Công nghệ chuyển đổi số đã và đang có những tác động tích cực đến mọi khía cạnh của cuộc sống, giúp doanh nghiệp thay đổi hình thức vận hành từ truyền thống sang các mô hình thông minh, gia tăng hiệu suất. Vậy cụ thể có những công nghệ phổ biến nào? Hãy cùng Chuyển đổi số CoDX tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc bài viết trên trang Kiến thức chuyển đổi số của CoDX – nền tảng chuyển đổi số doanh nghiệp toàn diện. |
1. Công nghệ chuyển đổi số là gì?
Công nghệ chuyển đối số được hiểu là những công cụ, hạ tầng kỹ thuật số giúp doanh nghiệp chuyển đổi từ mô hình truyền thống sang hiện đại. Nhờ việc áp dụng các công nghệ như: Dữ liệu lớn – Big data, Internet vạn vật – IoT, điện toán đám mây (Cloud),… để thay đổi mọi mặt trong doanh nghiệp bao gồm lãnh đạo điều hành, quy trình làm việc, văn hóa doanh nghiệp,…
2. 10 công nghệ chuyển đổi số cốt lõi thúc đẩy chuyển đổi thành công
Dưới đây là 10 xu hướng công nghệ chuyển đổi số phổ biến mà doanh nghiệp có thể tham khảo để áp dụng phù hợp với mô hình kinh doanh của mình:
- Big Data (Dữ liệu lớn);
- IoT (Internet vạn vật):
- AI (Trí tuệ nhân tạo);
- Cloud (Điện toán đám mây);
- Blockchain (Công nghệ chuỗi – khối);
- RPA (Tự động hoá chu trình với Robot);
- Augmented Reality (Thực tế ảo tăng cường AR);
- Công nghệ 3D;
- Công nghệ trên di động 5G;
- Tích hợp công nghệ dựa vào API.
2.1. Công nghệ chuyển đổi số Big Data (Dữ liệu lớn)
Big data là tập hợp dữ liệu lớn và phức tạp, rất khó quản lý, lưu trữ và phân tích các dữ liệu này bằng công cụ truyền thống. Tập dữ liệu trong big data có thể bao thể bao gồm các dữ liệu có cấu trúc, không cấu trúc và bán cấu trúc. Ứng với mỗi tệp dữ liệu lớn sẽ phù hợp insight khác nhau để doanh nghiệp phân tích, khai thác.
Các giải pháp Big Data cung cấp các công cụ công nghệ để lưu trữ, tìm kiếm, phân tích dữ liệu trong vài giây. Qua đó tìm các mối quan hệ và nêu ra những hiểu biết về dữ liệu để cải thiện các vấn đề trong doanh nghiệp.
Một số ứng dụng của Big Data có thể kể đến như:
- Cải thiện trải nghiệm khách hàng thông qua phân tích dữ liệu hành vi người dùng.
- Phân tích dự đoán xu hướng thị trường
- Kết hợp và quảng cáo theo thời gian thực
- Phân tích hành vi tiêu dùng
2.2. Công nghệ IoT (Internet vạn vật)
Công nghệ chuyển đổi số Internet vạn vật là sự kết hợp của nhiều thiết bị thông qua cảm biến, các phần mềm công nghệ cho phép các thiết bị thu thập và trao đổi dữ liệu với nhau. Các thiết bị được kết nối với internet sẽ có nhiều tính năng thông minh với khả năng gửi và nhận thông tin, tự động hóa các hoạt động dựa vào thông tin nhận và gửi.
IoT giúp tối ưu hóa trải nghiệm người dùng bằng việc tận dụng những máy móc có khả năng kết nối internet để tạo nên các trải nghiệm số độc đáo hơn với công nghệ AR, VR,… Các xu thế công nghệ này được sử dụng phổ biến ở những lĩnh vực: nhà hàng, khách sạn, thời trang, du lịch,…
2.3. Công nghệ chuyển đổi số AI (Trí tuệ nhân tạo)
Trí tuệ nhân tạo AI được đánh giá là công nghệ chuyển đổi số giữ vai trò quan trọng. Đây là hệ thống công nghệ có thể mô phỏng lại quá trình hoạt động trí tuệ của con người. AI mang đến những lợi ích như giúp tối ưu hóa các nhiệm vụ phức tạp, cải thiện hiệu suất công việc, tiết kiệm thời gian và hạn chế lỗi sai.
Trong công nghệ AI, có nhiều phương pháp và kỹ thuật khác nhau, bao gồm học máy (machine learning), học sâu (deep learning), xử lý ngôn ngữ tự nhiên (natural language processing),… Các ứng dụng của AI phổ biến như: hệ thống hỗ trợ ra quyết định, ứng dụng trong y tế, lái xe tự động, nhận diện giọng nói,…
2.4. Công nghệ Cloud (Điện toán đám mây)
Công nghệ điện toán đám mây Cloud là hình thức sử dụng các tài nguyên máy tính như máy chủ, lưu trữ, mạng và các phần mềm thông qua internet. Ứng dụng công nghệ chuyển đổi số này, doanh nghiệp không cần đầu tư nhiều vào các hệ thống hạ tầng máy tính, máy chủ.
