Hiện nay, hoạt động đầu tư trái phiếu được xem như một hình thức đầu tư, kinh doanh của các chủ thể có điều kiện và có sở thích đối với chứng khoán. Trong đó, trái phiếu đã ngày càng trở nên phổ biến với mọi người và đang được quan tâm. Vậy quy trình phát hành trái phiếu doanh nghiệp 2023 bao gồm mấy bước? Các nguyên tắc thực hiện? Điều kiện phát hành và cơ sở pháp lý của quy trình này ra sao? Câu trả lời sẽ được CoDX chia sẻ ngay trong bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc bài viết trên trang kiến thức Tin quản trị doanh nghiệp của CoDX – nền tảng chuyển đổi số doanh nghiệp toàn diện. |
1. Phát hành trái phiếu doanh nghiệp là gì?
Trái phiếu doanh nghiệp được hiểu là loại chứng khoán có kỳ hạn từ 01 năm trở lên được doanh nghiệp phát hành, xác nhận nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi cùng những nghĩa vụ khác (nếu có) của doanh nghiệp đối với người đầu tư sở hữu trái phiếu.
Căn cứ vào loại hình trái phiếu chia làm 02 loại:
- Loại 1 – Trái phiếu chuyển đổi: Được công ty cổ phần phát hành, cho phép chuyển đổi sang cổ phiếu phổ thông của đơn vị phát hành theo điều kiện đã được thiết lập trong phương án phát hành trái phiếu.
- Loại 2 – Trái phiếu không chuyển đổi: Do công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn phát hành và không cho phép chuyển đổi sang cổ phiếu phổ thông.
Trái phiếu được doanh nghiệp phát hành thông qua hình thức bút toán ghi sổ, chứng chỉ hoặc dữ liệu điện tử. Doanh nghiệp thực hiện các thủ tục để phát hành số lượng trái phiếu ra thị trường để huy động vốn cho hoạt động kinh doanh, thực hiện các dự án đầu tư, chương trình,…
2. Quy trình phát hành trái phiếu doanh nghiệp
Để phát hành trái phiếu doanh nghiệp, doanh nghiệp nên tuân thủ theo 8 bước dưới đây:
- Bước 1: Lập phương án phát hành;
- Bước 2: Chuẩn bị tài liệu phát hành trái phiếu;
- Bước 3: Gửi văn bản thông báo phát hành với Bộ Tài chính;
- Bước 4: Nộp hồ sơ đăng ký đến Ủy ban chứng khoán Nhà nước;
- Bước 5: Công bố thông tin chào bán trái phiếu;
- Bước 6: Lưu ký trái phiếu sau khi phát hành tại tổ chức lưu ký;
- Bước 7: Thực hiện thanh toán gốc và lãi trái phiếu cho người đầu tư;
- Bước 8: Báo cáo định kỳ khi đáo hạn.
2.1. Bước 1: Lập phương án phát hành trái phiếu doanh nghiệp
Căn cứ vào Điều 13 Nghị định số 153/2020/NĐ-CP quy định, công ty phát hành trái phiếu phải lập phương án phát hành nhằm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, chấp nhận và làm căn cứ để công bố thông tin. Phương án phát hành gồm những nội dung cơ bản sau:
– Thông tin về công ty phát hành (tên công ty, loại hình công ty, trụ sở, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép có giá trị tương ứng theo quy định Pháp luật;
– Mục đích phát hành trái phiếu thể hiện đầy đủ thông tin về chương trình, dự án đầu tư, hoạt động kinh doanh và sản xuất cần bổ sung vốn, nguồn vốn được cơ cấu,…
– Những tài liệu minh chứng đáp ứng các điều kiện chào bán trái phiếu quy định ở Điều 9, 10 Nghị định này.
2.2. Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ phát hành trái phiếu doanh nghiệp
Sau khi xác định rõ phương án phát hành trái phiếu, bạn chuẩn bị bộ hồ sơ bao gồm:
– Phương án phát hành trái phiếu;
– Giấy tờ công bố thông tin về đợt chào bán trái phiếu;
– Báo cáo tài chính đã được kiểm toán của năm liền kề trước năm công bố trái phiếu;
– Hợp đồng ký giữa doanh nghiệp phát hành, đơn vị cung cấp dịch vụ liên quan: bảo lãnh phát hành trái phiếu, tư vấn hồ sơ chào bán trái phiếu,…
– Kết quả xếp hạng tín nhiệm công ty;
– Kế hoạch phê duyệt kế hoạch chào bán trái phiếu của đơn vị có thẩm quyền;
– Bằng chứng đáp ứng tỷ lệ an toàn tài chính và các hoạt động liên quan theo quy định trong mọi lĩnh vực kinh doanh;
– Nếu doanh nghiệp phát hành loại trái phiếu chuyển đổi hay trái phiếu kèm chứng quyền thì phải bổ sung các hồ sơ khác như: văn bản xác nhận của ngân hàng khi mở tài khoản phong tỏa, quyết định của ĐHĐCĐ/HĐQT chấp nhận hồ sơ chào bán (bản sao),…
2.3. Bước 3: Gửi văn bản thông báo phát hành trái phiếu với Bộ Tài chính
Trong quy trình phát hành trái phiếu, công ty phải gửi văn bản thông báo (đăng ký) phát hành với Bộ Tài chính để họ tổng hợp, tối thiểu 03 ngày làm việc trước khi tổ chức công bố trái phiếu. Bên cạnh đó, cần theo dõi và giám sát tình hình phát hành.
2.4. Bước 4: Nộp hồ sơ đăng ký phát hành trái phiếu đến Ủy ban chứng khoán nhà nước
Sau khi gửi văn bản thông báo chào bán trái phiếu, bạn tiến hành nộp hồ sơ đăng ký phát hành trái phiếu tới Ủy ban chứng khoán Nhà nước. Với điều kiện doanh nghiệp của bạn là doanh nghiệp đại chúng, chỉ được phép phát hành khi có sự phê duyệt bằng văn bản từ Ủy ban chứng khoán Nhà nước.
2.5. Bước 5: Công bố thông tin trong quy trình phát hành trái phiếu doanh nghiệp
Công ty phát hành trái phiếu căn cứ vào phương thức phát hành và tiến hành công bố cho đối tượng mua trái phiếu. Theo Điều 19 Nghị định số 153/2020/NĐ-CP quy định, trong thời hạn chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc đợt phát hành trái phiếu, công ty công bố thông tin phát hành với các nhà đầu tư sở hữu trái phiếu và gửi nội dung công bố thông tin cho Sở Giao dịch chứng khoán bằng hình thức hồ sơ điện tử hoặc hồ sơ giấy.
2.6. Bước 6: Lưu ký trái phiếu doanh nghiệp sau khi phát hành tại tổ chức lưu ký
Trong thời gian 10 ngày làm việc, khi hoàn thành đợt chào bán, trái phiếu của doanh nghiệp cần được lưu ký và đăng ký tại tổ chức lưu ký được phép nhằm quản lý số lượng người đầu tư tại Điều 15 Nghị định số 153/2020/NĐ-CP.
2.7. Bước 7: Thực hiện thanh toán gốc, lãi trái phiếu doanh nghiệp cho nhà đầu tư
Công ty phát hành tiến hành thực hiện thanh toán gốc và lãi trái phiếu từ những nguồn vốn hợp pháp của công ty. Thanh toán đầy đủ, đúng hạn cho người đầu tư theo phương án phát hành trái phiếu đã được cấp có thẩm quyền chấp thuận và phê duyệt.
2.8. Bước 8: Báo cáo định kỳ khi đáo hạn trong quy trình phát hành trái phiếu doanh nghiệp
Công ty phát hành có trách nhiệm thực hiện báo cáo định kỳ kể từ ngày hoàn thành đợt phát hành trái phiếu cho tới khi đáo hạn trái phiếu.
>> Tham khảo
- [9 BƯỚC THIẾT LẬP] Quy Trình Quản Lý Chất Lượng Sản Phẩm 2023
- Quy trình bán hàng tại cửa hàng [10 BƯỚC HIỆU QUẢ NHẤT 2023]
3. Nguyên tắc thực hiện quy trình phát hành trái phiếu doanh nghiệp
Theo Nghị định số 65/2022/NĐ-CP quy định, doanh nghiệp cần tuân thủ 05 nguyên tắc phát hành trái phiếu dưới đây:
- Nguyên tắc 1: Tự vay, tự thanh toán và chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng vốn, có khả năng trả nợ;
- Nguyên tắc 2: Phải nêu được mục đích cụ thể phát hành trái phiếu;
- Nguyên tắc 3: Nguồn vốn chào bán bắt buộc phải hạch toán, quản lý giám sát riêng và giải ngân cho các dự án trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, dự án đạt lợi ích về môi trường theo phương án phát hành đã được phê duyệt (đối với trái phiếu xanh);
- Nguyên tắc 4: Chỉ được phép thay đổi điều kiện, điều khoản của trái phiếu quy định tại Điều 6 trong Nghị định này (đối với trái phiếu đã phát hành thị trường trong nước);
- Nguyên tắc 5: Thông tin về việc thay đổi điều khoản trái phiếu phải được công ty phát hành công bố thông tin bất thường.
4. Điều kiện phát hành trái phiếu doanh nghiệp
Bạn cần đáp ứng một số điều kiện chung trong quy trình phát hành trái phiếu doanh nghiệp như sau:
– Có báo cáo tài chính năm trước gần năm phát hành, được kiểm toán theo quy định của Luật kiểm toán độc lập;
– Đã ký hợp đồng cùng đơn vị tư vấn hồ sơ chào bán trái phiếu;
– Bảo đảm giới hạn số lượng người đầu tư khi phát hành, giao dịch trái phiếu;
– Phương án phát hành trái phiếu được đơn vị có thẩm quyền phê duyệt;
– Đã thanh toán đầy đủ cả gốc lẫn lãi trái phiếu đã phát hành trong 03 năm liên tiếp trước đợt chào bán trái phiếu (nếu có).
– Đáp ứng tỷ lệ an toàn tài chính và đảm bảo an toàn trong hoạt động.
– Quy trình phát hành trái phiếu phải đảm bảo dư nợ trái phiếu công ty phát hành riêng lẻ ở thời điểm công bố gồm: khối lượng dự kiến chào bán không vượt quá 05 lần vốn chủ sở hữu theo báo cáo Tài chính quý gần nhất, tại thời điểm phát hành được cấp có thẩm quyền chấp nhận, ngoại trừ tổ chức tín dụng phát hành trái phiếu.
– Cần hoàn thành chào bán trái phiếu trong vòng 90 ngày kể từ lúc công bố thông tin trước khi phát hành. Trái phiếu chào bán trong một đợt phải có cùng điều khoản, các đợt chào bán cách nhau tối thiểu 06 tháng, trừ tổ chức tín dụng phát hành trái phiếu.
5. Cơ sở pháp lý của quy trình phát hành trái phiếu doanh nghiệp
Các cơ sở pháp lý khi phát hành trái phiếu doanh nghiệp, cụ thể:
– Công ty lập phương án phát hành trái phiếu theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 153/2020/NĐ-CP.
– Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ phát hành trái phiếu theo quy định tại Điều 12 Nghị định 153/2020/NĐ-CP.
– Hồ sơ, văn bản pháp lý minh chứng công ty đủ điều kiện phát hành trái phiếu theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 90/2011/NĐ-CP.
– Doanh nghiệp công bố cho đối tượng mua trái phiếu theo Điều 19 Nghị định số 153/2020/NĐ-CP quy định.
– Công ty đăng ký, lưu ký trái phiếu theo quy định ở Điều 15 Nghị định số 153/2020/NĐ-CP.
– Doanh nghiệp tuân thủ các nguyên tắc phát hành trái phiếu theo Nghị định số 65/2022/NĐ-CP
Các vấn đề liên quan đến quy trình phát hành trái phiếu doanh nghiệp, những thông tin cần thiết khác đã được Công Ty Hợp Tác Chuyển Đổi Số CoDX giải đáp và trình bày cụ thể trong bài viết. Hy vọng với những kiến thức hữu ích này sẽ giúp chủ thể nắm chính xác và rõ ràng khi phát hành trái phiếu.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Công ty TNHH Hợp Tác Chuyển đổi số CoDX
- Hotline: 1900 25 25 81 – Số điện thoại: 0968 61 23 50
- Email: [email protected] | Website: https://www.codx.vn
- Trang Tin tức – Kiến thức Quản trị: https://businesswiki.codx.vn
- Địa chỉ văn phòng: Toà nhà QTSC R&D Labs 1, Lô 45 đường số 14, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
>> Xem thêm các tin liên quan
- Quy Trình Quản Lý Kho Theo ISO 9001/2015 [6 BƯỚC BẮT BUỘC]
- Quy Trình Xuất Kho, Nhập Kho [SƠ ĐỒ CÁC BƯỚC CHI TIẾT]