4 Bước xây dựng lộ trình thăng tiến cho nhân viên phát triển nghề nghiệp

Đối với mỗi cá nhân, lộ trình thăng tiến chính là con đường phát triển bao gồm mục tiêu ngắn và dài hạn trong công việc. Đây là khái niệm vô cùng quan trọng mà bất kỳ nhà quản trị nào cũng cần phải biết. Vậy, lộ trình thăng tiến là gì? Làm thế nào để xây dựng lộ trình thăng tiến cho nhân viên hiệu quả? Cùng CoDX tìm hiểu chi tiết đáp án cho câu hỏi trên qua bài viết dưới đây nhé! 

Bạn đang đọc bài viết trên trang kiến thức Kiến thức quản trị của CoDX – nền tảng chuyển đổi số doanh nghiệp toàn diện.

1. Lộ trình thăng tiến là gì?

Lộ trình thăng tiến là sơ đồ định hướng phát triển mà mỗi người cần có, nó giúp nhân viên hình dung được tất cả những con đường để có thể đạt được chức danh cao nhất. Việc xây dựng lộ trình thăng tiến cho nhân viên đúng cách sẽ giúp họ hiểu rõ hơn về những tiềm năng của bản thân. Từ đó, có thêm những mục tiêu, động lực để phát triển nhiều hơn nữa. Chính vì vậy, hầu hết nhân sự hiện nay đều mong muốn phía doanh nghiệp định hướng và đưa ra lộ trình thăng tiến cho mình một cách chi tiết nhất. 

Lộ trình thăng tiến là gì
Lộ trình thăng tiến chính là sơ đồ phát triển ngắn và dài hạn mà mỗi nhân viên cần có

2. 4 Bước xây dựng lộ trình thăng tiến cho nhân viên hiệu quả

Như vậy, bất kể là doanh nghiệp có quy mô lớn hay nhỏ, việc xây dựng lộ trình thăng tiến cho nhân viên là vô cùng cần thiết. Dưới đây là các bước thực hiện mà nhà quản trị có thể tham khảo. 

4 Bước xây dựng lộ trình thăng tiến cho nhân viên hiệu quả
Xây dựng lộ trình thăng tiến hiệu quả cho nhân viên bao gồm 4 bước cơ bản

 

Bước 1: Tạo bộ khung cho lộ trình thăng tiến

Tạo khung chi tiết chính là cách đơn giản nhất mà nhân viên có thể nhìn thấy tiềm năng phát triển của chính họ trong doanh nghiệp. Ở bước này, nhà quản trị chỉ cần tạo một sơ đồ để minh họa các thay đổi có thể xảy đến với bất kỳ công việc hay ngành nghề nào. 

Tạo bộ khung cho xây dựng lộ trình thăng tiến cho nhân viên
Bộ khung chi tiết cho từng nhân viên là bước đầu tiên cần thực hiện khi xây dựng lộ trình thăng tiến

Khung cơ bản xây dựng lộ trình thăng tiến cho nhân viên chính là cơ sở quan trọng của việc định hướng nghề nghiệp trong tương lai. Thông qua đó, nó thể hiện rõ cơ hội phát triển nghề nghiệp của nhân viên trong suốt chặng đường dài gắn bó. Chẳng hạn như một người làm thực tập sinh đến nhân viên marketing và trở thành trưởng phòng marketing trong tương lai. 

Bước 2: Mô tả công việc cho từng vị trí trong lộ trình

Ngay khi đã có khung cho lộ trình công danh, bạn cần phải mô tả các yêu cầu chi tiết cho từng vị trí công việc của nhân viên. Chẳng hạn như các kỹ năng cơ bản. nhiệm vụ cần làm cũng như các yêu cầu…. 

Mô tả công việc cho từng vị trí trong lộ trình thăng tiến
Từng vị trí trong lộ trình thăng tiến sẽ có mô tả công việc riêng

Bên cạnh đó, bạn cũng cần ghi chú thêm một số thông tin khác theo từng chức vụ cá nhân như KPI, giấy phép, chứng chỉ, trình độ ngoại ngữ….Điều này giúp việc xây dựng lộ trình thăng tiến cho nhân viên trở nên rõ ràng hơn. 

Bước 3: Xác định hiệu suất chuẩn cho từng vị trí

Cùng với đó, nhà quản trị cần xác định hiệu suất cho từng vị trí để nhân viên có lộ trình phát triển nghề nghiệp rõ ràng nhất. Công việc mà bạn cần làm đó là quan sát, ghi chú những hành vi, kết quả công việc của nhân viên hàng đầu tại công ty và lấy đó để làm chuẩn mực chung nhất cho những công việc khác. 

Xác định hiệu suất cho từng lộ trình thăng tiến
Khi xây dựng lộ trình thăng tiến cho nhân viên cần xác định hiệu suất chuẩn cho từng vị trí

Bước 4: Phát triển và đào tạo nhân sự cùng lúc

Cuối cùng, để xây dựng lộ trình thăng tiến cho nhân viên hiệu quả nhất phải kết hợp với việc phát triển và đào tạo họ. Chẳng hạn như triển khai các chương trình đào tạo định kỳ như đào tạo đa chức năng, kỹ năng hội nhập quốc tế…Bên cạnh đó, một số chương trình giúp nâng cao kỹ năng mềm cho nhân viên cũng được khuyến khích thực hiện. 

Xây dựng lộ trình thăng tiến cho nhân viên thông qua đào tạo
Kết hợp hiệu quả giữa việc đào tạo và phát triển nhân sự

3. Vì sao nên xây dựng lộ trình thăng tiến cho nhân viên?

Tại sao nhà quản trị cần phải xây dựng lộ trình thăng tiến cho nhân viên, nó đem lại những lợi ích gì cho công ty và người lao động? Cùng tìm câu trả lời để giải đáp chi tiết cho câu hỏi trên nhé! 

Vì sao nên xây dựng lộ trình thăng tiến cho nhân viên
Xây dựng lộ trình thăng tiến rõ ràng đem lại lợi ích cho doanh nghiệp và nhân viên

3. 1 Thu hút nhân sự giỏi

Đây chính là chính sách thu hút nhân tài hiệu quả, khi doanh nghiệp xây dựng lộ trình phát triển nghề nghiệp hiệu quả cho nhân viên sẽ giúp doanh nghiệp đó nâng cao hình ảnh và vị thế của mình. Từ đó, nguồn lao động giỏi có kinh nghiệm và chuyên môn cao sẽ tự tìm đến doanh nghiệp để hợp tác và làm việc một cách hiệu quả hơn. 

3.2 Cải thiện và nâng cao hiệu suất làm việc

Với một lộ trình thăng tiến rõ ràng, mỗi người nhân sự sẽ biết được trong tương lai họ cần làm gì để đạt được những mục tiêu mà mình đã đặt ra ban đầu. Từ đó, nhân viên sẽ làm việc một cách năng suất và chăm chỉ hơn, mang lại những thành quả tốt đẹp nhất cho doanh nghiệp. 

3.3 Giảm tỷ lệ xin nghỉ việc của nhân sự

Nếu như không xây dựng được lộ trình phát triển nghề nghiệp cho nhân sự, rất dễ xảy đến tình trì trệ và mất năng lượng làm việc ở nhân việc. Từ đó gia tăng tỷ lệ nghỉ việc và gây tổn thức vô cùng lớn với sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp.

3.4 Tăng thêm tính đa dạng cho đội ngũ quản trị và lãnh đạo doanh nghiệp

Thêm vào đó, nhà quản trị cũng nên chú trọng đào tạo những nhân việc lâu năm có sự gắn bó với công ty để có thể tạo ra đội ngũ năng động và nhiệt huyết nhất. Từ những “hạt giống” đó sẽ ươm mầm trở thành các nhà lãnh đạo giỏi, giúp giảm thiểu chi phí tuyển dụng nhân viên từ bên ngoài cho các vị trí này. 

4. 3 Sai lầm nên tránh khi xây dựng lộ trình phát triển nghề nghiệp cho nhân viên

Trong quá trình xây dựng lộ trình thăng tiến cho nhân viên, dưới đây là một số sai lầm bạn cần nên tránh: 

  • Thứ nhất: Bạn không nên hứa hẹn hay đảm bảo bất kỳ điều gì có thể xảy đến trong tương lai một cách chắc chắn. Thay vào đó, bạn nên nói với nhân viên rằng doanh nghiệp sẽ hỗ trợ họ hết khả năng có thể. 
  • Thứ hai: Đối với bất kỳ nhân sự nào cũng vậy, nhà quản trị không nên nói với nhân viên rằng doanh nghiệp sẽ là người chịu trách nhiệm hoàn toàn cho việc triển khai và thực hiện kế hoạch công việc tương lai. Bởi trên thực tế, nhân viên sẽ chính là người có trách nhiệm hoàn thành nó và doanh nghiệp đóng vai trò hỗ trợ. 
  • Thứ ba: Nhà quản trị không nên đầu tư quá nhiều thời gian vào việc hướng dẫn và hỗ trợ nhân viên. Bởi, đôi khi những công việc như vậy sẽ chiếm rất nhiều thời gian và làm chậm trễ chính công việc hiện tại của bạn. 

5. Xây dựng lộ trình thăng tiến cho nhân viên hiệu quả với CoDX – People

PHẦN MỀM QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC CODX PEOPLE

phần mềm quản lý nhân sự
phần mềm quản lý nhân sự
phần mềm quản lý nhân sự

CoDX People là phần mềm quản trị nguồn nhân lực kỷ nguyên số tiết kiệm 70% tài nguyên phân bố và quản lý nhân sự khi kết nối tất cả trong một hệ thống duy nhất. Phần mềm cho phép doanh nghiệp, đặc biệt là phòng HR có thể giải kiểm soát và phát triển nguồn nhân lực một cách hiệu quả nhất. Không dừng lại ở đó, CoDX People còn giúp bộ phận nhân sự có thể đẩy nhanh năng suất làm việc, giảm thiểu sai sót và nhầm lẫn khi chấm công, làm lương, quản lý thông tin nhân sự, giải quyết chế độ đãi ngộ cho nhân sự nhanh chóng và chính xác. 

Một hệ thống đáp ứng mọi vai trò:

  • Cung cấp trải nghiệm Ứng viên: Quy trình tuyển dụng chuyên nghiệp, nhanh chóng, hiệu quả, không cần email, không cần điện thoại với Cổng Dịch vụ Ứng viên mọi lúc – mọi nơi – mọi thiết bị. 
  • Kiến tạo không gian làm việc nhóm: sẵn sàng dữ liệu toàn bộ tổ chức bên cạnh hệ thống nghiệp vụ Quản trị nguồn nhân lực toàn diện, chính xác, bảo mật. 
  • Nâng cao trải nghiệm nhân viên: sử dụng toàn bộ dịch vụ trực tuyến từ lúc Hội nhập – Gắn kết – Phát triển – Thôi việc, tiết kiệm thời gian trong thực hiện quy trình xét duyệt, tra cứu thông tin, tập trung vào chuyên môn công việc. 
  • Đồng bộ hóa quy trình Chấm công - Tính lương: Xử lý được những bài toán công và lương phức tạp như: công tăng ca, làm thêm, xoay ca đổi ca, lương 3P, lương kiêm nhiệm, lương theo sản phẩm, …. Các bài toán về phép của nhân viên.
  • Hội nhập và nghỉ việc: Xây dựng và thiết lập quy trình Onboarding hiệu quả, chuyên nghiệp gây ấn tượng tốt với ứng viên. 
  • Đào tạo và Đánh giá: Thiết lập hệ thống đánh giá năng lực (Phản hồi 360 độ), hiệu suất làm việc (KPIs) từ đó đề xuất thăng chức, liên kết với bảng lương nhân viên.

Đăng ký dùng thử CoDX People để được trực tiếp trải nghiệm dùng thử phần mềm miễn phí.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Công ty TNHH Hợp Tác Chuyển đổi số CoDX

  • Hotline: 1900 25 25 81 – Số điện thoại: 0968 61 23 50
  • Email: [email protected] | Website: https://www.codx.vn
  • Trang Tin tức – Kiến thức Quản trị: https://businesswiki.codx.vn
  • Địa chỉ văn phòng: Toà nhà QTSC R&D Labs 1, Lô 45 đường số 14, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh

Bài viết trên đây tổng hợp những thông tin về lộ tình thăng tiến là gì cũng như cách xây dựng lộ trình thăng tiến cho nhân viên hiệu quả. Hy vọng rằng, bạn có thể áp dụng nó vào thực tế để “ươm mầm” cho sự phát triển của những nhân sự giỏi.  Liên hệ CoDX để tìm hiểu công cụ hỗ trợ doanh nghiệp hiệu quả trong việc xây dựng lộ trình phát triển của từng nhân sự. 

>>> Tin tức quản trị hay: