Các loại chi phí trong doanh nghiệp [7 CHI PHÍ BẮT BUỘC]

Hiện nay, hoạt động của mỗi doanh nghiệp cần đến nhiều khoản chi phí khác nhau. Đồng thời, số tiền phải bỏ ra cho các loại chi phí trong doanh nghiệp luôn là câu hỏi mà nhiều người quan tâm. Cùng CoDX tham khảo những chia sẻ mới nhất trong bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời thỏa đáng nhé! 

Bạn đang đọc bài viết trên trang Kiến thức quản trị của CoDX – nền tảng chuyển đổi số doanh nghiệp toàn diện

1. Chi phí doanh nghiệp là gì?

Chi phí doanh nghiệp là “sự giảm bớt lợi ích kinh tế dưới hình thức giảm tài sản hoặc tăng nợ phải trả trong kỳ kế toán”- Theo định nghĩa của Chuẩn mực kế toán quốc tế 

Hiểu một cách đơn giản, chi phí trong doanh nghiệp chính là toàn bộ chi phí để thực hiện sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hay các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp. Cùng với đó là các khoản tiền thu thuế mà doanh nghiệp cần phải bỏ ra để thực hiện hoạt động kinh doanh trong thời điểm nhất định. 

Trong quá trình hoạt động, các loại chi phí trong doanh nghiệp là loại chi phí mang tính phát sinh và cần thiết để vận hành hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty. 

Xem thêm: [TOP 10] Chiến lược cắt giảm chi phí HIỆU QUẢ NHẤT 2023

khái niệm các loại chi phí trong doanh nghiệp
Khái niệm về chi phí trong doanh nghiệp

2. Các loại chi phí trong doanh nghiệp phổ biến nhất  

Để vận hành quá trình kinh doanh một cách tốt, doanh nghiệp cần phải trả rất nhiều loại chi phí khác nhau. Các chi phí đó sẽ được CoDX phân tích cụ thể ngay dưới đây:

2.1. Các loại chi phí thành lập doanh nghiệp

Đầu tiên, để một doanh nghiệp có thể đi vào hoạt động vận hành, doanh nghiệp đó cần phải đóng đầy đủ các khoản phí thành lập doanh nghiệp. Các lệ phí về đăng ký doanh nghiệp được nộp tại Sở kế hoạch và đầu tư. Các khoản chi bao gồm: 

  • Lệ phí đăng ký thành lập doanh nghiệp theo Thông tư là 100.000 VNĐ/lần.
  • Các khoản mức phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp 100.000 VNĐ. 
  • Chi phí để khắc con dấu doanh nghiệp: Loại chi phí này sẽ phụ thuộc vào đơn vị cung cấp dịch vụ khắc dấu. Mức giá sẽ dao động từ 200.000 – 300.000 VNĐ. 
  • Chi phí làm biển cho doanh nghiệp. Tùy vào đơn vị làm biển mà mức giá này sẽ có sự khác nhau. Mức giá dao động từ 300.000 – 1.500.000 VNĐ. Sự chênh lệch về giá sẽ tùy vào chất liệu và kích thước bạn lựa chọn. 
  • Phí mua chữ ký số doanh nghiệp: Loại chữ ký này ở dạng USB được mã hóa để dùng thay cho chữ ký và con dấu của người đại diện. Chi phí này sẽ phụ thuộc vào nhà cung cấp và số năm sử dụng dịch vụ chữ ký số. Theo đó, chữ ký số từ 3 năm sử dụng dao động từ 1.500.000 – 2.000.000 VNĐ. 
  • Khai và nộp lệ phí môn bài: Vốn đăng ký dưới 10 tỷ lệ phí môn bài là 2.000.000 đồng/năm. Vốn đăng ký trên 10 tỷ đồng, lệ phí môn bài 3.000.000 đồng/năm. Thực hiện theo quy định tại Nghị định số 22/2020/NĐ-CP, và một số điều của Nghị định số 139/2016/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung. Đối với doanh nghiệp thành lập năm 2021 sẽ được miễn lệ phí môn bài hàng năm trong năm đầu tiên thành lập.
  • Phát hành hóa đơn điện tử – hóa đơn giá trị gia tăng: Hóa đơn điện tử là hóa đơn được thể hiện dưới dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập, ghi. Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, ký số theo yêu cầu bằng phương tiện điện tử, kể cả trường hợp tạo hóa đơn từ máy tính tiền có kết hợp truyền dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.
STT Loại chi phí khi thành lập doanh nghiệp Số tiền 
1 Chi phí nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp 100.000 VNĐ
2 Mức phí công bố thông tin doanh nghiệp 100.000 VNĐ
3 Mức phí khắc con dấu của doanh nghiệp 300.000 VNĐ
4 Chi phí làm biển doanh nghiệp 300.000 VNĐ
5 Mức phí mua chữ ký số 1.500.000 VNĐ
6 Kê khai và nộp lệ phí môn bài 2.000.000 VNĐ
7 Chi phí mua hóa đơn điện tử và phát hành hóa đơn GTGT 850.000 VNĐ
Các loại chi phí trong doanh nghiệp
Các loại chi phí thành lập doanh nghiệp

2.2. Các loại chi phí văn phòng trong doanh nghiệp

Bên cạnh đó, các loại chi phí trong doanh nghiệp được nhắc đến khá nhiều là phí thuê văn phòng, tiền mua các thiết bị máy móc…

  • Chi phí thuê văn phòng: Một số doanh nghiệp nếu không có trụ sở phải đi thuê văn phòng. Do đó, chi phí này được tính vào phí quản lý. Hiện nay, có nhiều dạng văn phòng cho thuê như văn phòng chia sẻ, văn phòng trọn gói hay nhà nguyên căn…
  • Chi phí máy móc, thiết bị văn phòng: Nếu doanh nghiệp thực hiện sản xuất hàng hóa, cần phải sắm các trang thiết bị máy móc. Đó là những dụng cụ cần thiết phục vụ cho quá trình lao động. 
  • Chi phí văn phòng phẩm hàng tháng: Các loại văn phòng phẩm như giấy bút, mực in, chi phí in ấn, bao thư, máy in, máy tính…được tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp. 

2.3. Các loại chi phí lương cho nhân viên, nhân công trong doanh nghiệp

Thực tế, lương và các khoản chi phí cho nhân công là khoản bắt buộc mà doanh nghiệp nào cũng cần phải thanh toán hằng tháng cho người lao động. Bên cạnh lương, doanh nghiệp còn phải trả thêm các khoản về bảo hiểm xã hội, phụ cấp…Đây là khoản phí hoạt động chiếm tỷ lệ khá lớn trên tổng số các khoản chi phí mà doanh nghiệp phải chi trả hằng tháng, hằng năm. 

2.4. Chi phí phần mềm cho hoạt động kinh doanh của công ty

Các loại chi phí trong doanh nghiệp cần có chính là khoản chi mua phần mềm quản trị doanh nghiệp cho hoạt động kinh doanh. Cụ thể: 

  • Doanh nghiệp dịch vụ: Đó là khoản chi phí để mua các phần mềm khác nhau. Chẳng hạn như phần mềm văn phòng điện tử, kế toán hay hành chính nhân sự…
  • Doanh nghiệp sản xuất: Phần mềm giúp hỗ trợ quản lý văn phòng, nhân sự và quản trị hoạt động sản xuất. 

Đối với chi phí cho hoạt động này, doanh nghiệp có thể thực hiện việc mua hoặc thuê. Hai hình thức này được phân biệt cơ bản như sau:

  • Hình thức mua: Doanh nghiệp sẽ mua code riêng phần mềm. Thông thường, những doanh nghiệp lớn sẽ lựa chọn hình thức này. Chi phí và bảo mật của phần mềm được đánh giá rất cao. Thông thường sẽ từ trên 1 tỷ cho 1 phần mềm.
  • Hình thức thuê cloud: Nhà cung cấp sẽ xây dựng sẵn các phân hệ quản trị và thuê theo user để sử dụng. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ lựa chọn hình thức này để tiết kiệm chi phí tối đa cho doanh nghiệp. 

Hiện nay, trên thị trường, những đơn vị cung cấp dịch vụ thuê cloud nhận được sự quan tâm lớn của doanh nghiệp. Trong đó, Misa, Base, CoDX là những thương hiệu đáng tin cậy, hiện được rất nhiều công ty lớn nhỏ trên cả nước lựa chọn. Hiện nay, có hơn 1.000 doanh nghiệp đồng hành, chia sẻ và lựa chọn trải nghiệm các dịch vụ tại CoDX, một trong những nền tảng số hỗ trợ người dùng trong việc quản trị tài chính và quản trị nguồn nhân lực hiệu quả. 

Các loại chi phí trong doanh nghiệp
Chi phí phần mềm cho hoạt động kinh doanh của công ty

2.5. Chi phí nguyên vật liệu trong sản xuất kinh doanh 

Một trong các loại chi phí trong doanh nghiệp khi hoạt động chính là khoản chi về nguyên vật liệu. Khoản chi này bao gồm tất cả những giá trị của nguyên liệu cần thiết để có thể sản xuất ra sản phẩm. Khoản chi này bao gồm cho nguyên liệu chính và các nguyên liệu cho được dùng cho hoạt động sản xuất. Cụ thể:

  • Nguyên vật liệu chính sẽ bao gồm những nguyên liệu được dùng trong quá trình sản xuất. Khoản nguyên liệu chính này thường được lên kế hoạch trước theo mức định sẵn. 
  • Nguyên vật liệu phụ là những nguyên liệu được dùng kết hợp với nguyên liệu khác để tăng tính thẩm mỹ cũng như tăng chất lượng sản phẩm.

2.6. Chi phí khấu hao tài sản cố định trong doanh nghiệp 

Chi phí khấu hao tài sản cố định (TSCĐ) là số tiền mà một công ty cần phải trả cho tài sản cố định trong hoạt động kinh doanh của mình. Có hai loại khấu hao, khấu hao hữu hình và khấu hao vô hình. Trong số đó, khấu hao hữu hình là số tiền khấu hao mà doanh nghiệp cần phải trả dựa trên thời gian sử dụng hữu ích của tài sản cố định. Chi phí khấu hao vô hình là tài sản được tính vào giá trị doanh nghiệp mặc dù tài sản đó không tồn tại.

Ví dụ: TSCĐ hữu hình của doanh nghiệp bao gồm các loại: nhà xưởng, máy móc, phương tiện vận chuyển, thiết bị quản lý,… Trong đó chi phí nhà xưởng, máy móc chiếm tỷ trọng cao nhất.

Ngoài ra, có một số trường hợp đặc biệt doanh nghiệp không cần trích khấu hao: TSCĐ đã hết thời hạn sử dụng nhưng vẫn đang sử dụng, TSCĐ chưa kê khai trên sổ sách kế toán,… TSCĐ được sử dụng vì mục đích hạch toán, mục đích lợi ích phục vụ người lao động…

2.7. Các loại chí phí trong doanh nghiệp khác

Ngoài các khoản trên, còn có một số khoản khác mà doanh nghiệp phải trả cho các hoạt động kinh doanh của mình. Số tiền này có thể là phí quản lý khách hàng, phí quảng cáo, phí chăm sóc khách hàng, v.v. Đây là số tiền cố định nên có thể cắt giảm theo kế hoạch theo mục đích riêng của ban lãnh đạo. Vì vậy, các doanh nghiệp luôn tìm cách tối ưu hóa khoản này để gia tăng lợi nhuận.

Cũng là dịch vụ quảng bá thương hiệu công ty nhưng mỗi công ty sẽ có một chiến lược khác nhau. Đối với những ngành có thị trường cạnh tranh gay gắt thì hoạt động xúc tiến đóng vai trò vô cùng quan trọng. Điển hình là thương hiệu điện thoại Samsung, Oppo mỗi năm chi hàng tỷ đồng cho quảng cáo. Đối với những ngành độc quyền ít cạnh tranh hơn, số tiền này có thể là một khoản tiết kiệm đáng kể.

Khắc phục sự chồng chéo, thiếu nhất quán

3. Phân biệt các loại chi phí cố định và chi phí biến đổi trong doanh nghiệp 

Hiện nay, các loại chi phí trong doanh nghiệp được chia thành chi phí cố định và chi phí biến đổi. Để xác định được đâu là chi phí cố định và đâu là chi phí biến đổi, cần phải dựa trên sự phụ thuộc của nó vào doanh thu. Dưới đây là bảng phân biệt 2 loại chi phí này:

Tiêu chí 

Chi phí cố định

Chi phí biến đổi

Khái niệm

Đây là những phần chi phí kinh doanh không thay đổi theo quy mô sản xuất khi xét theo khuôn khổ công suất sản xuất nhất định. 

Loại chi phí này có thể tăng hay giảm cùng với mức tăng giảm sản lượng sản xuất tại doanh nghiệp. 

Xét về bản chất

Luôn luôn không thay đổi

Có thể thay đổi

Phân loại

Chi phí doanh nghiệp cố định bắt buộc và chi phí cố định không bắt buộc

Phí biến đổi tuyến tính, phí biến đổi cấp bậc và phí biến đổi dạng cong. 

Phân biệt chi phí cố định và chi phí biến đổi
Phân biệt chi phí cố định và chi phí biến đổi

Trên đây Công ty dịch vụ chuyển đổi số CoDX đã tổng hợp thông tin về các loại chi phí trong doanh nghiệp hiện nay. Hy vọng đã giúp bạn hiểu rõ hơn cũng như có được những giải pháp hiệu quả nhất cho quá trình tối ưu các khoản phí trên. Xem thêm nhiều kiến thức quản trị khác trên CoDX.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Công ty TNHH Hợp Tác Chuyển đổi số CoDX

  • Hotline: 0968 61 23 50
  • Email: [email protected] | Website: https://www.codx.vn
  • Trang Tin tức – Kiến thức Quản trị: https://businesswiki.codx.vn
  • Địa chỉ văn phòng: Toà nhà QTSC R&D Labs 1, Lô 45 đường số 14, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh