Với những lợi ích to lớn từ kết quả chuyển đổi số cho thấy đây đang là xu hướng quản trị hiệu quả cho các doanh nghiệp đặc biệt là SME. Tuy nhiên, làm thế nào để có một lộ trình chuyển đổi số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ thành công, người lãnh đạo tổ chức cần làm gì?
Bạn đang đọc bài viết trên trang tin chuyển đổi số của CoDX – nền tảng chuyển đổi số doanh nghiệp toàn diện |
Theo dõi bài viết này cùng chuyển đổi số CoDX, để có được những thông tin hữu ích cho quá trình chuyển đổi số doanh nghiệp của bạn.
1. Tổng quan về chuyển đổi số doanh nghiệp vừa và nhỏ SME
1.1 Doanh nghiệp SME là gì?
SME (Small and Medium Enterprise) là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ về vốn, lực lượng lao động, doanh thu.
Tại Việt Nam, số lượng doanh nghiệp SME chiếm hơn 95% tổng số doanh nghiệp, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm số lượng lớn, đóng góp 45% GDP (2022).
Tại điều 6 Nghị định số 39/2018/NĐ-CP của Chính phủ đã xác định các tiêu chí của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam.
Nhóm ngành doanh nghiệp siêu nhỏ
- Hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân không quá 10 người và tổng doanh thu không quá 3 tỷ đồng/năm, hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng.
- Hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quan không quá 10 người. Tổng doanh thu không quá 10 tỷ hoặc vốn không quá 3 tỷ đồng.
Nhóm ngành doanh nghiệp nhỏ
- Hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân không quá 100 người và tổng doanh thu không quá 50 tỷ đồng/năm, hoặc tổng nguồn vốn không quá 20 tỷ đồng.
- Hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quan không quá 50 người. Tổng doanh thu không quá 100 tỷ hoặc vốn không quá 50 tỷ đồng.
Nhóm doanh nghiệp vừa
- Hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân không quá 200 người và tổng doanh thu không quá 200 tỷ đồng/năm, hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng.
- Hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quan không quá 100 người. Tổng doanh thu không quá 300 tỷ hoặc vốn không quá 100 tỷ đồng.
1.2 Mục tiêu chuyển đổi số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam
Theo khảo sát của Walkins cho biết, mục tiêu chuyển đổi số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam đang hướng đến 3 mục tiêu chính.
- Nâng cao trải nghiệm khách hàng, gia tăng tương tác giữa doanh nghiệp và khách hàng nhằm duy trì dòng tiền kinh doanh. (54%)
- Gia tăng tính năng của sản phẩm (45%)
- Tối ưu hóa quy trình làm việc, gia tăng năng suất hoạt động (39%)
Chuyển đổi số doanh nghiệp góp phần gia tăng năng suất công việc
Bên cạnh đó, chuyển đổi số doanh nghiệp SME còn đặt mục tiêu hướng đến quản lý tập trung, tối ưu hóa và tận dụng triệt để các nguồn lực, kết nối liên bộ phận. Thúc đẩy tăng trưởng doanh thu thông qua các ứng dụng công nghệ, nền tảng số.
2. Xây dựng lộ trình chuyển đổi số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Lộ trình chuyển đổi số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ được triển khai theo 3 bước chính:
- Bước 1: Phân tích thực trạng của doanh nghiệp
- Bước 2: Xây dựng mục tiêu và định hướng
- Bước 3: Lựa chọn giải pháp
Bước 1: Phân tích thực trạng của doanh nghiệp SME
Để có những lựa chọn chuyển đổi số hiệu quả, doanh nghiệp cần phân tích thực trạng rõ ràng. Điều này giúp doanh nghiệp xác định được điểm mạnh, điểm yếu về yếu tố nguồn lực, mô hình kinh doanh. Từ đó xác định được mục đích, động lực chuyển đổi số là gì, trọng tâm của công cuộc chuyển đổi số doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Phân tích thực trạng còn là bước định hình chuỗi giá trị, xác định các công đoạn mang lại giá trị lớn, cần tập trung nguồn lực vào khía cạnh nào, bồi đắp những giá trị cốt lõi, tăng hiệu quả vận hành, chất lượng sản xuất.
Thông qua hoạt động đánh giá phân tích tình hình doanh nghiệp, người lãnh đạo chuyển đổi số cũng nắm được bức tranh tổng thể tại doanh nghiệp từ hoạt động kinh doanh, tài chính, quan hệ đối tác, khách hàng… từ đó có định hướng phù hợp.
Bước 2: Xây dựng mục tiêu và định hướng chuyển đổi số
Sau khi có những đánh giá về thực trạng, doanh nghiệp căn cứ vào kết quả để xây dựng mục tiêu chuyển đổi số phù hợp. Mục tiêu lộ trình chuyển đổi số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ cần chia theo nhiều giai đoạn khác nhau.
Bao gồm các mục tiêu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Chia nhỏ các mục tiêu giúp doanh nghiệp dễ dàng theo dõi, đánh giá mức độ chuyển đổi số.
Chuyển đổi số mô hình kinh doanh với các hoạt động mở rộng thị trường, tiếp cận nguồn khách hàng mới. Vận dụng công nghệ nâng cao trải nghiệm khách hàng, gia tăng sự hài lòng. Với hoạt động sản xuất, doanh nghiệp hướng đến chuyển đổi số để nâng cao chất lượng, giảm thiểu thời gian, cung cấp sản phẩm, dịch vụ giá trị cho khách hàng.
Với mô hình quản trị vận hành, doanh nghiệp xây dựng môi trường làm việc số, công tác mọi lúc mọi nơi. Thiết lập các quy trình tự động hóa, số hóa giảm thiểu thao tác thủ công. Xây dựng một đội ngũ nhân sự đáp ứng môi trường làm việc số, thành thạo công nghệ. Dựa vào dữ liệu khoa học, chính xác từ mô hình chuyển đổi số, doanh nghiệp nâng cao năng lực quản trị, ra quyết định chính xác.
Bước 3: Chọn giải pháp chuyển đổi số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Doanh nghiệp dựa vào các mục tiêu đã đề ra ở bước 2 để lựa chọn giải pháp chuyển đổi số phù hợp. Cần lưu ý việc phân bổ nguồn lực phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp, năng lực hiện tại cũng như đặc điểm về văn hóa tổ chức. Hiện nay, có nhiều giải pháp chuyển đổi số doanh nghiệp vừa và nhỏ cho doanh nghiệp lựa chọn.
Các giải pháp này có thể là thuê nền tảng chuyển đổi số toàn diện, tự xây dựng phần mềm, thuê công ty ngoài tư vấn… Tuy nhiên, doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ lưỡng nguồn lực cũng như mục tiêu để chuyển đổi số đúng hướng, tạo động lực phát triển.
Nền tảng chuyển đổi số CoDX là một trong những giải pháp được nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ lựa chọn hiện nay. Với hệ thống sinh thái từ phần cứng thiết bị cho đến phần mềm vận hành giúp doanh nghiệp chuyển đổi số nhanh chóng, hiệu quả và thành công.
Lạc Việt là nền tảng chuyển đổi số liên thông mọi nghiệp vụ trong doanh nghiệp, giúp rút ngắn lộ trình chuyển đổi số bằng hình thức “cho thuê tất cả”, từ thiết bị hạn tầng, phần mềm quản trị, vận hành…
Vì sao nên chuyển đổi số cùng Lạc Việt?
- Lạc Việt đi từ giải pháp lớn triển khai gần 30 năm cho 5000 DN được đóng gói xuống thành giảp pháp tinh gọn.
- Không chỉ phần mềm, Lạc Việt cho thuê cả phần cứng - dịch vụ CNTT - dịch vụ tư vấn thuế - kế toán - tính lương.
- Miễn phí hệ thống mạng xã hội nội bộ và mọi phần mềm đều chạy được trên thiết bị di động khi thuê.
- Khi thuê hệ thống phần mềm quản trị sẽ không bị tính phí số lượng nhân viên quản lý với mọi quy mô.
Chi tiết liên hệ ngay thông tin bên dưới để được hỗ trợ tư vấn tốt nhất:
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
- Hotline: (+84.28) 3842 3333
- Website: https://lacviet.vn
- Email: [email protected]
- Địa chỉ văn phòng: 23 Nguyễn Thị Huỳnh, P. 8, Q. Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh
3. Giải pháp chuyển đổi số hỗ trợ doanh nghiệp SME từ Chính phủ
3.1 Chính sách chuyển đổi số doanh nghiệp vừa và nhỏ
Doanh nghiệp nhỏ và vừa giữ vai trò quan trọng trong phát triển trụ cột kinh tế, chính vì vậy Chính phủ đưa ra những giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp SME trong hành trình chuyển đổi số. Hàng loạt các chính sách được ban hành có thể kể đến Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ 2017; Quyết định số 06/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 749/QĐ-TTg; Quyết định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư năm 2021 về phê duyệt Chương trình Hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số 2021 – 2025…
Với hệ thống chính sách hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số từ chính phủ đã tạo ra nguồn động lực to lớn. Đồng thời cũng cho thấy sự quan tâm, tiệm cận về quan điểm chuyển đổi số của Chính phủ với xu hướng chuyển đổi số trên thế giới.
3.2 Tính hiệu quả từ chính sách
Với các chính sách hỗ trợ chuyển đổi số doanh nghiệp vừa và nhỏ từ Chính phủ đã tạo ra một hành lang pháp lý, tác động tích cực đến nhiều kết quả. Một số tín hiệu đáng mừng từ chuyển đổi số doanh nghiệp thông qua các chính sách của Chính phủ
- Doanh nghiệp được kết nối, hỗ trợ thông qua các công điện tử dành riêng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Hỗ trợ đào tạo, hướng dẫn, đánh giá nhu cầu, mức độ chuyển đổi số phù hợp với từng doanh nghiệp…
- Hơn 490 nghìn doanh nghiệp đã được tiếp cận với các nền tảng SMEdx tính đến tháng 9 năm 2022;
- 150 doanh nghiệp được tư vấn và đào tạo chuyên sâu 1 – 1 về lộ trình chuyển đổi số.
- Mạng lưới hơn 100 tổ chức, cá nhân cung cấp giải pháp tư vấn, đào tạo chuyển đổi số cho doanh nghiệp SME.
Ngoài ra, hỗ trợ doanh nghiệp phù hợp theo từng lĩnh vực, các Bộ đã chủ động xây dựng các nền tảng sử dụng chung để hỗ trợ doanh nghiệp như nền tảng điện toán đám mây, nền tảng kế toán dịch vụ, sàn thương mại điện tử…
Doanh nghiệp SME chiếm số lượng đông, tỷ trọng nhỏ và siêu nhỏ cao, còn tồn tại nhiều hạn chế về nguồn lực, nhân lực và khả năng thích ứng với biến đổi của thị trường. Chính vì vậy, những doanh nghiệp này cần nhanh chóng nắm bắt các hỗ trợ từ chính phủ, áp dụng thành tựu công nghệ để xây dựng lộ trình chuyển đổi số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ phù hợp.