Để đánh giá năng lực nhân sự, nhiều doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước đang vận dụng mô hình ASK. Đây là mô hình đơn giản và hiệu quả giúp đánh giá toàn diện nhân viên các cấp trong công ty. Vậy mô hình ASK là gì? Triển khai mô hình này trong quản lý nhân sự như thế nào? Hãy cùng CoDX tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Bạn đang đọc bài viết trên trang kiến thức quản trị doanh nghiệp của CoDX – nền tảng chuyển đổi số doanh nghiệp toàn diện. |
Cùng chủ đề:
- 10 Phần mềm đánh giá nhân viên đúng năng lực TỐT NHẤT 2023
- Tìm hiểu cách đánh giá 360 độ kèm quy trình chuẩn
1. Mô hình ASK là gì?
Mô hình ASK là viết tắt của ba từ tiếng Anh: Attitude – Skill – Knowledge, tạm dịch là Thái độ – Kỹ năng – Kiến thức. Mô hình ASK, với ba tiêu chí cốt lõi nhất, được coi là mô hình tiêu chuẩn nghề nghiệp trong đánh giá toàn diện năng lực nhân sự.
Với ba nội dung căn bản, mô hình ASK có vai trò quan trọng trong công tác đánh giá năng lực ứng viên và nhân viên, giúp doanh nghiệp dễ dàng triển khai các quy trình trong quản trị nhân sự, cụ thể:
- Giúp sàng lọc ứng viên trong quá trình tuyển dụng: Từ ba nội dung trong mô hình ASK, doanh nghiệp và bộ phận nhân sự có thể xây dựng khung đánh giá chung hồ sơ ứng tuyển, rút ngắn thời gian trong quy trình lựa chọn ứng viên.
- Giúp đánh giá năng lực ứng viên trong quy trình phỏng vấn: Doanh nghiệp nên sử dụng khung đánh giá sàng lọc hồ sơ ứng viên ở trên trong vòng phỏng vấn. Khi phỏng vấn, doanh nghiệp có thể tập trung vào biểu hiện thái độ và kiến thức của ứng viên.
- Giúp đánh giá năng lực nhân viên trong doanh nghiệp: Thái độ – Kỹ năng – Kiến thức trong mô hình ASK là “xương sống” để đánh giá năng lực nhân viên. Doanh nghiệp có thể đánh giá ba tiêu chuẩn ấy của nhân sự sau một chu kỳ làm việc hoặc sau mỗi dự án, hạng mục hoàn thành.
- Xây dựng lộ trình đào tạo nhân sự mới: Ba yếu tố trong mô hình ASK là cơ sở cho doanh nghiệp xây dựng lộ trình và các sự kiện, hoạt động cụ thể giới thiệu về văn hóa doanh nghiệp, đào tạo nhân sự mới. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể đảm bảo nhân sự của mình đáp ứng được các yếu tố của mô hình ASK trong thời gian ngắn sau khi nhận việc.
2. Phân tích 3 tiêu chuẩn trong mô hình ASK
Nhận biết mô hình ASK là gì và tầm quan trọng của mô hình này trong đánh giá nhân sự, song doanh nghiệp vẫn cần phải nắm được 3 tiêu chuẩn của mô hình, nhằm xây dựng khung đánh giá hiệu quả.
2.1 Attitude – Thái độ
Đầu tiên, chữ A trong mô hình ASK là Attitude – Thái độ. Nói cách khác, đây chính là cách nhân sự tiếp nhận, phản ứng lại các tình huống trong tình hình thực tế. Thái độ cần được nhìn nhận trong ứng xử với cấp trên, đồng nghiệp; trong hoạt động công tác thường nhật,…
Thái độ hay phẩm chất của cá nhân trong quá trình làm việc là yếu tố bắt buộc trong nhìn nhận và đánh giá năng lực nhân viên. Một nhân viên có thái độ tốt không chỉ cải thiện mối quan hệ nội bộ mà còn giúp công việc diễn ra hiệu quả, trơn tru hơn.
Thái độ tốt có thể được miêu tả với các khía cạnh như: sự trung thực, chân thành, tận tâm, nhiệt tình, nhiệt huyết,…
2.2 Knowledge – Kiến thức
Chữ K tương ứng với Knowledge, hay chính là Kiến thức. Khi đánh giá kiến thức của nhân viên, doanh nghiệp cần tập trung vào đánh giá năng lực tư duy. Năng lực này là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu và trau dồi kiến thức.
Một điểm doanh nghiệp nên lưu tâm là đánh giá kiến thức không chỉ dừng lại ở đánh giá các kiến thức chuyên môn, sự định nghĩa, phân tích,… Doanh nghiệp còn cần phải đánh giá các tiêu chí liên quan đến khả năng suy luận, sáng tạo và ứng dụng kiến thức chuyên môn vào thực tiễn công việc.
Bên cạnh đó, khả năng trau dồi, tiếp thu kiến thức mới cũng có thể là khía cạnh đánh giá kiến thức của nhân viên hiệu quả.
2.3 Skill – Kỹ năng
Sau khi trả lời cho câu hỏi mô hình ASK là gì ở trên, doanh nghiệp không thể đánh giá nhân viên mà thiếu S – Skill – Kỹ năng. Kỹ năng ở đây có thể hiểu là cách thức, khả năng và quá trình nhân sự chuyển hóa kiến thức thành hành động cụ thể để giải quyết các vấn đề của công việc.
Mỗi vị trí cần có những kỹ năng khác nhau mà bộ phận nhân sự hay quản lý các phòng ban phải xác định rõ ràng trước khi thống nhất nội dung đánh giá kỹ năng của nhân viên.
Các kỹ năng phổ biến một nhân sự nên có bao gồm: kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng phân tích số liệu, kỹ năng làm việc nhóm,…
Xem thêm tại Video
3. Cách triển khai mô hình ASK trong mẫu đánh giá nhân viên
Nhận biết mô hình ASK là gì và ba tiêu chuẩn trong mô hình là cơ sở căn bản để triển khai mẫu đánh giá nhân viên theo mô hình ASK. Doanh nghiệp có thể đánh giá thái độ, kiến thức và kỹ năng của nhân viên theo các cấp độ cụ thể. Nội dung của từng cấp độ trong thang đo cần được chuẩn bị riêng cho các vị trí và có sự thống nhất của quản lý cùng nhân sự đảm nhiệm vị trí ấy.
3.1 Tiêu chí thang đo về thái độ
Thái độ là yếu tố được đề cập đầu tiên trong mô hình ASK. Đối với nhiều doanh nghiệp, đây cũng là tiêu chí đầu tiên và quan trọng nhất trong đánh giá nhân viên.
Doanh nghiệp có thể đánh giá thái độ của nhân viên theo 5 cấp độ:
- Rất tích cực: Nhân viên có thái độ rất tích cực, nỗ lực hoàn thành công việc với hiệu suất rất cao
- Tích cực: Nhân viên có thái độ tích cực, hoàn thành công việc đúng hạn, giải quyết vấn đề đúng mực, chuyên nghiệp
- Trung bình: Nhân viên còn có lúc cư xử không nhiệt tình, chểnh mảng trong công việc
- Không đúng mực: Nhân viên có thái độ không đúng mực, có tranh cãi, không đồng thuận ý kiến với người khác
- Không chăm chỉ: Nhân viên hoàn thành công việc không đúng hạn, trì hoãn công việc, có thái độ lười biếng
3.2 Tiêu chí thang đo về kiến thức
Biết mô hình ASK là gì, doanh nghiệp có thể xây dựng và thiết kế thang đo theo 5 cấp độ tương đương với trình độ hiểu biết về chuyên môn của nhân viên. Tuy nhiên, từng vị trí có kiến thức chuyên môn riêng, doanh nghiệp và quản lý phòng ban cần phân cấp cụ thể sao cho phù hợp.
- Chuyên sâu: Nhân viên có khả năng chuyên môn cao, xử lý được các vấn đề phức tạp, hoàn thành công việc hiệu quả với hiệu suất lớn
- Tốt: Nhân viên có kiến thức nền tảng và chuyên sâu về ngành nghề, có thể đưa ra các giải pháp tốt cho công việc
- Cơ bản: Nhân viên có kiến thức chuyên môn nền tảng về công việc, chưa có nhiều kiến thức sâu rộng
- Hạn chế: Nhân viên có một số kiến thức nhất định về công việc, chưa có khả năng để giải quyết các vấn đề liên quan đến chuyên môn
- Không có kiến thức: Nhân viên không có kiến thức nhận biết căn bản hay chưa từng nghiên cứu về chuyên môn công việc
3.3 Tiêu chí thang đo về kỹ năng
Về kỹ năng, doanh nghiệp phải xác định các cấp độ nhằm đánh giá mức độ thành thạo của nhân viên. Từ cao đến thấp, dưới đây là 5 cấp độ thang đo về kỹ năng trong mô hình ASK doanh nghiệp có thể tham khảo:
- Thành thạo: Nhân viên có kỹ năng cao, thành thạo trong sử dụng các kỹ năng để giải quyết công việc
- Khá thành thạo: Nhân viên có thể thực hành tốt với các kỹ năng cần thiết cho vị trí của bản thân, song cần rèn luyện để thành thạo hơn
- Đang phát triển: Nhân viên đang phát triển để hoàn thiện các kỹ năng, có khả năng cải thiện trong khoảng thời gian ngắn
- Bắt đầu: Nhân viên bắt đầu tiếp cận và thực hành các kỹ năng, trình độ chưa cao
- Không có kỹ năng: Nhân viên không có và chưa từng thực hành kỹ năng cho vị trí công việc
Với nội dung quan trọng trả lời cho câu hỏi mô hình ASK là gì và các ví dụ về mẫu triển khai đánh giá theo mô hình ASK, CoDX tin rằng bài viết trên là nguồn thông tin tin cậy, bổ ích cho doanh nghiệp trong công tác quản trị, điều hành nhân sự.
Nguồn tham khảo:
https://www.linkedin.com/pulse/ask-attitude-skill-knowledge-d-surya-prakash/
https://www.indeed.com/career-advice/career-development/knowledge-skills-and-abilities
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Công ty TNHH Hợp Tác Chuyển đổi số CoDX
- Hotline: 1900 25 25 81 – Số điện thoại: 0968 61 23 50
- Email: [email protected] | Website: https://www.codx.vn
- Trang Tin tức – Kiến thức Quản trị: https://businesswiki.codx.vn
- Địa chỉ văn phòng: Toà nhà QTSC R&D Labs 1, Lô 45 đường số 14, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh