Ngày nay, khi mạng lưới Internet ngày càng phát triển, giao dịch trực tuyến cũng trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Tuy nhiên, nhiều người đặt câu hỏi liệu hợp đồng ký qua email có hiệu lực không khi ký kết hợp đồng giao dịch. Vì hình thức này có thể giúp hai bên tiết kiệm được nhiều thời gian và sức lực, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành hợp đồng. Bài viết dưới đây từ CoDX sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn và chi tiết hơn về hình thức pháp lý mà hợp đồng này được giao kết.
Bạn đang đọc bài viết trên trang Kiến thức quản trị của CoDX – nền tảng chuyển đổi số doanh nghiệp toàn diện |
1. Hợp đồng ký qua email có hiệu lực không?
Hợp đồng giao kết qua email vẫn được coi là hợp đồng hợp pháp và có hiệu lực, miễn là có sự đồng thuận của hai bên về việc kí kết hợp đồng qua email và đáp ứng đầy đủ các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng theo quy định của pháp luật.
Cụ thể theo quy định Điều 119 Bộ luật Dân sự 2015 về hình thức giao dịch dân sự như sau:
Hình thức giao dịch dân sự 1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản. 2. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó. |
Cũng theo quy định tại Điều 4 khoản 10 và khoản 11 Luật Giao dịch điện tử năm 2005 về phương tiện điện tử và thông điệp dữ liệu:
10. Phương tiện điện tử là phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện từ hoặc công nghệ tương tự. 11. Quy trình kiểm tra an toàn là quy trình được sử dụng để kiểm chứng nguồn gốc của thông điệp dữ liệu, chữ ký điện tử, phát hiện các thay đổi hoặc lỗi xuất hiện trong nội dung của một thông điệp dữ liệu trong quá trình truyền, nhận và lưu trữ. |
Hợp đồng ký qua email có hiệu lực không? Theo các nội dung trên thì việc ký hợp đồng qua Email không bị cấm và hình thức này được coi là giao kết hợp đồng bằng phương thức điện tử, đồng thời cũng được xem có hiệu lực như ký hợp đồng văn bản.
Vì vậy, ký hợp đồng qua Email vẫn được coi là hợp đồng sẽ hợp pháp nếu đáp ứng các điều kiện hợp pháp của hợp đồng theo quy định của pháp luật chuyên ngành cho từng loại hợp đồng và đáp ứng đầy đủ các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng. Theo Điều 117 của Bộ luật Dân sự năm 2015 như sau:
Điều 117. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự 1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập; b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện; c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định. |
Như vậy, dựa trên các quy định trên có thể hình dung rằng hợp đồng ký qua email là một dạng hợp đồng được hình thành thông qua việc trao đổi thông tin và thỏa thuận giữa các bên qua email.
Thay vì việc trao đổi vật chất hoặc giấy tờ vật lý như trong truyền thống, các bên thực hiện quá trình đàm phán, đồng ý và ghi nhận các điều khoản của hợp đồng bằng cách gửi, nhận các email chứa thông tin liên quan đến hợp đồng. Nhưng vẫn tuân theo các quy tắc và nguyên tắc cơ bản của hợp đồng dân sự. Điều quan trọng là hai bên phải có sự đồng ý và đạt được thỏa thuận chung về các điều khoản của hợp đồng, nội dung không vi phạm pháp luật và đạo đức xã hội.
Tuy nhiên, để đảm bảo tính chính xác và bảo mật, các biện pháp bổ sung có thể được áp dụng trong việc ký hợp đồng qua email. Ví dụ, chữ ký điện tử có thể được sử dụng để chứng thực và xác minh tính xác thực của các email liên quan đến hợp đồng. Các bên có thể sử dụng các phương thức bảo mật khác nhau để đảm bảo rằng thông tin trong email không bị thay đổi hoặc truy cập trái phép.
Tóm lại, hợp đồng ký qua email là một dạng hợp đồng thể hiện, ghi nhận thông qua việc gửi và nhận email chứa thông tin liên quan đến hợp đồng. Mặc dù hình thức này mang tính chất điện tử, nhưng nó vẫn tuân theo các nguyên tắc cơ bản của hợp đồng dân sự có thể được coi là hợp đồng hợp pháp, có hiệu lực nếu đáp ứng các yếu tố và điều kiện có hiệu lực theo quy định của pháp luật. CoDX tin rằng hợp đồng ký qua email có hiệu lực không đã không còn là câu hỏi gây khó khăn cho bạn.
2. Hợp đồng ký qua email có hiệu lực cần điều kiện gì?
Hợp đồng giao kết qua email cần đảm bảo các điều kiện sau:
- #1 Điều kiện về chủ thể fiao kết hợp đồng qua email
- #2 Điều kiện về hình thức của hợp đồng ký qua email
2.1. Điều kiện về chủ thể giao kết hợp đồng qua email
Điều kiện về chủ thể giao kết hợp đồng qua email được đề ra dựa trên các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự, và áp dụng cả khi ký hợp đồng qua email. Theo Điều 117 Bộ luật Dân sự năm 2015:
- Chủ thể giao kết hợp đồng qua email phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập. Yêu cầu về năng lực pháp luật dân sự có thể khác nhau tùy thuộc vào từng loại hợp đồng cụ thể. Ví dụ, khi người có năng lực hành vi dân sự không đầy đủ trong một số trường hợp muốn tham gia giao dịch dân sự, cần có sự đồng ý của người đại diện hợp pháp hoặc người giám hộ.
- Chủ thể tham gia giao dịch dân sự qua email phải làm điều đó hoàn toàn tự nguyện. Quy định này nhằm tránh các hợp đồng được ký kết do các bên bị cưỡng ép hoặc đe dọa.
- Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự qua email không được vi phạm các quy định cấm của pháp luật và không trái đạo đức xã hội.
- Hình thức của giao dịch dân sự qua email phải tuân thủ quy định của pháp luật trong trường hợp cụ thể. Ví dụ, đối với hợp đồng tặng quyền sử dụng đất, luật yêu cầu phải lập thành văn bản có công chứng hoặc chứng thực.
Dựa trên các điều kiện này, khi ký kết hợp đồng qua email, cần đảm bảo rằng các chủ thể giao dịch đáp ứng các yêu cầu về năng lực, tự nguyện, tuân thủ quy định và không vi phạm các quy định pháp luật và đạo đức xã hội.
2.2. Điều kiện về hình thức của hợp đồng ký qua email
Để biết được hợp đồng ký qua email có hiệu lực không thì khi giao kết hợp đồng qua hình thức thư điện tử này đòi hỏi các bên phải đảm bảo những điều sau:
- Đầu tiên, hãy đảm bảo cả hai bên đã xác nhận nội dung trao đổi qua email, bao gồm cả thông tin dự thảo hợp đồng. Bởi trên thực tế, nhiều trường hợp khi tranh chấp hợp đồng xảy ra, các bên không công nhận nội dung gửi qua thư điện tử là có tính chất hợp pháp, do địa chỉ gửi thư điện tử không có giấy tờ tùy thân của cá nhân, tổ chức.
- Thứ hai, là đảm bảo tính toàn vẹn của thông tin hợp đồng được xác lập qua email. Ví dụ: Gửi nhiều hợp đồng qua email, sử dụng nhiều email để trao đổi thông tin về hợp đồng sẽ khó kiểm chứng thông tin nào đã được xác lập, thông tin nào chưa.
- Thứ ba là đảm bảo các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng tuân thủ các quy định chung theo pháp luật dưới bảng sau:
Căn cứ vào Cơ sở pháp lý: Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định như sau: Giao dịch dân sự là giao dịch rất phổ biến diễn ra hàng ngày trong cuộc sống của chúng ta hiện nay. Hợp đồng lao động cũng là một trong những trường hợp cụ thể của giao dịch dân sự. Theo đó, giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
|
Trong trường hợp có một bên không thừa nhận hợp đồng ký qua email phải xử lý như thế nào?
Khi một bên không thừa nhận hợp đồng qua email mặc dù đã đồng ý giao kết một cách hợp pháp, bên còn lại có thể áp dụng các biện pháp xử lý pháp lý để đảm bảo quyền lợi của mình. Dưới đây là một số hướng xử lý có thể được thực hiện:
- Giai đoạn đàm phán: Trước khi đưa vụ việc ra tòa án, bên bị tổn thất có thể tiến hành giai đoạn đàm phán và thương lượng với bên không thừa nhận. Qua quá trình này, hai bên có thể thỏa thuận giải quyết tranh chấp một cách hòa bình và đạt được sự đồng ý chung.
- Thông qua trọng tài: Nếu hợp đồng chứa điều khoản về trọng tài, bên bị tổn thất có thể yêu cầu xem xét vụ việc bởi một trọng tài độc lập và không phụ thuộc vào hệ thống tư pháp. Quyết định của trọng tài sẽ có hiệu lực pháp lý và bên thua cuộc sẽ phải tuân thủ theo nó.
- Kiện tụng: Nếu các biện pháp đàm phán và trọng tài không thể đạt được kết quả hoặc không áp dụng được, bên bị tổn thất có thể quyết định đưa vụ việc ra tòa án. Tòa án sẽ xem xét các bằng chứng, luật pháp liên quan và các quy định về giao dịch qua email để đưa ra quyết định cuối cùng.
Trong quá trình xử lý, các bằng chứng về việc bên đã đồng ý giao kết hợp đồng qua email sẽ rất quan trọng để chứng minh tính hợp pháp và hiệu lực của hợp đồng. Điều này có thể bao gồm các bản sao email, lưu trữ thông tin giao dịch, bằng chứng về việc email đã được gửi và nhận, hoặc các tài liệu khác có liên quan.
Tuy nhiên, việc xử lý khi một bên không thừa nhận hợp đồng qua email có thể phức tạp và phụ thuộc vào các yếu tố cụ thể của vụ việc. Do đó, việc tìm kiếm sự tư vấn pháp lý từ một luật sư chuyên về lĩnh vực này được khuyến nghị để đảm bảo quyền lợi và tuân thủ đúng quy trình pháp lý.
Trên đây CoDX – Dịch vụ chuyển đổi số đã giải đáp chi tiết cho câu hỏi: Hợp đồng ký qua email có hiệu lực không? Ngày nay, việc giao kết hợp đồng dịch vụ qua thư điện tử quả thực đã góp phần tích cực giúp việc giao kết và thực hiện hợp đồng dân sự được dễ dàng, nhanh chóng hơn. Tuy nhiên, khi ký hợp đồng qua email cần lưu ý các nguyên tắc, điều kiện để hợp đồng có hiệu lực, để không ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Công ty TNHH chuyển đổi số CoDX
- Địa chỉ văn phòng: Toà nhà QTSC R&D Labs 1, Lô 45 đường số 14, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
- Số điện thoại: 0968 61 23 50
- Hotline: 1900282581
- Email: [email protected]
- Website: https://www.codx.vn
- Trang tin tức doanh nghiệp: https://businesswiki.codx.vn
Tham khảo thêm: Phần mềm ký hợp đồng điện tử có lượt dùng nhiều nhất