giữa 2 loại chữ ký này có những điểm giống và khác nhau như sau.

Phân biệt chữ ký số và chữ ký điện tử
Phân biệt chữ ký số và chữ ký điện tử

Điểm giống nhau của 2 loại chữ ký này là đều được xem là 1 dạng chữ ký điện tử online, vì thế giữa chúng sẽ có những điểm tương đồng. Chữ ký số và chữ ký điện tử được sử dụng để thực hiện các giao dịch trên sàn thương mại điện tử. 

Bên cạnh đó, cả 2 loại chữ ký này đều đã được Bộ TT&TT (https://mic.gov.vn) cấp phép sử dụng. Thay thế cho chữ ký tay cá nhân hoặc con dấu của tổ chức/doanh nghiệp khi thực hiện các giao dịch điện tử. 

Còn về điểm khác nhau khi phân biệt chữ ký số và chữ ký điện tử thì CoDX xin mời các đọc giả tìm hiểu ngay nội dung này dưới đây!

3. Phân biệt chữ ký số và chữ ký điện tử chi tiết

3.1. Phân biệt giá trị pháp lý của chữ ký số và chữ ký điện tử

Giá trị pháp lý của chữ ký số và chữ ký điện tử là hoàn toàn khác nhau. Đây cũng chính là yếu tố giúp phân biệt 2 loại chữ ký này.

Giá trị pháp lý của chữ ký số được quy định tại Điều 8, Chương II, Nghị định 130/2018/NĐ-CP như sau:

  • Đối với văn bản cần chữ ký theo yêu cầu của pháp luật: Nội dung văn bản có giá trị khi được ký bằng chữ ký số. 
  • Đối với văn bản cần đóng dấu của cơ quan/tổ chức: Nội dung chỉ có giá trị khi văn bản được ký bằng chữ ký số của cơ quan/tổ chức/doanh nghiệp.
  • Chứng thư số và chữ ký số nước ngoài được cấp phép sử dụng trong nước: Có hiệu lực và giá trị pháp lý tương đương với chữ ký do đơn vị cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số của việt Nam cấp.

Chữ ký điện tử được công nhận đầy đủ pháp lý dựa theo Điều 24 Luật Giao dịch điện tử 2005 để thực hiện ký dữ liệu cần đáp ứng các yêu cầu:

  • Cách sử dụng chữ ký điện tử thể hiện sự chấp thuận của người ký với nội dung thông tin của dữ liệu. Đồng thời cho phép xác minh danh tính người ký.
  • Phương pháp tạo chữ ký phải phù hợp với mục đích thông điệp gửi đi.
  • Đối với văn bản không cần đóng dấu của tổ chức/doanh nghiệp. Thì bắt buộc văn bản đó phải được ký bởi loại chữ ký này.

Xem ngay:

3.2. Phân biệt chữ ký số và chữ ký điện tử về điều kiện đảm bảo an toàn

Điều kiện đảm bảo an toàn chữ ký số được quy định tại Điều 3, Nghị định 130/2018/NĐ-CP. Và chữ ký điện tử được quy định tại Điều 22, Luật giao dịch điện tử 2005.

Chữ ký số và chữ ký điện tử
Phân biệt chữ ký số và chữ ký điện tử về điều kiện đảm bảo an toàn

Trong đó điều kiện đảm bảo an toàn của chữ ký số và chữ ký điện tử như sau:

Chữ ký số được tạo ra bằng sự biến đổi thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống cặp mật mã không đối xứng. Khi có được dữ liệu ban đầu và khoá công khai của người ký thì có thể xác định được:

  • Sự chính xác, vẹn toàn của nội dung kể từ khi bắt đầu thực hiện biến đổi.
  • Việc biến đổi đó được tạo bởi khoá công khai tương ứng với khóa bí mật trong cặp khoá.

Chữ ký điện tử đảm bảo an toàn nếu được kiểm chứng bằng quy trình an toàn do các bên tham gia giao dịch thỏa thuận: 

  • Dữ liệu tạo ra chỉ gắn duy nhất với người ký và thuộc sự kiểm soát của người ký, Thay đổi chữ ký, nội dung dữ liệu sẽ bị phát hiện ngay.
  • Khi tham gia giao dịch điện tử, các bên được phép thỏa thuận về việc có sử dụng chữ ký dạng này hay không. Bên cạnh đó, khi không sử dụng chữ ký vẫn có quyền thực hiện giao dịch điện tử mà không cần ký điện tử.

3.3. Phân biệt các đặc điểm nổi bật của chữ ký số và chữ ký điện tử 

Dưới đây là 5 tiêu chí về đặc điểm giúp phân biệt chữ ký số và chữ ký điện tử. Tham khảo bảng so sánh giữa 2 mẫu chữ ký này:

Yếu tố so sánh

Chữ ký số

Chữ ký điện tử

Tính chất

Chữ ký số có thể được hình dung như một “dấu vân tay” điện tử, được mã hóa và xác định danh tính người thực sự ký nó.

Nó có thể là biểu tượng, hình ảnh, quy trình được đính kèm với tin nhắn hoặc tài liệu biểu thị danh tính của người ký và hành động đồng ý với nó.

Tiêu chuẩn

Sử dụng các phương thức mã hoá mật mã.

Không sử dụng mã hoá. Không phụ thuộc vào các tiêu chuẩn.

Cơ chế xác thực

ID kỹ thuật số dựa trên chứng chỉ.

Xác minh danh tính người ký thông qua Email, mã PIN điện thoại,…

Tính năng

Dùng để bảo mật tài liệu.

Dùng để xác minh tài liệu

Xác nhận

Được thực hiện bởi các cơ quan chứng nhận tin cậy hoặc nhà cung cấp dịch vụ ủy thác.

Không có quá trình xác nhận cụ thể. 

Bảo mật

Độ an toàn cao.

Dễ bị giả mạo.

3.4. Phân biệt chữ ký số và chữ ký điện tử về tính ứng dụng

Hiện nay các doanh nghiệp đều sử dụng cả chữ ký số và chữ ký điện tử ngày càng phổ biến hơn. Điểm qua một vài ứng dụng thực tế của 2 loại chữ ký này.

So sánh tính ứng dụng chữ ký số, chữ ký điện tử
Phân biệt chữ ký số và chữ ký điện tử về tính ứng dụng vào các doanh nghiệp hiện nay

Chức năng của chữ ký số được xác định là để xác thực các văn bản, tài liệu số trên các giao dịch trực tuyến. Người dùng sử dụng chữ ký số để thực hiện các giao dịch như:

  • Ký kết hoá đơn điện tử, hợp đồng trực tuyến
  • Kê khai thuế, nộp BHXH điện tử
  • Kê khai cũng như nộp thuế hải quan điện tử
  • Thực hiện các giao dịch ngân hàng, chứng khoán trên mạng,…

Chữ ký điện tử được dùng nhiều trong các trường hợp kê khai, nộp thuế trực tuyến, khai báo hải quan,…Nó giúp các doanh nghiệp có thể ký hợp đồng với các đối tác thông qua hình thức Online. Không cần gặp nhau trực tiếp nhưng vẫn có thể ký hợp đồng, chỉ cần ký vào file tài liệu văn bản (Word, Excel, PDF,…) rồi gửi qua Email. 

Có thể bạn quan tâm:

Trên đây là toàn bộ thông tin giúp bạn có thể phân biệt chữ ký số và chữ ký điện tử. Từ đó, tránh nhầm lẫn khi sử dụng 2 dạng chữ ký này trên các giao dịch điện tử. Bên cạnh đó, để lựa chọn đơn vị cung cấp chữ ký số an toàn cần xét trên 3 tiêu chí: Tính bảo mật, dịch vụ hỗ trợ và giá thành sử dụng. Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết! Xem thêm nhiều tin hữu ích về chữ ký số tại Công ty chuyển đổi số CoDX.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Công ty TNHH chuyển đổi số CoDX

  • Địa chỉ văn phòng: Toà nhà QTSC R&D Labs 1, Lô 45 đường số 14, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
  • Số điện thoại: 0968 61 23 50
  • Hotline: 1900282581
  • Email: [email protected]
  • Website: https://www.codx.vn
  • Trang tin tức doanh nghiệp: https://businesswiki.codx.vn