Điện toán đám mây giúp doanh nghiệp linh hoạt trong nhu cầu sử dụng tài nguyên. Thay vì đầu tư các hệ thống cơ sở hạ tầng riêng, doanh nghiệp thuê dịch vụ từ nền tảng đám mây, tiết kiệm được khoản lớn chi phí cho việc lưu trữ. Bên cạnh đó, công nghệ cloud cho phép sử dụng ở bất kỳ đâu khi có kết nối internet.
2.5. Công nghệ chuyển đổi số Blockchain
Blockchain là một cơ chế cơ sở dữ liệu cho phép chia sẻ thông tin minh bạch trong một mạng lưới. Dựa vào công nghệ phân tán và phi tập trung và được tổ chức thành các khối, liên kết với nha qua các mật mã, blockchain gia tăng tính bảo mật của dữ liệu. Nhờ vào đặc điểm này, blockchain được ứng dụng mạnh mẽ trong các hoạt động tài chính, chuỗi cung ứng, y tế,…
2.6. Tự động hóa quy trình Robot (RPA)
Tự động hóa quy trình Robot (RPA) là công nghệ chuyển đổi số được có tính ứng dụng cao trong các doanh nghiệp hiện nay. RPA là hình thức tự động hóa quy trình bằng phần mềm, ghi nhận và mô phỏng tự động các tác vụ cần thiết để xử lý dữ liệu và đưa ra phản hồi cụ thể. Công nghệ này giúp ích cho doanh nghiệp xử lý các công việc mang tính lặp đi lặp lại, tối ưu thời gian và gia tăng năng suất.
RPA được “đào tạo” theo các hoạt động của con người, trang bị khả năng tìm kiếm thông tin, xử lý dữ liệu, giao tiếp với các hệ thống khác. Điều này giúp khả năng thực hiện công việc xuyên suốt, không gián đoạn và không cần sự can thiệp của con người.
2.7. Thực tế ảo tăng cường AR – VR
Công nghệ thực tế ảo tăng cường (AR – Augmented reality) là sự tích hợp các thông tin kỹ thuật số với môi trường của người dùng trong thời gian thực. Nếu như công nghệ thực tế ảo (VR) tạo ra môi trường hoàn toàn nhân tạo, thì công nghệ thực tế ảo tăng cường AR cho phép người dùng trải nghiệm kỹ thuật số trong thế giới thực. Điều này thường được thực hiện thông qua các thiết bị như điện thoại di động, máy tính bảng hoặc kính AR.
Công nghệ AR đang phát triển và mở ra nhiều cơ hội mới trong các lĩnh vực khác nhau, từ giáo dục, y tế đến giải trí, du lịch…
2.8. Công nghệ 3D trong chuyển đổi số
Công nghệ 3D là xu hướng công nghệ chuyển đổi số nổi bật trong nhiều năm gần đây. Công nghệ này mang đến cho người dùng trải nghiệm trực quan của các mô hình thông qua mô phỏng đối tượng, cảnh quan và ứng dụng thực hiện.
Công nghệ 3D có ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như thiết kế sản phẩm, quảng cáo, giáo dục, y tế, kiến trúc, và giải trí.
2.9. Chuyển đổi số với công nghệ trên Di động 5G
Công nghệ di động 5G là thế hệ thứ 5 công công nghệ mạng không dây, cung cấp tốc độ kết nối Internet nhanh hơn, độ trễ thấp hơn và khả năng kết nối hàng tỷ thiết bị cùng một lúc. Đây là một bước tiến quan trọng trong lĩnh vực viễn thông và truyền thông, thúc đẩy quá trình chuyển đổi số. Công nghệ 5g với tiềm năng cung cấp nền tảng cho các ứng dụng, dịch vụ mới như: xe tự lái, IoT, thực tế ảo và thực tế ảo tăng cường.
2.10. Tích hợp công nghệ dựa trên API
API (Application Programming Interface) là một tập hợp các quy tắc và giao thức cho phép các phần mềm ứng dụng giao tiếp với nhau. API định nghĩa cách các thành phần của phần mềm nên tương tác, bao gồm các loại yêu cầu được gửi và nhận, cấu trúc của dữ liệu truyền, các thao tác cụ thể,…
API cho phép các ứng dụng hoạt động cùng nhau, chia sẻ dữ liệu một cách an toàn và hiệu quả. Các nhà phát triển sử dụng API để tạo ra các ứng dụng mới bằng cách kết hợp các chức năng và dịch vụ từ các ứng dụng khác. API giúp doanh nghiệp tạo ra một hệ thống bài bản để xử lý các công việc kinh doanh nhanh chóng, tối ưu chi phí.
3. Chuyển đổi số hiệu quả với Lạc Việt
Công nghệ là yếu tố không thể tách rời trong quá trình chuyển đổi số. Ứng dụng công nghệ chuyển đổi số đúng cách vào quá trình vận hành doanh giúp doanh nghiệp tối ưu hoạt động, gia tăng năng suất, tiết kiệm thời gian, chi phí.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
- Hotline: 1900 25 25 81 – Số điện thoại: 0968 61 23 50
- Email: [email protected] | Website: https://www.codx.vn
- Trang Tin tức – Kiến thức Quản trị: https://businesswiki.codx.vn
- Địa chỉ văn phòng: Toà nhà QTSC R&D Labs 1, Lô 45 đường số 14, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
CHUYỂN ĐỔI SỐ THEO LĨNH VỰC - NGÀNH NGHỀ |