Nguyên Tắc Giao Kết Hợp Đồng Lao Động Theo BLLĐ Số 10/2012/QH13

Khi tiến hành giao kết hợp đồng lao động, dựa vào tính chất công việc cũng như điều kiện thực tế của các bên, người sử dụng lao động và người lao động sẽ lựa chọn và quyết định loại hợp đồng lao động nào để giao kết. Vậy nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động theo Bộ Luật Lao động số 10/2012/QH13 bao gồm những nội dung gì? Câu hỏi sẽ được CoDX giải đáp trong bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc bài viết trên trang kiến thức Bản tin doanh nghiệp của CoDX – nền tảng chuyển đổi số doanh nghiệp toàn diện.

1. Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động mới cập nhật 2023

Nguyên tắc giao kết hợp đồng được xem là những quan điểm, tư tưởng, nguyên lý chỉ đạo xuyên suốt và quán triệt trong quá trình thực hiện giao kết loại hợp đồng lao động. Với bản chất là một quan hệ khế ước thì việc giao kết hợp đồng cần tuân thủ theo các nguyên tắc của hợp đồng nói chung, đảm bảo tuân thủ đúng các nguyên tắc đặc thù của hợp đồng lao động nói riêng.

Căn cứ tại Điều 15 Bộ Luật Lao động năm 2019 quy định, quá trình giao kết hợp đồng lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động được thực hiện dựa vào 3 nguyên tắc sau:

  • Nguyên tắc 1: Tự do, tự nguyện thỏa thuận;
  • Nguyên tắc 2: Bình đẳng;
  • Nguyên tắc 3: Không trái với pháp luật và thỏa ước lao động tập thể.
Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động mới nhất
3 nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động mới cập nhật 2023

1.1. Nguyên tắc tự do, tự nguyện thỏa thuận

Trong nguyên tắc tự nguyện, tự do trong giao kết hợp đồng lao động chính là sự cụ thể hóa nguyên tắc bảo đảm sự tự chọn lựa nơi làm việc, việc làm của con người. Nghĩa là khi tham gia hợp đồng lao động, các chủ thể hoàn toàn được tự do về mặt ý chí, bất cứ hành vi lừa gạt, cưỡng ép đều có thể làm cho hợp đồng lập tức bị vô hiệu.

Xuất phát từ năng lực của chủ thể trong quan hệ hợp đồng, nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động tự do và tự nguyện vừa mang tính tương đối, vừa mang tính tuyệt đối. Mỗi chủ thể hoàn toàn được tự do, tự mình giao kết hợp đồng mà không phụ thuộc vào ý chí của người khác.

Thế nhưng, đối với các chủ thể như người lao động chưa đủ 15 tuổi khi thực hiện giao kết hợp đồng với một số công việc, cần phải có sự chấp thuận của cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp. Trong trường hợp này, chủ thể còn bị chi phối bởi bên thứ ba. Quan hệ lao động chỉ được xác lập khi có sự thỏa thuận ý chí của bên thứ ba. Do đó, nguyên tắc này trong quan hệ hợp đồng lao động vừa mang tính tương đối, vừa mang tính tuyệt đối.

1.2. Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động phải bình đẳng

Nguyên tắc này khẳng định vị trí ngang hàng của người sử dụng lao động và người lao động khi giao kết hợp đồng lao động. Nghĩa là không có hành động phân biệt đối xử giữa hai bên. Quy tắc này nghiêng về việc bảo vệ người lao động trước người sử dụng lao động nhiều hơn. Trong quan hệ lao động, nhóm người lao động thường bị “yếu thế” vì họ tham gia quan hệ lao động bằng chính sức lao động và phụ thuộc vào người sử dụng lao động bởi lương bổng, công việc. Vì thế, nguyên tắc bình đẳng ra đời nhằm xây dựng sự bình đẳng giữa các bên.

Hành vi gây ra sự bất bình đẳng giữa những chủ thể luôn bị xem là vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động. Tuy nhiên trên thực tế, khó có thể tránh khỏi việc khi tham gia hợp đồng, các chủ thể không hoàn toàn bình đẳng với nhau. Do đó, nguyên tắc bình đẳng sẽ nhấn mạnh trong khía cạnh pháp lý.

1.3. Nguyên tắc không trái pháp luật và thỏa ước lao động tập thể

Đây là nguyên tắc chung không chỉ đảm bảo về quyền và lợi ích của mỗi bên tham gia giao kết hợp đồng, mà còn đảm bảo không làm ảnh hưởng đến lợi ích của những chủ thể khác có liên quan và lợi ích chung của xã hội. Hợp đồng này cần tuân thủ theo nguyên tắc tự do thỏa thuận, nhưng yếu tố tự do ở đây phải nằm trong một khuôn khổ – không trái với pháp luật, chuẩn mực về đạo đức và thỏa ước lao động tập thể.

Nguyên tắc không trái pháp luật và thỏa ước lao động tập thể
Nguyên tắc không trái pháp luật, thỏa ước lao động của tập thể

Thỏa ước lao động tập thể là thống nhất giữa tập thể người sử dụng lao động và người lao động về những điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của hai bên trong quan hệ lao động. Thỏa ước lao động tập thể được đại diện tập thể người sử dụng lao động và người lao động đàm phán và ký kết theo nguyên tắc tự nguyện, công khai, bình đẳng. Thỏa ước có hiệu lực trở thành giá trị pháp lý bắt buộc đối với toàn bộ các quan hệ lao động của doanh nghiệp.

Khi bạn nắm được các nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động rồi, chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về nghĩa vụ giao kết hợp đồng lao động số 10/2012/QH13 trong phần tiếp theo của bài viết này.

2. Nghĩa vụ giao kết hợp đồng lao động số 10/2012/QH13

Căn cứ tại Điều 18 Bộ Luật Lao động số 10/2012/QH13 về nghĩa vụ giao kết hợp đồng lao động được quy định như sau:

– Trước khi nhận người lao động vào làm việc, người lao động và người sử dụng lao động phải trực tiếp giao kết hợp đồng lao động.

– Đối với trường hợp người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì việc giao kết hợp đồng bắt buộc được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật của người lao động.

– Đối với các công việc nhất định, công việc theo mùa vụ có thời hạn dưới 12 tháng thì phía người lao động có thể ủy quyền cho một người lao động trong nhóm để giao kết hợp đồng lao động bằng hình thức văn bản; trường hợp này hợp đồng có hiệu lực như giao kết với từng người.

– Hợp đồng lao động do người được ủy quyền giao kết phải kèm theo danh sách ghi rõ họ tên, tuổi, giới tính, địa chỉ thường trú, nghề nghiệp và chữ ký của từng người lao động.

Vậy hình thức giao kết hợp đồng lao động theo Bộ luật Lao động năm 2019 quy định những nội dung nào? Hãy theo dõi phần tiếp theo trong bài viết này nhé!

3. Hình thức giao kết hợp đồng theo Bộ lao động 2019

Tại Điều 14 Bộ Luật Lao động năm 2019, quy định về hình thức của nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động như sau:

– Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, người lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. Hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản.

– Hai bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói đối với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng trừ các trường hợp: Công việc theo mùa vụ ký kết với nhóm người lao động; giao kết hợp đồng lao động với người chưa đủ 15 tuổi; lao động là người giúp việc gia đình.

– Hợp đồng lao động được giao kết trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực; tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội.

Hình thức của nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động
Hình thức giao kết hợp đồng lao động theo Bộ lao động 2019

Bài viết trên đây là toàn bộ thông tin về 3 nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động theo Bộ Luật Lao động số 10/2012/QH13. Hy vọng với những thông tin mà Công Ty Hợp Tác Chuyển Đổi Số CoDX cung cấp, doanh nghiệp có thể ứng dụng thành công 3 nguyên tắc này trong quá trình giao kết hợp đồng với người lao động.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Công ty TNHH Hợp Tác Chuyển đổi số CoDX

  • Hotline: 1900 25 25 81 – Số điện thoại: 0968 61 23 50
  • Email: [email protected] | Website: https://www.codx.vn
  • Trang Tin tức – Kiến thức Quản trị: https://businesswiki.codx.vn
  • Địa chỉ văn phòng: Toà nhà QTSC R&D Labs 1, Lô 45 đường số 14, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh