7 Bước Cơ Bản Trong Quy Trình Thiết Kế Sản Phẩm Mới (2023)

Ngày nay, hầu hết khách hàng có hành vi tiếp cận hàng hóa thông qua hình thức bên ngoài. Để “sản phẩm in sâu vào tâm trí khách hàng”, thiết kế hàng hóa là yếu tố cần được đầu tư nhiều nhất, giúp doanh nghiệp trở nên “độc lạ” và tạo lợi thế cạnh tranh. Trong bài viết dưới đây, CoDX sẽ cung cấp đến bạn 7 bước cơ bản trong quy trình thiết kế sản phẩm nhằm tạo nên sản phẩm phù hợp cho khách hàng của bạn.

Bạn đang đọc bài viết trên trang kiến thức Quản trị doanh nghiệp của CoDX – nền tảng chuyển đổi số doanh nghiệp toàn diện.

1. Quy trình thiết kế sản phẩm là gì?

Quy trình thiết kế sản phẩm (trong tiếng Anh: Product design process) là một tiến trình tạo nên sản phẩm cho công ty hay người tiêu dùng. Quá trình này được hình thành từ việc xây dựng ý tưởng và tiếp thị các sản phẩm mới lẫn sản phẩm hiện có, hướng đến mục tiêu chung mà công ty xây dựng từ ban đầu nhằm làm nổi bật mặt hàng về tính năng và hình thức.

Quy trình thiết kế sản phẩm là gì
Quy trình thiết kế sản phẩm là việc tạo ra sản phẩm độc đáo

2. 7 Bước thực hiện quy trình thiết kế sản phẩm mới (2023)

Thiết kế hàng hóa sẽ bao gồm 7 bước cơ bản mà các nhà thiết kế cần nắm rõ để thực hiện một cách hiệu quả nhất:

  • Bước 1: Định hướng tầm nhìn và chiến lược hàng hóa cần thiết kế;
  • Bước 2: Nghiên cứu giá trị sản phẩm mới;
  • Bước 3: Phân tích và xác định đối tượng người tiêu dùng;
  • Bước 4: Phác thảo ý tưởng thiết kế hàng hóa;
  • Bước 5: Triển khai thiết kế hàng hóa;
  • Bước 6: Kiểm tra và đánh giá hiệu quả sản phẩm;
  • Bước 7: Theo dõi sản phẩm khi trình làng thiết kế;
Thực hiện quy trình thiết kế sản phẩm mới
Sơ đồ quy trình thiết kế sản phẩm mới cho doanh nghiệp

2.1. Bước 1: Định hướng tầm nhìn và chiến lược sản phẩm cần thiết kế

Trước khi bắt đầu thiết kế sản phẩm, việc định hướng tầm nhìn và chiến lược sản phẩm đối với thị trường như thế nào là một nhiệm vụ hết sức quan trọng. Bởi nếu doanh nghiệp không đặt mục tiêu cho hàng hóa, sản phẩm không có định hướng thì doanh nghiệp không thiết kế chúng một cách hoàn chỉnh được.

Định hướng sản phẩm được vạch ra cụ thể sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong quá trình thực hiện, những lợi ích kể đến như:

  • Mang đến giá trị lớn hơn cho khách hàng;
  • Hỗ trợ nhóm thiết kế hình dung chuẩn xác về sản phẩm;
  • Chuyển tải được thông điệp sản phẩm chi tiết nhất đến khách hàng.

2.2. Bước 2: Nghiên cứu giá trị sản phẩm mới trong quy trình thiết kế

Giá trị của sản phẩm mang đến khách hàng bao giờ cũng được bắt nguồn từ thiết kế sản phẩm. Hàng hóa được sản xuất sẽ giúp được gì? Nó có điểm nào còn thiếu sót cần phải khắc phục không? Ngoài ra, doanh nghiệp nên phân tích kỹ về yếu tố giá cả, khả năng cạnh tranh của mặt hàng so với đối thủ và đưa ra giải pháp hiệu quả nhất.

Bên cạnh đó, việc nghiên cứu đầy đủ giá trị sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng được chiến lược phát triển phù hợp và đúng đắn. Qua đó, doanh nghiệp sẽ tối ưu tối đa chi phí, thời gian, công sức để tạo được sản phẩm thành công.

Nghiên cứu giá trị sản phẩm mới trong quy trình thiết kế
Xác định đúng giá trị hàng hóa giúp doanh nghiệp tối ưu nguồn lực

2.3. Bước 3: Phân tích và xác định đối tượng khách hàng

Từ những thông tin được nghiên cứu ở bước 1 và 2, doanh nghiệp có có thể xác định được đối tượng khách hàng mình muốn hướng đến. Phân tích đối tượng khách hàng sẽ bao gồm các đặc điểm về: Giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, vị trí địa lý, sở thích, hành vi,… đây là cơ sở để doanh nghiệp thấu hiểu đại đa số khách hàng và dễ dàng phác thảo ý tưởng thiết kế cho bước kế tiếp.

Khi đã xác định đối tượng khách hàng trong quy trình thiết kế sản phẩm, doanh nghiệp hãy xếp các dữ liệu của họ vào bản đồ thấu cảm – công cụ giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng thể về môi trường khách hàng. Bản đồ này sẽ mô tả những gì về khách hàng nghĩ, nói, cảm nhận và hành động.

2.4. Bước 4: Phác thảo ý tưởng thiết kế sản phẩm mới trong quy trình

Hoạt động phác thảo ý tưởng thiết kế hàng hóa là khâu quan trọng và mất nhiều thời gian của các nhà thiết kế nhất. Bởi ý tưởng đề xuất không chỉ phù hợp với mục tiêu ban đầu mà nó còn thỏa mong muốn của người dùng, được họ đón nhận nhiệt tình thì thiết kế đó mới đạt thành công.

Và để nhà thiết kế phác thảo được ý tưởng cho mặt hàng một cách hoàn chỉnh nhất. Bạn hãy phác họa ý tưởng một lúc, sau đó gửi cho người có chuyên môn góp ý và đánh giá. Từng bước để hoàn thiện tốt nhất. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất vẫn là ý tưởng cần tương thích với khách hàng, phải truyền tải được thông điệp ý nghĩa và đặc biệt sẽ thu hút hơn so với phương pháp truyền thông ấn phẩm thông thường.

2.5. Bước 5: Triển khai thiết kế sản phẩm mới

Sau khi phác thảo được ý tưởng, nhiệm vụ tiếp theo quan trọng không kém trong quy trình thiết kế sản phẩm mới chính là triển khai thiết kế. Ở khâu này, nhà thiết kế phải trải qua 3 công đoạn chính như sau:

  • Phác họa mẫu nhanh: Nhà thiết kế phải đề xuất được mẫu ý tưởng hàng hóa, tiến hành thử nghiệm và phân tích;
  • Đánh giá: Tạo ra những phiên bản giới hạn đến tay người dùng, chuyên gia và tiếp nhận ý kiến tích cực từ họ;
  • Tinh luyện: Sau khi nhận được đánh giá từ người dùng và chuyên gia. Nhà thiết kế sẽ loại bỏ những điểm chưa tốt để hoàn thiện thiết kế.
Triển khai trong quy trình thiết kế sản phẩm mới
Nhà thiết kế tiến hành triển khai thiết kế hàng hóa khi đã phác thảo

2.6. Bước 6: Kiểm tra và đánh giá hiệu quả quy trình thiết kế sản phẩm

Nhằm đánh giá hiệu quả tính khả thi của mẫu thiết kế, nhà thiết kế cần thêm một khâu thu thập thống kê những công năng và đặc tính của sản phẩm, so sánh với tiêu chuẩn đã đặt ra, đối chiếu với mức độ hài lòng của khách hàng. Yếu tố quan trọng trong khâu này là quan tâm đến hành vi người dùng sử dụng và tương tác cùng sản phẩm của doanh nghiệp.

Nhiều nhà thiết kế trẻ khi mới “chân ướt chân ráo” vào nghề đã bỏ qua bước này, đồng nghĩa với việc đánh mất cơ hội tìm ra những nhận xét tiêu cực cũng như tích cực của khách hàng về hàng hóa. Do đó, bước này sẽ rất quan trọng để các nhà thiết kế trang bị thêm tài liệu, phản hồi và những đóng góp để cải thiện chiến lược sản phẩm của doanh nghiệp.

Nhà thiết kế sẽ chưa thể xác định các thông số cơ bản nào. Vì vậy, lời khuyên của CoDX là hãy bắt đầu đánh giá sự hài lòng của người dùng, công năng được ưu ái nhiều nhất và phản hồi của họ.

2.7. Bước 7: Theo dõi sản phẩm khi ra mắt thiết kế mới sau quy trình

Khi thiết kế được trình làng với công chúng nhưng chưa hẳn sẽ hoàn thành quy trình thiết kế sản phẩm mới. Trên thực tế, đây chỉ là giai đoạn hoàn thành cho một vòng tuần hoàn mới hơn, các nhà thiết kế sẽ theo dõi kết quả sản phẩm ra mắt và cải thiện thiết kế ngày càng tốt hơn. Có hai yếu tố mà nhà thiết kế cần lưu tâm:

  • Khám phá hành động khách hàng tương tác với thiết kế: Bằng việc sử dụng các công cụ như Hotjar hay Google Analytics để phân tích các số liệu về thời gian điều hướng, tỷ lệ thoát, số lần nhấp chuột, truy vấn tìm kiếm,… giúp nhà thiết kế xác định được hành vi khách hàng đang sử dụng sản phẩm.
  • Theo dõi những thay đổi trong thiết kế: Hãy thử nghiệm phương pháp A/B nếu nhà thiết kế đang phân vân lựa chọn giữa hai yếu tố cạnh tranh khác nhau. Điều này hình thành thói quen kiểm tra A/B nhằm giúp bạn dễ dàng thử những điều mới, cho dù có nhiều nguy cơ cản trở bạn thì chúng vẫn thể hiện những kết quả cho bạn phân tích, đánh giá phiên bản nào phù hợp hơn.

3. Chuẩn hóa quy trình thiết kế sản phẩm với CoDX Process

Quy trình thiết kế sản phẩm được tiêu chuẩn hóa rất quan trọng để đảm bảo chất lượng và hiệu suất trong quá trình phát triển sản phẩm. Phần mềm xử lý động có thể hỗ trợ quá trình này bằng cách tạo ra các quy trình tiêu chuẩn, giảm thiểu lỗi và tăng tốc độ phát triển. Dưới đây là chi tiết tính năng khi sử dụng phần mềm quản lý quy trình công việc thiết kế sản phẩm của bạn:

PHẦN MỀM QUẢN LÝ QUY TRÌNH ĐỘNG CODX PROCESS

Phần mềm quản lý quy trình của CoDX là giải pháp quản lý bộ quy trình nghiệp vụ cho doanh nghiệp 4.0. Phần mềm này hỗ trợ số hóa tất cả quy trình nghiệp vụ của doanh nghiệp và quản lý và lưu trữ tập trung tại một nơi duy nhất, truy xuất nhanh chóng, áp dụng đồng nhất. Phần mềm quản lý quy trình CoDX Process giúp doanh nghiệp giải quyết các vấn đề:

  • Chuẩn hóa và số hóa toàn bộ quy trình trên một hệ thống 
  • Định nghĩa các form nhập liệu động để lưu trữ thông tin của từng quy trình 
  • Cho phép liên kết các quy trình với nhau và không giới hạn số phiên bản cho một quy trình 
  • Lập bộ công việc chuẩn cho từng giai đoạn và theo dõi tiến độ thực hiện 
  • Có cơ chế cảnh báo khi công việc sắp diễn ra hoặc quá hạn 
  • Liên thông nghiệp vụ với quản lý công việc, xét duyệt và ký số, hệ thống CRM,... 

Nhanh tay đăng ký để trải nghiệm ngay gói dùng thử phần mềm quản lý quy trình động CoDX Process cực “hời”:

  • 180 ngày trải nghiệm hệ thống mạng xã hội nội bộ doanh nghiệp miễn phí.
  • 30 ngày miễn phí dùng thử các phân hệ của CoDX: CoDX – Task (Quản lý công việc), CoDX – Document (Quản lý tài liệu), CoDX – Dispatch (Quản lý công văn), CoDX – eSign (Trình ký số), CoDX – Administrative (Dịch vụ hành chính).
  • 5GB dung lượng lưu trữ trong suốt quá trình dùng thử.
  • Được tặng kèm thêm 2 Phân hệ Hồ sơ nhân viên và Cấu hình sơ đồ tổ chức miễn phí.
  • Không cần tích hợp thanh toán.
  • Mỗi doanh nghiệp luôn có một không gian làm việc số riêng.

Với gói dùng thử đặc biệt này của CoDX, các doanh nghiệp từ nhiều ngành nghề, lĩnh vực ở nhiều quy mô cũng như tình hình hoạt động kinh doanh khác nhau đều có thể tham gia áp dụng vào chính tổ chức của mình sao cho phù hợp nhất.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Thiết kế hàng hóa là nhiệm vụ quan trọng giúp doanh nghiệp của bạn đến gần hơn với người tiêu dùng. Hy vọng với những chia sẻ hữu ích của Công Ty Hợp Tác Chuyển Đổi Số CoDX sẽ giúp nhà thiết kế nắm rõ về 7 bước trong quy trình thiết kế sản phẩm, từ đó vận dụng một cách phù hợp cho đối tượng khách hàng của mình. Theo dõi website của chúng tôi để cập nhật thêm các quy trình mới nhất nhé!

Tìm hiểu thêm: