Phụ cấp lương là khoản tiền mà doanh nghiệp trả cho người lao động ngoài mức tiền lương cơ bản. Để hiểu đầy đủ hơn về phụ cấp lương là gì, doanh nghiệp có bắt buộc phải phụ cấp khoản này cho người lao động hay không?
Bạn đang đọc bài viết trên Trang tin quản trị CoDX – nền tảng chuyển đổi số doanh nghiệp toàn diện |
Hãy theo dõi những nội dung chia sẻ dưới đây của CoDX để hiểu rõ hơn nhé!
1. Phụ cấp lương là gì?
Phụ cấp tiền lương là khoản tiền trợ cấp mà người sử dụng lao động trả cho người lao động nhằm mục đích bù đắp về những khó khăn mà họ gặp phải trong suốt thời gian làm việc.
Chẳng hạn như người lao động phải làm việc trong môi trường không an toàn, môi trường nguy hiểm hay khắc nghiệt.
2. Các loại phụ cấp lương cho nhân viên
Ngoài khái niệm phụ cấp lương là gì, các loại phụ cấp hiện nay dành cho nhân viên cũng nhận được sự quan tâm của nhiều người.
Hiện nay, có 5 loại phụ cấp lương được quy định cụ thể như:
- Phụ cấp theo chức danh, chức vụ
- Phụ cấp điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
- Phụ cấp theo thâm niên
- Phụ cấp trách nhiệm
- Phụ cấp khu vực
2.1 Phụ cấp chức vụ, chức danh
Đối với những cán bộ đảm nhiệm chức vụ quan trọng như trưởng phòng sẽ được nhận phụ cấp chức danh. Các khoản phụ cấp này sẽ giúp đáp ứng nhu cầu năng lực, trách nhiệm công việc cao ở những vị trí này.
Theo đó, mức phụ cấp lương ở mức dưới 15% so với mức lương chuyên môn cao nhất trong bảng.
Đồng thời, phụ cấp chức vụ sẽ được tính trả cùng kỳ ngày trả lương hằng tháng. Đối với trường hợp người lao động không làm việc từ một tháng trở lên sẽ không được nhận phụ cấp trách nhiệm.
2.2 Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
Đối với những môi trường công việc nặng nhọc, độc hại và nguy hiểm, quy định về phụ cấp lương là gì? Câu trả lời dựa theo khoản 2 điều 11 Thông Tư 36/2012/TT – BLĐTBXH:
- Người lao động sẽ được hưởng mức phụ cấp nặng nhọc, độc hại và nguy hiểm nếu như đang làm việc trong môi trường công việc, ngành nghề độc hại, ngành nghề nguy hiểm hay ngành nghề đặc biệt, nặng nhọc do Bộ Lao động – Thương Binh và Xã Hội ban hành. Hay phụ cấp lương còn được tính đối với những trường hợp làm việc trực tiếp tiếp xúc với những nguồn gây bệnh truyền nhiễm.
- Doanh nghiệp chịu trách nhiệm kiểm tra thường xuyên và rà soát về điều kiện lao động và ngành nghề làm việc.
- Bên cạnh đó, để bảo vệ quyền lợi và lợi ích của người lao động, doanh nghiệp cần tiến hành so sánh các ngành nghề hoặc có mức độ tương đương trong điều kiện lao động bình thường để xác định mức phụ cấp lương tương xứng và phù hợp nhất.
- Người lao động sẽ được tính trả phụ cấp lương cùng kỳ với ngày trả lương hằng tháng.
2.3 Phụ cấp thâm niên
Phụ cấp lương theo thâm niên là khoản phụ cấp được trả thêm hằng tháng cho người lao động có thời gian gắn bó lâu dài với cơ quan đơn vị. Mục đích của phụ cấp lương là gì? Nhằm khuyến khích và tạo thêm các động lực để người lao động làm việc và cống hiến vì đơn vị.
Hiện nay, phụ cấp thâm niên ở mỗi đơn vị như vậy sẽ do từng chế độ đãi ngộ riêng của người sử dụng lao động. Tuy nhiên, đối với những ngành nghề hay cơ quan nhà nước thì tiền lương hằng tháng sẽ có thêm một khoản phụ cấp, cụ thể:
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp phục vụ tại lực lượng Quân đội nhân dân Việt Nam.
- Hạ sĩ quan được nhận lương thuộc Công An Nhân Dân Việt Nam.
- Những người làm công tác cơ yếu tại tổ chức cơ yếu.
- Công chức, cán bộ được sắp xếp lương theo các ngạch hoặc chức danh chuyên ngành như: Tòa án, Viện kiểm sát, hải quan, thanh tra, kiểm lâm…
- Nhà giáo đang giảng dạy tại một số cơ sở công lập đáp ứng đủ điều kiện theo quy định.
2.4 Phụ cấp trách nhiệm
Vậy phụ cấp lương là gì khi được tính theo trách nhiệm? Người lao động được hưởng khoản phụ cấp này khi họ làm các công việc có chức trách cao hoặc trách nhiệm quản lý quan trọng như quản đốc,trưởng ca, trưởng nhóm, phó nhóm….
Theo quy định, công ty có trách nhiệm kiểm tra, rà soát và đánh giá điều kiện lao động, ngành nghề làm việc cũng như chi tiết các công việc. Mức phụ cấp trách nhiệm cao nhất hiện nay không quá 10% so với mức lương của chức danh hay công việc trong bảng lương.
2.5 Phụ cấp khu vực
Ngoài những phụ cấp nói trên, đối với những người lao động làm việc tại vùng, địa bàn nằm trong danh mục địa bàn hưởng phụ cấp khu vực sẽ được nhận thêm khoản tiền này. Mức phụ cấp theo khu vực sẽ do doanh nghiệp quyết định hoặc do sự thỏa thuận giữa các bên.
3. Doanh nghiệp có bắt buộc trả phụ cấp lương cho người lao động không?
Doanh nghiệp, tổ chức công ty không bắt buộc phải trả thêm khoản phụ cấp lương cho người lao động.
Như đã đề cập khi giải thích khái niệm phụ cấp lương là gì, thì đây chỉ là khoản tiền nhằm bù đắp những yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc hay điều kiện sinh hoạt. Do đó, không phải người lao động nào cũng được trả khoản phụ cấp này mà còn phải tùy điều kiện và công việc của từng người.
Bên cạnh đó, Pháp luật cũng không đặt ra các mức phụ cấp lương cụ thể như thế nào. Tùy thuộc vào công việc, điều kiện cụ thể mà doanh nghiệp và người lao động sẽ thỏa thuận với nhau.
Hy vọng rằng, với những chia sẻ vừa rồi đã giúp bạn hiểu rõ hơn về phụ cấp lương là gì. Đồng thời, nắm rõ các loại phụ cấp dành cho người lao động hiện nay. Hiện nay, phần mềm tính lương nhân viên đã cho phép doanh nghiệp bổ sung các khoản phụ cấp vào bảng lương, giúp bộ phận kế toán rút ngắn thời gian làm việc và nâng cao hiệu suất công việc.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Công ty TNHH Hợp Tác Chuyển đổi số CoDX
- Hotline: 1900 25 25 81 – Số điện thoại: 0968 61 23 50
- Email: [email protected] | Website: https://www.codx.vn
- Trang Tin tức – Kiến thức Quản trị: https://businesswiki.codx.vn
- Địa chỉ văn phòng: Toà nhà QTSC R&D Labs 1, Lô 45 đường số 14, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh