Ma trận BCG của Vinamilk là bài học chiến lược kinh doanh được nhiều doanh nghiệp hiện nay học hỏi và áp dụng thành công. Đây cũng là một công cụ giúp Vinamilk trở thành thương hiệu cung cấp các thực phẩm từ sữa hàng đầu Việt Nam. Cùng CoDX phân tích ma trận BCG và chiến lược SBU của Vinamilk nhé!
Bạn đang đọc bài viết trên trang kiến thức quản trị của CoDX – nền tảng chuyển đổi số doanh nghiệp toàn diện. |
Cùng chủ đề:
- Phân tích chi tiết ma trận BCG của TH True Milk 2024
- Ma trận BCG là gì? Phân tích chi tiết và cách áp dụng
1. Giới thiệu chung về Vinamilk
Vinamilk là công ty hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh các sản phẩm sữa và thực phẩm từ sữa. Thương hiệu này được thành lập vào năm 1976 với tên gọi Ban Quản lý Các nhà máy Sữa miền Nam.
Theo như nghiên cứu của Wikipedia, Vinamilk hiện là doanh nghiệp hàng đầu trong ngành công nghiệp sữa tại Việt Nam. Theo đó, thương hiệu này chiếm hơn 54% thị phần sữa nước, 40,6% thị phần sữa bột, 33,9% thị phần sữa chua uống, 84,5% thị phần sữa chua ăn và 79,7% thị phần sữa đặc trên thị trường cả nước.
Hiện nay, Vinamilk có hơn 13.000 nhân viên và hơn 240.000 cổ đông, với doanh thu năm 2020 đạt gần 61.000 tỷ đồng. Không chỉ dừng lại ở đó, công ty này còn có mạng lưới phân phối rộng khắp trong nước và xuất khẩu sang hơn 50 quốc gia trên thế giới. Vinamilk luôn cam kết mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng cao, an toàn và bổ dưỡng, góp phần nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người Việt.
Để đáp ứng được nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng, Vinamilk đã cho ra mắt các dòng sản phẩm đa dạng khác nhau như:
- Sữa nước
- Sữa chua
- Sữa bột dành cho bà mẹ mang thai và trẻ em
- Bột ăn dặm
- Sản phẩm dinh dưỡng dành cho người lớn
- Sữa đặc
- Nước giải khát
- Kem ăn
- Phô mai
- Sữa thực vật
- Đường và nước giải khát
Nguồn tham khảo: https://www.vinamilk.com.vn/vi/nhan-hieu
2. Chiến lược áp dụng ma trận BCG của Vinamilk
Cũng giống như các ma trận BCG khác, ma trận BCG của Công ty CP sữa Việt Nam được chia thành 4 ô tương ứng với 4 SBU khác biệt:
- SBU dấu chấm hỏi – Sữa bột
- SBU ngôi sao – Sữa chua, Sữa nước
- SBU bò sữa – Sữa đặc
- SBU con chó – Kem cây (Nhóc Kem)
2.1 Ô ngôi sao trong ma trận BCG của Vinamilk
Đại diện cho ô ngôi sao trong ma trận BCG của Vinamilk là 2 sản phẩm Sữa chua và sữa nước. Đây chính là 2 mặt hàng chủ lực và có tỷ trọng đóng góp lớn nhất trong doanh thu từ thị trường của thương hiệu này. Đối với các sản phẩm trong ô ngôi sao, Vinamilk luôn tập trung vào việc cải thiện chất lượng sản phẩm và giá trị dinh dưỡng mang lại cho khách hàng.
2.2 Ô chấm hỏi trong chiến lược SBU của Vinamilk
Tiếp theo, ô chấm hỏi của ma trận là sản phẩm sữa bột của Vinamilk. Chiếm 30% thị phần sữa bột tại khu vực nông thôn, dòng sản phẩm này của Vinamilk có tiềm năng phát triển rất lớn.
Ngược lại, ở các thành phố lớn, Vinamilk còn khá chật vật khi phải cạnh tranh với các hãng sữa ngoại nhập nổi tiếng vì tâm lý chuộng hàng ngoại của người tiêu dùng.
Với sự nhạy bén của mình, Vinamilk không bó buộc phạm vi sử dụng cho trẻ em mà còn mở rộng đối tượng khách hàng sang cả người lớn như phụ nữ có thai, người cao tuổi, người thừa cân,…
Bên cạnh đó, chiến lược SBU của Vinamilk trong trường hợp này là đẩy mạnh các hoạt động Marketing để duy trì hình ảnh thương hiệu và cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường.
2.3 Bò sữa trong ma trận BCG của Vinamilk
Nằm trong ô bò sữa của ma trận BCG của Vinamilk là sản phẩm sữa đặc. Mặc dù xuất hiện khá sớm trên thị trường những đến nay sản phẩm này vẫn giữ được vị thế nhất định trên thị trường.
SBU sữa đặc được nhận xét là có thị phần cao nhưng mức tăng trưởng còn khá hạn chế khi phải cạnh tranh với 2 ông lớn ngành sữa đặc là Ông Thọ và Ngôi Sao Phương Nam.
Chiến lược SBU của Vinamilk dành cho dòng sản phẩm này là tiếp tục duy trì đầu tư. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần đẩy mạnh sản phẩm hướng đến phân khúc khách hàng bình dân và đa dạng các kênh phân phối sản phẩm.
2.4 Chó mực trong ma trận BCG của Vinamilk
Nhóc Kem là sản phẩm nằm trong góc phần tư cuối cùng của ma trận BCG của Vinamilk, SBU con chó. Sản phẩm này ngay từ khi ra mắt đã phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt với kem que Merino hay Celano và lợi nhuận không cao bằng kem hộp Vinamilk.
Chính vì vậy, sau một thời gian đưa vào kinh doanh thì sản phẩm này đã bị dừng đầu tư, ngừng sản xuất và rút lui khỏi thị trường.
|
3. Kinh nghiệm áp dụng ma trận BCG của Vinamilk
Thật không quá khi nói Vinamilk là một ông hoàng marketing tại Việt Nam hiện nay. Một trong những chiến lược thành công nhất mà doanh nghiệp này đã áp dụng trong hoạt động kinh doanh của mình là BCG.
Dưới đây là những bài học quý báu mà chúng ta có thể rút ra từ ma trận BCG của Vinamilk:
- Đánh giá chi tiết từng nhóm sản phẩm và xác định chiến lược phù cho từng nhóm để tối ưu hiệu quả phát triển.
- Tập trung đầu tư, đẩy mạnh các sản phẩm tiềm năng để duy trì và gia tăng thị phần trên thị trường cạnh tranh.
- Kiên trì đầu tư cho sản phẩm ở SBU chấm hỏi. Mặc dụ thị trường này không phát triển mạnh mẽ nhưng thị phần sản phẩm vẫn giữ ở mức cao. Vinamilk đã đánh giá kỹ lưỡng và đưa ra các biện pháp đầu tư hợp lý vào các sản phẩm nào để tận dụng triệt để thị phần hiện có cũng như tìm kiếm cơ hội mới.
- Nhờ vào ma trận BCG, Vinamilk đã nhận thấy việc phát triển thêm các dòng sản phẩm đa dạng có thể giúp họ tận dụng nhiều cơ hội mới từ các thị trường khác nhau. Tuy nhiên, cần hết sức cẩn thận để đảm bảo rằng bảng kế hoạch công việc được triển khai một cách hợp lý nhất.
Trên đây là những phân tích chi tiết về ma trận BCG của Vinamilk, doanh nghiệp có thể tham khảo và tiếp thu những chiến lược SBU phù hợp với tình hình hiện tại của mình. Theo dõi bài viết của CoDX để cập nhật những thông tin quản trị doanh nghiệp bổ ích nhất.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Công ty TNHH Hợp Tác Chuyển đổi số CoDX
- Hotline: 1900 25 25 81 – Số điện thoại: 0968 61 23 50
- Email: [email protected] | Website: https://www.codx.vn
- Trang Tin tức – Kiến thức Quản trị: https://businesswiki.codx.vn
- Địa chỉ văn phòng: Toà nhà QTSC R&D Labs 1, Lô 45 đường số 14, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh