“Gen Z nhảy việc” liên tục đang là vấn đề đáng quan tâm đối với các doanh nghiệp trong những năm gần đây. Gen Z – Thế hệ trẻ năng động và sáng tạo, nhưng cũng có xu hướng nhảy việc cao hơn các thế hệ trước. Điều này gây ra nhiều thách thức cho doanh nghiệp, như chi phí tuyển dụng, đào tạo cao, và ảnh hưởng đến tinh thần làm việc của nhân viên còn lại. Vậy đâu là nguyên nhân khiến Gen Z thích nhảy việc? Và doanh nghiệp có thể làm gì để khắc phục tình trạng này? Hãy cùng CoDX tìm hiểu!
Bạn đang đọc bài viết trên trang tin quản trị của CoDX – Nền tảng chuyển đổi số doanh nghiệp toàn diện |
1. Thực trạng vấn đề gen z nhảy việc hiện nay
Trong những năm gần đây, Gen Z đã trở thành lực lượng lao động chính ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Vì thế, vấn đề của việc nhảy việc trong thế hệ Gen Z hiện nay đang được rất nhiều ban ngành ngành quan tâm, bởi họ sẽ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế quốc gia trong tương lai.
Một nghiên cứu gần đây của Thương hiệu nhà tuyển dụng và môi trường làm việc – ANPHABE, một đơn vị tiên phong trong giải pháp Nhà tuyển dụng tại Việt Nam, đã tập trung vào hơn 14.000 sinh viên trên cả nước để tìm hiểu về hướng nghề nghiệp của họ. Kết quả cho thấy, 95% Gen Z hiểu rõ mong muốn cá nhân và dự định ổn định với công việc đầu tiên ít nhất 1 năm sau khi tốt nghiệp.
Một cuộc khảo sát khác của Anphabe cũng tập trung vào những người Gen Z đã đi làm từ 1-2 năm và gặp những thách thức tương tự. Trong số họ, 60% đã chuyển việc trong năm đầu tiên làm việc, thường do thất vọng với chính sách lương thưởng của công ty mà họ làm việc.
2. Vì sao gen z nhảy việc thường xuyên trong 1 thời gian ngắn?
Trong những năm gần đây, tình trạng Gen Z nhảy việc thường xuyên đã trở thành một vấn đề đáng quan tâm đối với các doanh nghiệp. Một số nguyên nhân phổ biến khiến thế hệ trẻ nhảy việc bao gồm:
2.1 Thích trải nghiệm đa dạng nhiều lĩnh vực
Gen Z là thế hệ được tiếp xúc với nhiều nguồn thông tin và cơ hội hơn các thế hệ trước. Họ có xu hướng thích trải nghiệm đa dạng nhiều lĩnh vực để tìm ra sở thích và đam mê của bản thân. Nếu công việc hiện tại không đáp ứng được nhu cầu này, nhân viên nghỉ việc để tìm kiếm một cơ hội mới.
2.2 Chưa tìm được định hướng phù hợp
Các bạn mới ra trường thường chưa rõ hướng cho tương lai của mình khi bước chân vào thị trường việc làm. Trong môi trường không phù hợp, gen Z thường gặp áp lực đến tâm lý. Điều này khiến nhiều bạn trẻ sẵn sàng quyết định từ bỏ công việc khi thấy khó khăn và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của họ.
2.3 Ưu tiên sự cân bằng giữa cuộc sống và công việc
Thế hệ Gen Z luôn mong muốn và ưu tiên sự cân bằng giữa cuộc sống và nghề nghiệp. Họ mong muốn một công việc phải đem lại niềm vui nhưng phải đảm bảo về cả mặt tài chính và tinh thần. Nếu công việc hiện tại không đáp ứng đủ các tiêu chí này, Gen z nhảy việc để tìm kiếm một nguồn việc làm phù hợp với phong cách sống của họ.
2.4 Gen z có cái “tôi” lớn
Hầu như phần lớn các bạn trẻ hiện nay đều rất đam mê học hỏi và sáng tạo, tuy nhiên, đi kèm với đó là cái bản tôi của Gen Z khá lớn. Họ dễ bị tổn thương khi gặp phải lời chỉ trích hoặc không đồng quan điểm với đồng nghiệp và quản lý. Đồng thời, họ tự tin rằng có thể dễ dàng tìm kiếm công việc mới, vì vậy họ không quá lo lắng về việc nhảy việc.
2.5 Doanh nghiệp không đáp ứng được nguyện vọng của gen Z
Ngoài những nguyên nhân nêu trên, Gen Z cũng có thể nhảy việc bất cứ lúc nào nếu doanh nghiệp không đáp ứng được nguyện vọng của họ, chẳng hạn như:
- Mức lương và chế độ đãi ngộ phù hợp.
- Môi trường làm việc năng động, sáng tạo.
- Cơ hội học tập và phát triển.
- Văn hóa doanh nghiệp lành mạnh.
3. Doanh nghiệp cần làm gì để giữ chân gen z gắn bó lâu dài?
Để giữ chân nhân viên trẻ gắn bó lâu dài và tránh trường hợp Gen z nhảy việc, các doanh nghiệp cần có những giải pháp phù hợp để đáp ứng được nhu cầu, mong muốn của thế hệ này. CoDX đề xuất một số gợi ý như:
3.1 Chú trọng vào trải nghiệm nhân viên
Gen Z là thế hệ có xu hướng quan tâm đến trải nghiệm cá nhân. Một môi trường làm việc tốt sẽ giúp nhân viên cảm thấy hài lòng và gắn bó với công ty. Doanh nghiệp cần chú trọng đến trải nghiệm nhân viên để tạo ra một môi trường làm việc hấp dẫn, thu hút và giữ chân Gen Z. Chẳng hạn như:
- Tạo môi trường làm việc tích cực, thân thiện.
- Cung cấp cơ hội học tập và phát triển.
- Chế độ phúc lợi, đãi ngộ phù hợp.
- Cơ hội thăng tiến rõ ràng.
3.2 Xây dựng môi trường làm việc hiện đại, linh hoạt
Gen Z được tiếp cận với công nghệ từ sớm, do đó thế hệ này có xu hướng thích ứng cao với công nghệ và yêu thích sự linh hoạt. Họ mong muốn được làm việc trong một môi trường làm việc hiện đại, được áp dụng các công nghệ mới và có thể linh hoạt trong thời gian cũng như địa điểm làm việc. Để hạn chế tối đa tình trạng Gen Z nhảy việc, các doanh nghiệp hãy:
- Trang bị công nghệ hiện đại.
- Chế độ làm việc linh hoạt.
- Tạo nhiều cơ hội làm việc từ xa.
3.3 Cung cấp chính sách phúc lợi, đào tạo đầy đủ
Gen Z có nhu cầu học hỏi và phát triển cao, họ thích được làm việc trong một môi trường mang lại cho họ cơ hội phát triển bản thân. Doanh nghiệp cần cung cấp cho nhân viên các chính sách phúc lợi và đào tạo đầy đủ, giúp họ phát huy hết khả năng của mình:
- Bảo hiểm sức khỏe.
- Chế độ nghỉ phép.
- Chương trình đào tạo và phát triển.
- Cơ hội tham gia các dự án, chương trình mới.
3.4 Xây dựng lộ trình thăng tiến, phát triển sự nghiệp rõ ràng
Thế hệ trẻ Gen Z có tham vọng và mong muốn được thăng tiến trong sự nghiệp. Doanh nghiệp cần xây dựng một lộ trình thăng tiến, phát triển sự nghiệp rõ ràng để giúp Gen Z xác định được mục tiêu và định hướng phát triển của bản thân.
Việc giữ chân Gen Z gắn bó lâu dài là một thách thức đối với các doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp có thể hiểu rõ những nhu cầu và mong muốn của thế hệ này và có những giải pháp phù hợp, doanh nghiệp sẽ có thể thu hút và hạn chế tình trạng Gen Z nhảy việc diễn ra.
Bài viết liên quan:
|
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
- Hotline: 1900 25 25 81 – Số điện thoại: 0968 61 23 50
- Email: [email protected] | Website: https://www.codx.vn
- Trang Tin tức – Kiến thức Quản trị: https://businesswiki.codx.vn
- Địa chỉ văn phòng: Toà nhà QTSC R&D Labs 1, Lô 45 đường số 14, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh