Cách tính lương kpi cho nhân viên kinh doanh là phương pháp giúp doanh nghiệp xác định thu nhập và hiệu suất làm việc của nhân viên chính xác nhất. Đâu là phương pháp tính lương cho nhân viên phổ biến nhất? Trả lương cho người lao động cần tuân thủ những nguyên tắc nào?
Theo dõi bài viết của CoDX để được giải đáp thắc mắc ngay nhé!
1. 5 Cách tính lương KPI cho nhân viên kinh doanh
Tính đến thời điểm hiện tại, có 5 cách tính lương cho nhân viên kinh doanh phổ biến và dễ dùng nhất:
- Tính lương nhân viên kinh doanh theo nguyên tắc 3P
- Tính lương nhân viên kinh doanh theo sản phẩm
- Tính lương nhân viên kinh doanh theo doanh thu và phụ cấp
- Tính lương nhân viên kinh doanh theo thời gian làm việc
- Tính lương nhân viên kinh doanh theo lương khoán
1.1 Cách tính lương nhân viên kinh doanh theo nguyên tắc 3P
Nguyên tắc 3P là mô hình trả lương phổ biến được dùng cho nhiều vị trí hiện nay, đặc biệt là nhân viên kinh doanh. Cách cách tính lương kpi cho nhân viên kinh doanh theo nguyên tắc 3P được xác định dựa trên 3 yếu tố sau:
- Vị trí công việc (P1): Mức lương cơ bản được xác định dựa trên chức danh, cấp bậc của nhân viên trong doanh nghiệp. P1 thường được dùng để tính bảo hiểm lao động, bảo hiểm xã hội,…
- Năng lực cá nhân (P2): : Khoản lương này phụ thuộc vào năng lực, kinh nghiệm và trình độ của từng cá nhân. P2 thường được xác định dựa theo thang điểm, sau đó nhân với hệ số lương để cho ra mức lương thực tế.
- Hiệu suất công việc (P3): Khoản lương thưởng dựa trên hiệu quả công việc của nhân viên, thường được đo lường bằng các chỉ số KPI như % doanh số, % chỉ tiêu,…
Công thức tính lương theo nguyên tắc 3P
Tổng lương = P1 + P2 + P3 + phụ cấp |
Trong đó:
- P1: Mức lương theo vị trí công việc
- P2: Mức lương theo năng lực cá nhân
- P3: Mức lương theo hiệu suất công việc
- Phụ cấp: Các khoản phụ cấp như ăn trưa, gửi xe, tiền xăng,…
Ví dụ cụ thể
Giả sử có một nhân viên kinh doanh A với các thông tin sau:
- Vị trí: Nhân viên kinh doanh cấp độ 1
- Lương cơ bản cho vị trí: 10 triệu đồng/tháng
- Năng lực cá nhân: Được đánh giá cao, thêm 2 triệu đồng/tháng
- Điểm KPI đạt được: 80%
- Tỷ lệ thưởng KPI: 50%
- Phụ cấp ăn trưa: 500.000 đồng/tháng.
>>> Cách tính lương
- Lương theo vị trí (P1): 10 triệu đồng/tháng
- Lương theo năng lực cá nhân (P2): 2 triệu đồng/tháng
- Thưởng KPI (P3): Thưởng KPI=10.000.000×80%×0.5=4.000.000
- Phụ cấp: 500.000 đồng
Tổng thu nhập: 10.000.000(𝑃1)+2.000.000(𝑃2)+4.000.000(𝑃3) + 500.000 (Phụ cấp) =16.500.000
Đánh giá ưu và nhược điểm
Ưu điểm |
Nhược điểm |
|
|
1.2 Tính lương nhân viên kinh doanh theo sản phẩm
Tính lương theo sản phẩm là phương pháp trả lương dựa trên số lượng sản phẩm mà nhân viên sản xuất hoặc bán ra. Cách tính lương kpi cho nhân viên kinh doanh này được áp dụng trong các công việc có thể đo lường được hiệu quả công việc bằng sản phẩm, chẳng hạn như sản xuất, gia công, lắp ráp, bán hàng, kinh doanh,…
Công thức tính lương theo sản phẩm
Tổng lương = Đơn giá sản phẩm x sản lượng |
Trong đó:
- Đơn giá sản phẩm: Giá trị của sản phẩm được xác định trước.
- Sản lượng: Số lượng sản phẩm mà nhân viên kinh doanh bán ra trong khoảng thời gian nhất định.
Ví dụ cụ thể
Công ty Y sản xuất ra ba loại sản phẩm C, D, và E. Đơn giá sản phẩm C là 20.000 đồng, đơn giá sản phẩm D là 25.000 đồng, và đơn giá sản phẩm E là 35.000 đồng. Chị Mai là nhân viên sản xuất của công ty Y, tháng vừa rồi chị đã sản xuất được 60 sản phẩm C, 70 sản phẩm D, và 80 sản phẩm E. Vậy chị Mai sẽ nhận được số tiền là:
Tổng thu nhập = (60×20.000) + (70×25.000) + (80×35.000) = 5.750.000 đồng
Đánh giá ưu và nhược điểm
Ưu điểm |
Nhược điểm |
|
|
1.3 Tính lương nhân viên kinh doanh theo doanh thu và phụ cấp
Lương theo doanh thu và phụ cấp là một phương pháp phổ biến trong nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh bán hàng. Mức lương sẽ được tính toán dựa trên doanh số mà nhân viên đạt được trong khoảng thời gian nhất định.
Công thức tính lương theo doanh thu và phụ cấp
Tổng lương = Lương cơ bản + % doanh thu x doanh thu + phụ cấp |
Trong đó:
- Lương cơ bản: Khoảng lương cơ bản mà doanh nghiệp trả hàng tháng cho nhân viên, kể cả khi họ không đạt KPI.
- Doanh thu: Doanh thu mà nhân viên kinh doanh đạt được trong khoảng thời gian nhất định.
- % Doanh thu: Tỷ lệ % hoa hồng mà nhân viên được hưởng trên doanh thu.
- Phụ cấp: Khoản tiền trả thêm cho người lao động ngoài mức lương cơ bản để bù đắp những chi phí phát sinh trong quá trình làm việc.
Ví dụ cụ thể
Chị Hạnh là một nhân viên kinh doanh, có lương cơ bản là 6 triệu đồng/tháng. Trong tháng vừa rồi, Chị Hạnh đạt doanh số 80 triệu đồng, với tỷ lệ hoa hồng từ doanh thu là 4% và phụ cấp đi lại 500.000 đồng.
Tổng thu nhập của Chị Hạnh trong tháng sẽ được tính như sau:
Tổng thu nhập = 6.000.000 + (80.000.000×4%) + 500.000 = 9.700.000 đồng
Đánh giá ưu và nhược điểm
Ưu điểm |
Nhược điểm |
|
|
1.4 Tính lương nhân viên kinh doanh theo thời gian làm việc
Lương theo thời gian làm việc là phương pháp tính lương dựa trên số giờ làm việc thực tế của nhân viên trong một kỳ tính lương. Cách tính lương kpi cho nhân viên kinh doanh này thường được các doanh nghiệp chưa xác định được mức lao động cụ thể của nhân sự.
Công thức tính lương theo thời gian làm việc
Tổng lương = Số giờ làm việc * Lương theo giờ + Phụ cấp, trợ cấp khác |
Trong đó:
- Số giờ làm việc: Số giờ làm việc thực tế của nhân viên trong kỳ tính lương (tháng, tuần).
- Lương theo giờ: Mức lương trả cho mỗi giờ làm việc của nhân viên.
- Phụ cấp, trợ cấp: Các khoản phụ cấp như phụ cấp đi lại, phụ cấp ăn trưa, phụ cấp điện thoại và thưởng thêm nếu nhân viên đạt hoặc vượt các chỉ tiêu.
Ví dụ cụ thể
Chị Hạnh là nhân viên bán hàng có mức lương cơ bản là 50.000 đồng/giờ và Tháng 10 chị làm được 160 giờ, phụ cấp tiền ăn trưa là 500.000 đồng.
Tổng thu nhập của Chị Hạnh trong tháng 10 sẽ được tính như sau:
Tổng thu nhập = (50.000×160) + 500.000 = 8.500.000 đồng
Đánh giá ưu và nhược điểm
Ưu điểm |
Nhược điểm |
|
|
1.5 Tính lương nhân viên kinh doanh theo lương khoán
Lương khoán là hình thức trả lương dựa khối lượng việc cụ thể được giao. Cách tính này thường được áp dụng cho các công việc đo lường được khối lượng công việc như xây dựng, lắp đặt, vận tải,…
Công thức tính lương theo lương khoán
Tổng lương = Khối lượng công việc * đơn giá khoán |
Trong đó:
- Khối lượng công việc: Số lượng công việc mà người lao động được giao phải hoàn thành
- Đơn giá khoán: Giá trị của một đơn vị khối lượng công việc
Ví dụ cụ thể
Công ty Y ký hợp đồng khoán xây dựng một hệ thống điện cho một tòa nhà văn phòng với tổng diện tích 150m². Đơn giá khoán là 800.000 đồng/m². Vậy tổng số tiền công mà nhà thầu cần thanh toán cho công nhân là:
Tổng thu nhập = 150m² x 800.000 đồng/m² = 120.000.000 đồng
Đánh giá ưu và nhược điểm
Ưu điểm |
Nhược điểm |
|
|
2. Mẫu bảng tính lương KPI cho nhân viên kinh doanh chuẩn mới nhất
Mẫu bảng tính lương KPI giúp doanh nghiệp dễ dàng theo dõi doanh số và tính lương cho nhân viên kinh doanh một cách minh bạch và công bằng.Mỗi hình thức tính lương sẽ tương ứng với bảng tính lương khác nhau.
Tham khảo ngay mẫu bảng tính lương nhân viên kinh doanh theo thông dụng sau khi điền form dưới đây.
3. Nguyên tắc và thời hạn trả lương cho nhân viên kinh doanh
Theo Điều 97 Bộ luật Lao động 2019, thời hạn trả lương cho người lao động cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Thanh toán lương đúng kỳ hạn cam kết trên hợp đồng lao động.
- Đối với hình thức trả lương theo thời gian (Tháng, tuần, ngày, giờ), doanh nghiệp không được trả chậm lương quá 1 tháng.
- Đối với hình thức trả lương theo sản phẩm, doanh thu, khoán, doanh nghiệp không được trả chậm quá 15 ngày sau khi bàn giao công việc.
Lưu ý:
- Nếu doanh nghiệp thanh toán lương chậm thì phải trả thêm cho người lao động 1 khoản tiền theo công thức sau: Số tiền lãi chậm trả lương = Số tiền trả chậm * Lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng * Thời gian chậm trả (tháng).
- Trong trường hợp doanh nghiệp không trả lương đúng hạn hoặc không trả đủ lương thì người lao động hoàn toàn có quyền yêu cầu thanh toán tiền lương, tiền lương chậm trả và khoản tiền lương chậm trả.
4. Tính lương nhân viên kinh doanh chính xác với SureHCS
Tối ưu hóa hiệu quả hoạt động, gia tăng lợi thế cạnh tranh với SureHCS – phần mềm tính lương tiên phong, đáp ứng mọi nhu cầu quản lý nhân sự và tiền lương của doanh nghiệp.
SureHCS mang đến giải pháp toàn diện:
- Tự động hóa quy trình tính lương, tổng hợp chi phí, tạo chứng từ, thiết lập cấu trúc lương linh hoạt, quản lý quỹ hiệu quả,…
- Truy cập và sử dụng dễ dàng trên mọi thiết bị, mọi lúc mọi nơi.
- Phù hợp với doanh nghiệp hoạt động quốc tế.
- Thiết lập các thông số tuỳ biến, định nghĩa công thức tính lương – thưởng – phụ cấp theo doanh nghiệp
- Cập nhật thường xuyên theo quy định mới nhất của pháp luật.
PHẦN MỀM QUẢN LÝ PHÚC LỢI SUREHCS FOR C&B
Lạc Việt SureHCS for C&B là giải pháp giúp doanh nghiệp thực thi chính sách phúc lợi chính xác và đúng hạn, đem lại sự hài lòng giữa nhân viên và doanh nghiệp. Phần mềm giúp bộ phận C&B tiết được phần lớn thời gian trong so với công tác chấm công, tính lương thủ công. Bên cạnh đó, SureHCS for C&B còn được trang bị thêm tính năng quản lý cơ cấu tổ chức, hồ sơ nhân viên và quản lý hiệu quả công việc giúp doanh nghiệp có thể quản trị nhân viên tổng thể, đánh giá được hiệu suất lao động và có những quyết định phù hợp nhất. Đặc điểm nổi bật:
Đăng ký dùng thử SureHCS for C&B để được trực tiếp trải nghiệm dùng thử miễn phí.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
- Hotline: 0901 555 063
- Email: [email protected] | Website: https://www.surehcs.com/
- Địa chỉ văn phòng: 23 Nguyễn Thị huỳnh, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP.HCM
Trên đây là toàn bộ thông tin quan trọng về cách tính lương kpi cho nhân viên kinh doanh mà bộ phận C&B cần biết. Mong rằng với những ví dụ thực tế và mẫu bảng tính lương nhân viên kinh doanh mà CoDX có thể giúp bạn tiết kiệm thời gian trong quá trình tính lương mỗi cuối tháng. Đặc biệt, áp dụng phần mềm tính lương tự động vào quy trình tính toán và quản lý tiền lương sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm lên đến 80% thời gian thực hiện nghiệp vụ tính lương.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Công ty TNHH Hợp Tác Chuyển đổi số CoDX
- Hotline: 0968 61 23 50
- Email: [email protected] | Website: https://www.codx.vn
- Trang Tin tức – Kiến thức Quản trị: https://businesswiki.codx.vn
- Địa chỉ văn phòng: Toà nhà QTSC R&D Labs 1, Lô 45 đường số 14, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh