10 Bước Xây Dựng Quy Trình Thiết Kế Đồ Họa Chuẩn Nhất 2023

 

Khi thiết kế, chắc hẳn nhà thiết kế (designer) vẫn thường mắc phải một số sai lầm chính là bắt tay vào công việc ngay mà không hoạch định một quy trình cụ thể, yếu tố này vô tình làm designer khó khăn trong việc hình dung chính xác bản thân cần thực hiện gì và mất thời gian khi tạo ra một ý tưởng hay. Do đó, trong bài viết này Chuyển đổi số CoDX sẽ hướng dẫn xây dựng 10 bước chuẩn chỉnh cho designer để có được một quy trình thiết kế đồ họa bài bản để làm việc hiệu quả hơn.

Bạn đang đọc bài viết trên trang kiến thức quản trị doanh nghiệp của CoDX – Nền tảng chuyển đổi số doanh nghiệp toàn diện.

1. Quy trình thiết kế đồ họa là gì?

Quy trình thiết kế đồ họa (trong tiếng Anh: Graphic design process) là các bước được thực hiện để tạo ra các sản phẩm đồ họa chất lượng. Đây có thể xem là một chu trình kết hợp giữa cảm nhận nghệ thuật và tư duy sáng tạo, bằng việc áp dụng những công cụ đồ họa nhằm truyền tải hình ảnh ấn tượng, độc đáo, thông điệp sâu sắc đến khách hàng thông qua những sản phẩm trực tuyến hoặc in ấn.

 

Quy trình thiết kế
Quy trình thiết kế phát triển nhằm nâng cao chất lượng sống con người.

TẢI BỘ EBOOK VẬN HÀNH DOANH NGHIỆP TỪ CODX

2. 10 Bước xây dựng quy trình thiết kế đồ họa mới nhất 2023

Thông thường, quy trình làm việc của Designer sẽ được diễn ra theo 10 bước như sau:

  • Bước 1: Tiếp nhận thông tin bản thiết kế;
  • Bước 2: Nghiên cứu bản thiết kế theo mong muốn của khách hàng;
  • Bước 3: Lên ý tưởng;
  • Bước 4: Vẽ phác thảo trước bản thiết kế đồ họa;
  • Bước 5: Gửi khách hàng lựa chọn bản thiết kế đồ họa;
  • Bước 6: Triển khai bản vẽ;
  • Bước 7: Điều chỉnh thiết kế theo nhu cầu của khách hàng;
  • Bước 8: Trình bày thiết kế với nhóm để đưa ra phương án;
  • Bước 9: Chỉnh sửa theo phản hồi của khách hàng;
  • Bước 10: Gửi sản phẩm cho khách hàng và kết thúc.
Quy trình thiết kế
Sơ đồ 10 bước quy trình thiết kế đồ hoạ.

2.1. Bước 1: Tiếp nhận thông tin bản thiết kế

– Tiếp nhận bản brief (tóm tắt):

Đây là một loại tài liệu tóm tắt của một dự án thiết kế giúp designer nắm được phạm vi và kết quả mong muốn của dự án. Bản brief phải chứa toàn bộ những thông tin liên quan nhằm tránh nhầm lẫn và đi sai mục tiêu.

Các thông tin cần xuất hiện trong brief là:

  • Thông tin thương hiệu của khách hàng;
  • Nguyên lý thương hiệu của khách hàng;
  • Đối tượng người tiêu dùng mục tiêu;
  • Mong muốn của khách hàng;
  • Loại thiết kế: Thiết kế ấn phẩm truyền thông quảng cáo, thiết kế bộ nhận diện thương hiệu,…
  • Ngân sách dự án;
  • Thời hạn hoàn thành.

– Phân tích và đánh giá chiến dịch trong quy trình thiết kế: nhà thiết kế cần phản hồi lại với khách hàng về tính khả thi của chiến dịch, phối hợp cùng khách hàng phân tích bản brief để thống nhất với nhau những nội dung phù hợp và chưa phù hợp, cần chú ý và điều chỉnh để có một bản tóm tắt hoàn chỉnh, phù hợp với designer và khách hàng.

Áp dụng phần mềm quản lý dự án miễn phí để tăng hiệu suất cho các dự án thiết kế

2.2. Bước 2: Nghiên cứu bản thiết kế theo mong muốn của khách hàng

Sau khi đã xác định bản tóm tắt, designer tiến hành nghiên cứu dựa vào các dữ liệu đã có để định hình những hướng thiết kế có giá trị và phù hợp. Ví dụ những chiến dịch quảng cáo B2B có thể sẽ yêu cầu khác so với chiến dịch hướng tới người tiêu dùng.

Một cách hiệu quả để thực hiện nghiên cứu hiệu quả đó là phân tích mục tiêu cuối cùng của dự án lần này là gì? Đối tượng khách hàng mục tiêu đang hành động như thế nào trên mạng xã hội và nghiên cứu thêm những thiết kế tư đối thủ cạnh tranh.

2.3. Bước 3: Lên ý tưởng trong quy trình thiết kế đồ họa

Lên ý tưởng là một bước giúp điều hướng trực quan cho một dự án trong quy trình thiết kế đồ họa. Nó có thể được dùng để xác định bất kỳ điều gì từ ảnh chụp liên quan, hình ảnh, tone màu sử dụng, kiểu chữ,… được gọi là moodboard. Đây là phương pháp hoàn hảo để đưa ra quyết định quan trọng về một chiến dịch trước khi thực hiện thiết kế sản phẩm. Nhà thiết kế cần chú ý cả dán nhãn chính xác và kết nối những thông tin với nhau để dễ dàng hơn cho quá trình truy xuất dữ liệu sau này.

Quy trình thiết kế
Designer lên ý tưởng sau khi nghiên cứu về thương hiệu.

2.4. Bước 4: Vẽ phác thảo trước bản thiết kế đồ họa trong quy trình

Bước tiếp theo trong quy trình thiết kế chính là vẽ phác thảo trước bản thiết kế đồ họa sơ lược về ý tưởng của designer. Bản phác thảo thô có thể được vẽ bằng tay hoặc kỹ thuật số. Một lời khuyên là designer nên sử dụng bảng moodboard đã thực hiện ở giai đoạn thứ 3 nhằm đi đúng mục tiêu và tăng nguồn cảm hứng.

Bản vẽ phác thảo không nhất thiết phải trình bày chi tiết và cầu kỳ quá mức, designer chỉ cần vẽ sơ bộ nhất để có thể hình dung về thiết kế và có sự so sánh giữa những ý tưởng đã hiện trong đầu mình.

2.5. Bước 5: Gửi khách hàng lựa chọn bản thiết kế đồ họa

Bản vẽ phác thảo thiết kế khi hoàn thành sẽ được gửi đến khách hàng lựa chọn. Designer cung cấp thông tin cụ thể về ý tưởng, trao đổi và khách hàng xác nhận một lựa chọn để triển khai. Nếu thiếu đi khâu này, các nhà thiết kế có thể sẽ phải thay đổi tất cả bản vẽ cụ thể và tốn nhiều thời gian hơn cho một chiến dịch.

Quy trình thiết kế
Bản thiết kế tốt nhất sẽ được mang đi trình bày với khách hàng.

2.6. Bước 6: Triển khai bản vẽ theo quy trình thiết kế đồ họa

Các nhà thiết kế có thể chọn lựa sử dụng bất cứ công cụ hoặc phần mềm nào phù hợp với khả năng và tính chất chiến dịch như: InDesign, Adobe Creative Cloud, Photoshop, Illustrator, Sketch,… Các nhà thiết kế sẽ thử nghiệm nhiều lần để tìm được phương pháp phù hợp nhất thực hóa ý tưởng, hoàn thành chiến dịch và làm hài lòng khách hàng.

2.7. Bước 7: Điều chỉnh thiết kế theo nhu cầu của khách hàng

Đây là bước mà các designer thường đau đầu nhất trong quy trình thiết kế đồ họa, vừa phải điều chỉnh theo phản hồi của khách hàng, vừa bảo vệ ý tưởng thiết kế. Mâu thuẫn phát sinh vì sự bất đồng quan điểm giữa người ngoại đạo và góc nhìn nhà thiết kế. Lúc này, designer cần giữ một cái đầu lạnh, bình tĩnh, linh hoạt và có khả năng giao tiếp khéo léo.

Thông thường, một số designer sẽ điều chỉnh miễn phí theo yêu cầu của khách hàng tối đa 3 lần, sau đó tính phí từ lần điều chỉnh thứ 4 trở đi. Việc điều chỉnh sẽ lặp lại vài ba lần trước khi sản phẩm đến được giai đoạn cuối cùng.

Quy trình thiết kế
Quan điểm của designer và khách hàng khác biệt thường xảy ra bất đồng.

2.8. Bước 8: Trình bày thiết kế trong nhóm để đưa ra phương án tốt nhất

Cách các nhà thiết kế trình bày thiết kế của mình cũng tác động đến số lượng bản sửa đổi của họ và những phản hồi liên quan. Tất nhiên, yếu tố này còn căn cứ vào nhận xét từ phía khách hàng. Nếu nhà thiết kế có khả năng truyền tải thông điệp, câu chuyện đằng sau tác phẩm của mình thì khả năng tạo nên ảnh hưởng và thuyết phục khách hàng sẽ hiệu quả hơn.

2.9. Bước 9: Chỉnh sửa theo phản hồi khách hàng trong quy trình thiết kế đồ họa

Sau khi designer trình bày bản thiết kế hoàn chỉnh đến khách hàng, họ sẽ tiếp nhận những nhận xét, phản hồi và thực hiện điều chỉnh các điểm mà khách hàng yêu cầu cho tới khi cả hai phía đều cảm thấy ưng ý, hài lòng.

10 Bước xây dựng quy trình thiết kế đồ họa mới nhất 2023
Designer chỉnh sửa thiết kế khi nhận được phản hồi của khách hàng.

2.10. Bước 10: Gửi sản phẩm cho khách hàng và kết thúc quy trình thiết kế đồ họa

Tùy thuộc vào sự thỏa thuận ban đầu giữa khách hàng và các nhà thiết kế, bản thiết kế hoàn chỉnh có thể sẽ được “gói ghém” đầy đủ và gửi đến đơn vị in ấn, bàn giao file PDF, hình chất lượng cao, source gốc,… đến khách hàng.

3. Chuẩn hóa chu trình thiết kế đồ họa với CoDX Process

Chuẩn hóa chu trình thiết kế đồ họa và nâng cao hiệu quả, tính nhất quán cũng như quản lý dự án hiệu quả bằng phần mềm CoDX Process luôn là sự lựa chọn hàng đầu cho mọi doanh nghiệp. Dưới đây là thông tin chi tiết về tính năng sản phẩm:

PHẦN MỀM QUẢN LÝ QUY TRÌNH ĐỘNG CODX PROCESS

Phần mềm quản lý quy trình của CoDX là giải pháp quản lý bộ quy trình nghiệp vụ cho doanh nghiệp 4.0. Phần mềm này hỗ trợ số hóa tất cả quy trình nghiệp vụ của doanh nghiệp và quản lý và lưu trữ tập trung tại một nơi duy nhất, truy xuất nhanh chóng, áp dụng đồng nhất. Phần mềm quản lý quy trình CoDX Process giúp doanh nghiệp giải quyết các vấn đề:

  • Chuẩn hóa và số hóa toàn bộ quy trình trên một hệ thống 
  • Định nghĩa các form nhập liệu động để lưu trữ thông tin của từng quy trình 
  • Cho phép liên kết các quy trình với nhau và không giới hạn số phiên bản cho một quy trình 
  • Lập bộ công việc chuẩn cho từng giai đoạn và theo dõi tiến độ thực hiện 
  • Có cơ chế cảnh báo khi công việc sắp diễn ra hoặc quá hạn 
  • Liên thông nghiệp vụ với quản lý công việc, xét duyệt và ký số, hệ thống CRM,... 

Nhanh tay đăng ký để trải nghiệm ngay gói dùng thử phần mềm quản lý quy trình động CoDX Process cực “hời”:

  • 180 ngày trải nghiệm hệ thống mạng xã hội nội bộ doanh nghiệp miễn phí.
  • 30 ngày miễn phí dùng thử các phân hệ của CoDX: CoDX – Task (Quản lý công việc), CoDX – Document (Quản lý tài liệu), CoDX – Dispatch (Quản lý công văn), CoDX – eSign (Trình ký số), CoDX – Administrative (Dịch vụ hành chính).
  • 5GB dung lượng lưu trữ trong suốt quá trình dùng thử.
  • Được tặng kèm thêm 2 Phân hệ Hồ sơ nhân viên và Cấu hình sơ đồ tổ chức miễn phí.
  • Không cần tích hợp thanh toán.
  • Mỗi doanh nghiệp luôn có một không gian làm việc số riêng.

Với gói dùng thử đặc biệt này của CoDX, các doanh nghiệp từ nhiều ngành nghề, lĩnh vực ở nhiều quy mô cũng như tình hình hoạt động kinh doanh khác nhau đều có thể tham gia áp dụng vào chính tổ chức của mình sao cho phù hợp nhất.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Bài viết trên đây là toàn bộ 10 bước xây dựng quy trình thiết kế đồ họa mà các nhà thiết kế thường ứng dụng khi làm việc. Một chu trình tốt sẽ giúp designer làm việc cẩn thận và hình dung được kết quả trước khi bắt đầu thực hiện, tránh sự sai sót giữa khách hàng và designer. Theo dõi website của Công Ty Hợp Tác Chuyển Đổi Số CoDX để cập nhật thêm nhiều quy trình làm việc hiệu quả nhé!

ĐIỀN THÔNG TIN ĐỂ TẢI EBOOK VẬN HÀNH DOANH NGHIỆP

ĐIỀN THÔNG TIN ĐỂ TẢI EBOOK VẬN HÀNH DOANH NGHIỆP

Anh/Chị có muốn nhận tư vấn giải pháp TỰ ĐỘNG HÓA QUY TRÌNH cho tổ chức của mình không?