6 Mẫu Sơ Đồ Quy Trình Sản Xuất Của Doanh Nghiệp Phổ Biến Nhất

Việc quản lý theo chu trình là một xu thế được nhiều công ty hướng đến bởi nó giúp dòng chảy công việc được diễn ra trơn tru và không cần sự tham gia của các cấp quản trị điều hành. Trong ngành sản xuất, xây dựng quy trình sản xuất là một nhiệm vụ cần thiết giúp người xem nhận thấy trực quan hơn về chu trình này, từ đó có thể theo sát quy trình hiệu quả. Trong bài viết hôm nay, CoDX sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm về sơ đồ quy trình sản xuất và hướng dẫn xây dựng lưu đồ cho doanh nghiệp.

Bạn đang đọc bài viết trên trang kiến thức chuyển đổi số của CoDX – Nền tảng chuyển đổi số doanh nghiệp toàn diện

1. Sơ đồ quy trình sản xuất là gì?

Sơ đồ quy trình sản xuất (trong tiếng Anh: Product flow chart hay manufacturing process flowchart) là lưu đồ mô tả các khâu riêng lẻ của hoạt động sản xuất sản phẩm trong doanh nghiệp một cách có trình tự, logic và hệ thống. Quy trình sản xuất của doanh nghiệp được ứng dụng với những mục đích khác nhau trong sản xuất bao gồm: Miêu tả chu trình sản xuất, lên kế hoạch,…

sơ đồ quy trình sản xuất
Xây dựng quy trình sản xuất giúp việc sản xuất đạt hiệu quả.

Khắc phục sự chồng chéo, thiếu nhất quán

2. Sơ đồ quy trình sản xuất chi tiết mới nhất

Dưới đây là 6 loại sơ đồ quy trình sản xuất ứng dụng cho 6 lĩnh vực sản xuất phổ biến:

2.1. Lưu đồ quy trình sản xuất vật liệu xây dựng

Dưới đây là việc xây dựng quy trình sản xuất ngành vật liệu xây dựng:

sơ đồ quy trình sản xuất
Sơ đồ quy trình sản xuất ngành vật liệu xây dựng

2.2. Sơ đồ quy trình sản xuất dược phẩm

Quy trình sản xuất sản phẩm ngành dược phẩm:

sơ đồ quy trình sản xuất
Sơ đồ quy trình sản xuất sản phẩm ngành dược phẩm

2.3. Sơ đồ quy trình in ấn, sản xuất bao bì

Dưới đây là quy trình sản xuất của doanh nghiệp ngành in ấn, sản xuất bao bì:

sơ đồ quy trình sản xuất
Sơ đồ quy trình in ấn, sản xuất bao bì

2.4. Lưu đồ quy trình sản xuất các sản phẩm từ nhựa

Mẫu sơ đồ quy trình sản xuất những sản phẩm từ nhựa:

sơ đồ quy trình sản xuất
Sơ đồ quy trình sản xuất những sản phẩm từ nhựa

2.5. Sơ đồ quy trình sản xuất ngành điện tử

Mẫu lưu đồ quy trình sản xuất lĩnh vực điện tử:

sơ đồ quy trình sản xuất
Sơ đồ quy trình sản xuất lĩnh vực điện tử

2.6. Lưu đồ quy trình sản xuất khuôn đúc ô tô

Mẫu sơ đồ quá trình sản xuất khuôn đúc ô tô:

sơ đồ quy trình sản xuất
Sơ đồ quá trình sản xuất khuôn đúc ô tô

3. Hướng dẫn xây dựng quy trình sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp

Để quy trình sản xuất của doanh nghiệp được diễn ra thuận lợi, nhà quản trị không những nắm rõ những kiến thức nghiệp vụ, chuyên môn mà cần phải trang bị các kỹ năng quản lý cũng như có một tầm nhìn bao quát.

Thông thường, quy trình sản xuất sản phẩm sẽ bao gồm 5 bước chính dưới đây:

  • Bước 1: Nghiên cứu thị trường sản xuất của công ty;
  • Bước 2: Giám sát chặt chẽ mỗi công đoạn;
  • Bước 3: Kiểm tra, đảm bảo chất lượng hàng hóa;
  • Bước 4: Tính toán giá cả sản phẩm;
  • Bước 5: Theo dõi sản phẩm sau sản xuất được bán ra thị trường.
Hướng dẫn xây dựng quy trình sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp
Sơ đồ quy trình sản xuất sản phẩm cho doanh nghiệp.

Quy trình phòng ban 
phối hợp nhất quán

3.1. Bước 1: Nghiên cứu thị trường sản xuất của doanh nghiệp

Việc nghiên cứu thị trường là bước đầu tiên đối với công ty khi muốn xâm nhập môi trường kinh doanh nào đó. Là một nhà quản trị tài giỏi, bạn cần nắm được khả năng phân tích, xác định, dự đoán xu hướng cũng như phát hiện được các tiềm năng và thách thức của thị trường – nền tảng để bạn thiết lập một quy trình sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh.

3.2. Bước 2: Quản lý chặt chẽ từng công đoạn trong quy trình sản xuất

Nhà quản lý tốt cần biết bao quát được tất cả quy trình vận hành của hệ thống. Khi nắm được tình hình vận hành của từng công đoạn trong doanh nghiệp, bạn sẽ nhanh chóng trong việc phân bổ nguồn nhân lực và điều phối công việc khi gia công sản phẩm. Nhờ đó, đảm bảo việc thực hiện chu trình một cách nghiêm túc và tối ưu hóa hoạt động sản xuất trong công ty.

3.3. Bước 3: Kiểm tra và đảm bảo chất lượng sản phẩm

Chất lượng của sản phẩm là điều kiện quyết định sức mạnh của doanh nghiệp, đồng thời là một tiêu chí đánh giá mức độ hiệu quả của sơ đồ quy trình sản xuất. Việc kiểm tra chất lượng phải được tiến hành trong từng công đoạn của quy trình sản xuất sản phẩm. Điều này nhằm đảm bảo sản phẩm luôn đạt chất lượng tối đa, tuân theo thiết kế đã đặt ra, giảm các sai sót về lỗi kỹ thuật gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng cũng như công ty.

3.4. Bước 4: Tính toán giá thành sản phẩm trong quy trình sản xuất của doanh nghiệp

Trước khi gia nhập thị trường, công ty phải chắc chắn đã tính toán kỹ lưỡng chiến lược giá thành sản phẩm phù hợp. Tuy nhiên, quá trình sản xuất thường phát sinh nhiều khoản chi phí bất ngờ bởi thiếu hụt, hao mòn, giá nguyên vật liệu tăng cao do biến động thị trường,…

Do đó, nhà quản trị phải kiểm soát được mức độ phát sinh này một cách chặt chẽ. Công ty càng ổn định ngân sách sản xuất thì quá trình định giá sản phẩm càng chính xác, giúp mang đến ưu thế bền vững.

3.5. Bước 5: Theo dõi sản phẩm sau sản xuất được bán ra thị trường

Công ty cần liên tục theo dõi quá trình bán hàng sau khi sơ đồ quy trình sản xuất ra thành phẩm. Mục đích của khâu này là thu thập phản hồi, nhận xét hoặc báo lỗi từ người tiêu dùng.

Trường hợp có thiếu sót trong sản xuất là điều có thể xảy ra. Do đó, công ty cũng cần ban hành phương án thay thế, phục hồi hoặc đền bù cho các sản phẩm không đạt chất lượng mong muốn. Phương pháp này giúp người tiêu dùng yên tâm, tin tưởng sử dụng sản phẩm hơn.

4. Tối ưu hóa quy trình sản xuất doanh nghiệp với CoDX Process

Số hóa quy trình sản xuất trong doanh nghiệp có thể giúp cải thiện hiệu suất, giảm chi phí và nâng cao khả năng cạnh tranh. Sử dụng hệ thống tự động hóa văn phòng là một cách hiệu quả để đạt được mục tiêu này. Dưới đây là một số tính năng chi tiết của sản phẩm:

PHẦN MỀM QUẢN LÝ QUY TRÌNH ĐỘNG CODX PROCESS

Phần mềm quản lý quy trình của CoDX là giải pháp quản lý bộ quy trình nghiệp vụ cho doanh nghiệp 4.0. Phần mềm này hỗ trợ số hóa tất cả quy trình nghiệp vụ của doanh nghiệp và quản lý và lưu trữ tập trung tại một nơi duy nhất, truy xuất nhanh chóng, áp dụng đồng nhất. Phần mềm quản lý quy trình CoDX Process giúp doanh nghiệp giải quyết các vấn đề:

  • Chuẩn hóa và số hóa toàn bộ quy trình trên một hệ thống 
  • Định nghĩa các form nhập liệu động để lưu trữ thông tin của từng quy trình 
  • Cho phép liên kết các quy trình với nhau và không giới hạn số phiên bản cho một quy trình 
  • Lập bộ công việc chuẩn cho từng giai đoạn và theo dõi tiến độ thực hiện 
  • Có cơ chế cảnh báo khi công việc sắp diễn ra hoặc quá hạn 
  • Liên thông nghiệp vụ với quản lý công việc, xét duyệt và ký số, hệ thống CRM,... 

Nhanh tay đăng ký để trải nghiệm ngay gói dùng thử phần mềm quản lý quy trình động CoDX Process cực “hời”:

  • 180 ngày trải nghiệm hệ thống mạng xã hội nội bộ doanh nghiệp miễn phí.
  • 30 ngày miễn phí dùng thử các phân hệ của CoDX: CoDX – Task (Quản lý công việc), CoDX – Document (Quản lý tài liệu), CoDX – Dispatch (Quản lý công văn), CoDX – eSign (Trình ký số), CoDX – Administrative (Dịch vụ hành chính).
  • 5GB dung lượng lưu trữ trong suốt quá trình dùng thử.
  • Được tặng kèm thêm 2 Phân hệ Hồ sơ nhân viên và Cấu hình sơ đồ tổ chức miễn phí.
  • Không cần tích hợp thanh toán.
  • Mỗi doanh nghiệp luôn có một không gian làm việc số riêng.

Với gói dùng thử đặc biệt này của CoDX, các doanh nghiệp từ nhiều ngành nghề, lĩnh vực ở nhiều quy mô cũng như tình hình hoạt động kinh doanh khác nhau đều có thể tham gia áp dụng vào chính tổ chức của mình sao cho phù hợp nhất.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Một sơ đồ quy trình sản xuất chuẩn chỉnh, chuyên nghiệp cho phép công ty thay đổi toàn bộ phương thức làm việc truyền thống, nâng cao năng lực sản xuất và mở rộng quy mô phát triển. Vậy nên, việc tìm hiểu, thiết lập các bước sản xuất bài bản là điều vô cùng cần thiết. Hy vọng thông qua bài viết này, các nhà lãnh đạo sản xuất đã có thêm nhận thức đúng đắn để xây dựng nên một doanh nghiệp phát triển vững mạnh.

Tìm hiểu thêm: