Quy định về chữ ký điện tử theo Luật 2023 [CẬP NHẬT MỚI NHẤT]

Quy định về chữ ký điện tử

Trong bối cảnh các giao dịch điện tử diễn ra phổ biến như hiện nay, chữ ký số, điện tử là những thuật ngữ quen thuộc đối với các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp. Như vậy, theo quy định về chữ ký điện tử hiện hành thì chữ ký điện tử có giá trị pháp lý không? Và ở thời điểm hiện tại, luật về chữ ký điện tử như thế nào? Cùng tham khảo những thông tin được mới cập nhật trong bài viết dưới đây của CoDX để hiểu rõ hơn nhé! 

Bạn đang đọc bài viết trên trang quản trị doanh nghiệp của CoDX – nền tảng chuyển đổi số doanh nghiệp toàn diện.

Có thể bạn quan tâm: Cách tạo chữ ký điện tử online cực đơn giản trên Word, Excel

1. Quy định luật về chữ ký điện tử mới nhất hiện nay

Các doanh nghiệp nên cập nhật quy định về chữ ký điện tử theo luật mới nhất hiện nay, cụ thể như sau: 

Theo như Điều 21 của Luật Giao dịch điện tử năm 2005, chữ ký online điện tử được tạo lập ở nhiều dạng khác nhau. Bên cạnh đó, chúng ta cũng được nghe nhắc nhiều về “chữ ký số”. Theo đó, chữ ký số là một của chữ ký điện tử và được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu. Sự biến đổi này sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng. Cụ thể, người có được thông điệp dữ liệu ban đầu và khóa công khai của người ký có thể xác định được chính xác: 

  • Việc biến đổi nêu trên được tạo ra bằng đúng khóa bị mật tương ứng với khóa công khai trong cùng một cặp. 
  • Sự toàn vẹn về mặt nội dung của thông điệp dữ liệu kể từ khi bắt đầu thực hiện việc biến đổi nói trên. 
Quy định về chữ ký điện tử
Những nguyên tắc cơ bản khi dùng chữ ký online điện tử, các bên tham gia giao dịch có quyền thỏa thuận:
  • Sử dụng hoặc không sử dụng những chữ số điện tử để ký thông điệp dữ liệu trong quá trình giao dịch. 
  • Lựa chọn tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký online điện tử trong trường hợp thỏa thuận sử dụng chữ ký có chứng thực.

> Có thể bạn quan tâm:

1.1. Luật về chữ ký điện tử được quy định ở đâu?

Không chỉ câu hỏi “chữ ký điện tử có giá trị pháp lý không” và luật về chữ ký điện tử cũng được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Để xác định tính pháp lý của các loại chữ ký online điện tử hiện nay, doanh nghiệp hay các tổ chức đơn vị có thể căn cứ vào những văn bản pháp luật dưới đây:

  • Luật quy định về giao dịch điện tử năm 2005  
  • Nghị định số 130/2018/NĐ – CP vào ngày 27/9/2018 của Chính Phủ quy định chi tiết về việc thi hành. 
  • Nghị định số 52/2013/NĐ – CP vào ngày 16/05/2013 của Chính phủ về Thương mại điện tử. 
  • Bộ luật dân sự năm 2015 điều chỉnh các loại hợp đồng và giao dịch.

1.2. Quy định về nghĩa vụ của các bên khi sử dụng chữ ký

Quy định về chữ ký điện tử cũng đề cập đến nghĩa vụ của đôi bên khi sử dụng chữ ký online để giao dịch. Cụ thể như sau: 

luật về chữ ký điện tử
Các bên khi sử dụng chữ ký từ xa sẽ có những nghĩa vụ khác nhau.

1.2.1. Đối với người ký

Theo điều 21 luật giao dịch điện tử 2005 quy định về chữ ký điện tử hiện hành, người ký sẽ có một số nghĩa vụ sau đây:

  • Có những biện pháp để tránh việc sử dụng không hợp pháp dữ liệu tạo chữ ký từ xa của chính mình. 
  • Trong trường hợp người dùng phát hiện chữ ký online có thể không còn thuộc sự kiểm soát của mình, phải nhanh chóng sử dụng phương tiện thích hợp để thông báo cho những bên chấp nhận chữ ký từ xa. Cũng như thông báo đến tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký từ xa trong trường hợp chữ ký đó có chứng thực. 
  • Áp dụng những biện pháp cần thiết để đảm bảo được tính chính xác cũng như toàn vẹn của mọi thông tin trong chứng thư điện tử. 
  • Người ký chữ ký phải có trách nhiệm về hậu quả trước pháp luật khi không thực hiện những nghĩa vụ trên. 

1.2.2. Đối với bên chấp nhận chữ ký

Không chỉ những đơn vị doanh nghiệp mà rất nhiều khách hàng cũng quan tâm đến câu hỏi “chữ ký điện tử có giá trị pháp lý không?”. Bên chấp nhận chữ ký online là bên đã thực hiện những nội dung trong thông điệp dữ liệu nhận được trên cơ sở là tin vào chữ ký trực tuyến. Họ có một số nghĩa vụ sau đây: 

  • Tiến hành những biện pháp cần thiết để kiểm chứng mức độ tin cậy của chữ ký online điện tử trước khi bắt đầu chấp nhận chữ ký đó. 
  • Tiến hành những biện pháp cần thiết để xác minh giá trị pháp lý của chứng thư điện tử và một số hạn chế liên quan đến chứng thư điện tử đó.
  • Chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hậu quả do không thực hiện đúng với nghĩa vụ.

2. Quy định về giá trị pháp lý của chữ ký điện tử

2.1. Chữ ký điện tử có giá trị pháp lý không?

Trong quy định về chữ ký điện tử, chữ ký điện tử có giá trị pháp lý không là câu hỏi được tìm kiếm nhiều trong thời gian qua. Mẫu chữ ký được tạo lập ở dạng từ, chữ, số, ký hiệu, âm thanh hay những hình khác phương tiện điện tử khác. Nó gắn liền hay kết hợp một cách logic với thông điệp dữ liệu, có khả năng xác nhận người ký thông điệp và xác nhận sự chấp thuận của người đó đối với nội dung được ký. 

Chữ ký điện tử có giá trị pháp lý không
Chữ ký điện tử có giá trị pháp lý không là câu hỏi được nhiều doanh nghiệp quan tâm.

Theo đó, chữ ký điện tử đáp ứng những yêu cầu về phương pháp tạo chữ ký theo các quy định thì sẽ có giá trị pháp lý như những chữ ký thông thường. (Theo điều 24 luật giao dịch điện tử 2005) 

2.2. Giá trị pháp lý của chữ ký điện tử là gì?

Đây luôn là câu hỏi được nhiều doanh nghiệp và đơn vị quan tâm. Vì vậy, bạn hãy lưu ý rằng, khi ký hợp đồng điện tử, chữ ký từ xa phải đảm bảo về mặt giá trị pháp lý như sau:

Tại điều 24 của Luật giao dịch điện tử năm 2005, quy định chi tiết về giá trị pháp lý của chữ ký online điện tử. Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản hay hợp đồng cần chữ ký, thì chữ ký online có giá trị pháp lý khi đáp ứng những điều kiện như sau:

  • Phương pháp tạo chữ ký số và chữ ký điện tử sẽ cho phép thực hiện hành động xác minh người ký. Đồng thời chứng tỏ được sự chấp thuận của người ký đối với văn bản và hợp đồng đó. 
  • Phương pháp tạo chữ ký đủ tin cậy và phù hợp với mục đích mà theo đó thông điệp dữ liệu được tạo và được gửi đi. 

Trong trường hợp pháp luật quy định bằng văn bản/hợp đồng cần có được đóng dấu của cơ quan/tổ chức thì chữ ký online điện tử của cơ quan/tổ chức đó mới có giá trị pháp lý khi đáp ứng đủ những điều kiện được quy định về chữ ký điện tử cụ thể tại khoản 1 điều 22 của Luật giao dịch điện tử và khi đó chữ ký online điện tử có chứng thực. 

Tổng kết lại, giá trị pháp lý của chữ ký điện tử trong hợp đồng được đảm bảo khi sử dụng trong những giao dịch điện tử theo quy định của pháp luật. Điều này cũng góp phần lớn vào việc thúc đẩy các cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức trong việc sử dụng chữ ký online điện tử ngày càng phổ biến hơn. Điều này nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội và hội nhập chung với mô hình chuyển đổi số toàn cầu hiện nay. 

3. Quy định về điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký

Quy định về chữ ký điện tử
Có một số điều kiện được đưa ra nhằm đảm bảo an toàn cho chữ ký online điện tử.

Theo khoản 1, Điều 22 của luật giao dịch điện tử và theo điều 9 có quy định về chữ ký điện tử rõ như sau: Chữ ký online điện tử được xem là đảm bảo an toàn nếu được kiểm chứng bằng một quy định an toàn do những bên giao dịch thỏa thuận và đáp ứng một số điều kiện sau:

  • Dữ liệu tạo chữ ký online điện tử chỉ gắn duy nhất với người ký trong điều kiện dữ liệu đó được sử dụng. 
  • Dữ liệu để tạo chữ ký online điện tử chỉ thuộc sự kiểm soát của người ký ngay tại thời điểm đó. 
  • Tất cả những thay đổi đối với chữ ký online điện tử sau thời điểm ký đều có thể bị phát hiện. 
  • Mọi thay đổi đối với nội dung của thông điệp dữ liệu sau thời điểm ký hoàn toàn có thể bị phát hiện. 

Xem ngay: Quy định sử dụng chữ ký số trong doanh nghiệp theo luật 2023

4. Một số câu hỏi thường gặp trong quy định về chữ ký điện tử

4.1. Quy định về chữ ký điện tử trên hợp đồng có bắt buộc không?

Theo đó, quy định về chữ ký điện tử cụ thể tại Khoản 1 điều 23 của Luật Giao dịch điện tử hiện hành quy định. Chẳng hạn như trừ một số trường hợp pháp luật có quy định chữ ký điện tử khác, những bên tham gia giao dịch điện tử có quyền thỏa thuận như sau: 

  • Sử dụng hoặc không sử dụng chữ ký online điện tử để ký thông điệp trong quá trình giao dịch. 
  • Sử dụng hoặc không sử dụng đối với chữ ký online điện tử có chứng thực. 
  • Lựa chọn tổ cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký online điện tử đối với trường hợp thỏa thuận dùng chữ ký chứng thực. 

Như vậy, theo quy định chữ ký điện tử trên, những bên tham gia hợp đồng được phép thỏa thuận về việc dùng chữ ký online điện tử. Trong trường hợp khách hàng không dùng chữ ký này vẫn có bên giao dịch điện tử mà không cần ký.

4.2. Quy định chữ ký điện tử có được sử dụng trong ngân hàng không?

Theo Điều 7 Nghị định-Luật số 35/2007/NĐ-CP như sau:

Điều 7. Sử dụng chữ ký online điện tử trong hoạt động ngân hàng
1. Chữ ký online điện tử trong hoạt động ngân hàng bao gồm chữ ký số và các loại chữ ký điện tử khác theo quy định của pháp luật.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền thoả thuận và lựa chọn sử dụng chữ ký online điện tử, trừ trường hợp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định việc sử dụng chữ ký này trong các hoạt động ngân hàng cụ thể.

Theo đó, chữ ký online điện tử được chấp nhận trong hoạt động ngân hàng bao gồm các loại chữ ký số và chữ ký từ xa khác do pháp luật quy định.

Về tổ chức cung cấp chữ ký số trong hoạt động ngân hàng, Điều 6 Nghị định-Luật 35/2007/NĐ-CP quy định như sau:

”Điều 6. Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký online điện tử trong hoạt động kinh doanh ngân hàng

Các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký online điện tử trong hoạt động ngân hàng phải tuân thủ “Luật giao dịch điện tử” và các quy định của Chính phủ về thi hành “Luật giao dịch điện tử” và dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử.” 

4.3. Thực trạng tuân thủ quy định về chữ ký điện tử như thế nào?

Thời gian gần đây, nhiều đơn vị như tổ chức tài chính, ngân hàng, công ty bảo hiểm, y tế… đã sử dụng dịch vụ chữ ký online điện tử, chữ ký số từ xa trên nền tảng di động do các CA lớn cung cấp. Mặc dù mang lại nhiều tiện ích và lợi ích nhưng đằng sau việc ứng dụng các giải pháp kỹ thuật có thực sự đảm bảo độ tin cậy, an toàn, bảo mật và bảo mật của các giao dịch điện tử hay chỉ là công cụ, ứng dụng thay thế? Thay thế chứng thực bảo mật (như OTP hiện nay) khiến khách hàng, người dùng mất niềm tin vào dịch vụ ủy thác chữ ký số trong giao dịch điện tử.

Do thời gian gấp gáp, mong triển khai nhanh, mong dẫn đầu thị trường dịch vụ chữ ký online điện tử, chữ ký số, chứng thư số theo phương thức online từ xa nên một số đơn vị đã cung cấp dịch vụ ra thị trường khi chưa được sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền.

Mới đây, một số đơn vị đã bị Trung tâm Chứng thực Điện tử Quốc gia (NEAC) và Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) yêu cầu tạm dừng cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký từ xa. Do dịch vụ đã bộc lộ lỗ hổng lớn so với tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành của nhà cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký online điện tử, chữ ký số. Điều này nằm ngoài vòng Hành lang pháp lý. 

5. Đơn vị cung cấp chữ ký điện tử đúng quy định

Không chỉ quan tâm đến chữ ký điện tử có giá trị pháp lý không, quy định về chữ ký điện tử, địa chỉ cung cấp chữ ký số đảm bảo đầy đủ yêu cầu theo quy định pháp luật cũng được nhiều người tìm kiếm. Hiện nay, có nhiều Công ty cung cấp chữ ký online điện tử uy tín trên thị trường. Chẳng hạn như VNPT, Viettel…Trong đó, chữ ký VNPT được nhiều khách hàng lựa chọn bởi có chính sách cam kết đầy đủ các giá trị pháp lý theo quy định. 

quy định về chữ ký điện tử
CoDX – đơn vị cung cấp trình ký điện tử, chữ ký số hiệu quả cho các doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, CoDX với dịch vụ cung cấp phần mềm ký số hiện đang là giải pháp chứng thực điện tử vô cùng quan trọng trong môi trường doanh nghiệp. Nó giúp xây dựng một môi trường làm việc, giao dịch điện tử mang nhiều lợi ích, tiện dụng đồng thời đáp ứng đủ yêu cầu quản lý. 

Khi áp dụng, dịch vụ chuyển đổi số CoDX sẽ hỗ trợ doanh nghiệp xác minh đăng ký cũng như phân quyền đơn giản chỉ trong vài bước. Cùng với đó là tích hợp chữ ký số với hệ thống từ đơn vị cung cấp sử dụng nội bộ và bên ngoài với bảo mật cao cấp 2 lớp. 

Hy vọng thông qua những chia sẻ vừa rồi đã giúp bạn có được câu trả lời cho băn khoăn Chữ ký điện tử có giá trị pháp lý không” cũng như những thông tin mới nhất về quy định về chữ ký điện tử. Liên hệ với CoDX qua số hotline: 0968 61 23 50 để được tư vấn chi tiết nhất về trình ký điện tử và chữ kỹ số nhé! Xem thêm nhiều thông tin quản trị khác tại CoDX.