Hợp Đồng Đặt Cọc Vô Hiệu Khi Nào? [8 TRƯỜNG HỢP VÔ HIỆU]

Hợp đồng đặt cọc là sự thống nhất của hai Bên, trong đó bên đặt cọc giao cho bên nhận đặt cọc một số tiền, đá quý hay vật có giá trị trong một thời hạn nhằm đảm bảo việc giao kết hợp đồng. Thế nhưng hiện nay, việc xác định hợp đồng đặt cọc đang trong trạng thái vô hiệu, có hiệu lực hay xử lý các vấn đề tranh chấp của hợp đồng đặt cọc. Để trả lời cho câu hỏi hợp đồng đặt cọc vô hiệu khi nào? Cùng CoDX tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc bài viết trên trang kiến thức Bản tin doanh nghiệp của CoDX – nền tảng chuyển đổi số doanh nghiệp toàn diện.

1. Hợp đồng đặt cọc vô hiệu khi nào?

Loại hợp đồng này sẽ lập tức vô hiệu trong 8 trường hợp sau:

  • Trường hợp 1: Vi phạm điều cấm của Pháp luật;
  • Trường hợp 2: Giả tạo;
  • Trường hợp 3: Bên giao kết không đủ hành vi dân sự;
  • Trường hợp 4: Bị nhầm lẫn;
  • Trường hợp 5: Bị lừa dối và cưỡng ép;
  • Trường hợp 6: Bên giao kết không đủ nhận thức;
  • Trường hợp 7: Không tuân thủ quy định về hình thức;
  • Trường hợp 8: Bên giao kết không thể thực hiện.
Hợp đồng đặt cọc vô hiệu khi nào
08 trường hợp hợp đồng đặt cọc bị vô hiệu

1.1. Hợp đồng đặt cọc vi phạm điều cấm của pháp luật

Hợp đồng đặt cọc vô hiệu khi nào? Theo quy định tại Điều 123 Bộ Luật dân sự năm 2015, loại hợp đồng này khi vi phạm những điều cấm của Pháp luật hay trái với đạo đức xã hội, chứa nội dung vi phạm các điều cấm của Luật thì bị vô hiệu.

  • Điều cấm là các quy định của Luật không cho phép chủ thể làm những hành vi nhất định.
  • Điều trái với đạo đức, xã hội bao gồm những chuẩn mực ứng xử chung của đời sống xã hội, được sự tôn trọng và thừa nhận của cộng đồng.

1.2. Hợp đồng đặt cọc vô hiệu vì giả tạo

Trong trường hợp xác lập giao dịch dân sự giả tạo để trốn tránh nghĩa vụ với bên thứ ba thì hợp đồng đặt cọc vô hiệu.

Theo quy định tại Điều 124 Bộ Luật Dân sự năm 2015, khi hai bên xác lập giao dịch dân sự giả tạo để che giấu một loại hợp đồng khác, thì hợp đồng giả tạo vô hiệu. Trong hợp đồng dân sự bị che giấu vẫn còn hiệu lực khi hợp đồng đó cũng vô hiệu theo quy định của Pháp luật.

1.3. Hợp đồng đặt cọc vô hiệu do người giao kết không đủ hành vi dân sự

Hợp đồng đặt cọc vô hiệu khi nào? Khi những đối tượng chưa thỏa điều kiện Pháp luật đề ra như: Người chưa thành niên, đối tượng có khó khăn trong nhận thức, không làm chủ được hành vi, đối tượng hạn chế năng lực hành vi dân sự khi thực hiện và xác lập, được quy định tại Điều 125 Bộ Luật Dân sự năm 2015.

Hợp đồng đặt cọc vô hiệu do người giao kết không đủ hành vi dân sự
Đối tượng không có hành vi dân sự thì hợp đồng đặt cọc vô hiệu

1.4. Hợp đồng đặt cọc vô hiệu do bị nhầm lẫn

Căn cứ vào quy định tại Điều 126 Bộ Luật Dân sự năm 2015, hợp đồng khi được xác lập có sự nhầm lẫn làm cho hai bên hoặc một bên không thỏa được mục đích của việc xác lập giao dịch, thì phía bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu. Ngoại trừ mục đích của hợp đồng đã đạt được hay mỗi bên có thể giải quyết ngay, làm cho mục đích của quá trình xác lập giao dịch dân sự của hai bên vẫn đạt được thì hợp đồng này vẫn còn hiệu lực.

1.5. Hợp đồng vô hiệu do bị lừa dối, cưỡng ép

Hợp đồng đặt cọc vô hiệu khi nào? Dựa vào Điều 127 Bộ Luật Dân sự năm 2015, nếu đối tượng bị lừa dối, cưỡng ép, đe dọa xác lập hợp đồng thì người này được quyền yêu cầu cơ quan Tòa án tuyên bố hợp đồng trở nên vô hiệu.

Hợp đồng đặt cọc vô hiệu khi nào
Hợp đồng sẽ trở nên vô hiệu nếu đối tượng bị bắt ép, cưỡng chế

1.6. Hợp đồng vô hiệu do người giao kết không đủ nhận thức

Tại Điều 128 Bộ Luật Dân sự năm 2015, nếu đối tượng có năng lực hành vi dân sự xác lập hợp đồng đặt cọc trong trạng thái không đủ nhận thức, thì người này được quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng đặt cọc vô hiệu.

1.7. Hợp đồng vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức

Hợp đồng đặt cọc vô hiệu khi nào? Khi không tuân thủ quy định về hình thức. Hợp đồng phải được lập thành văn bản theo quy định hiện hành của Nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTP

1.8. Hợp đồng vô hiệu do người giao kết không thể thực hiện

Dựa vào Điều 408 Bộ Luật Dân sự năm 2015, trường hợp đối tượng không thể thực hiện được điều khoản từ khi giao kết hợp đồng thì hợp đồng đặt cọc sẽ vô hiệu.

2. Điều kiện để hợp đồng đặt cọc có hiệu lực

Tại Điều 117 Bộ Luật Dân sự quy định về 3 điều kiện để hợp đồng đặt cọc trở nên hiệu lực trong giao dịch dân sự như sau:

  • Đối tượng có năng lực Pháp luật dân sự, đủ năng lực hành vi dân sự thích hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
  • Đối tượng tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện và không bị nhầm lẫn;
  • Nội dung và mục đích của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm và không trái với đạo đức xã hội của Pháp luật.

3. Hậu quả pháp lý khi hợp đồng đặt cọc vô hiệu

Trường hợp Hợp đồng đặt cọc vô hiệu sẽ để lại một số hậu quả về mặt pháp lý, gây thiệt hại cho hai Bên, cụ thể:

– Không làm thay đổi, phát sinh, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự của hai Bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập. Bạn có thể hiểu được rằng, toàn bộ những gì hai Bên thống nhất, thỏa thuận với nhau đều không có giá trị pháp lý. Ví dụ, bên A đặt cọc mua nhà của bên B, hai bên thống nhất sau 2 tháng kể từ ngày ký kết hợp đồng đặt cọc thì bên A phải thanh toán cho bên B đủ số tiền còn lại, bên B sẽ phải ký hợp đồng mua bán nhà với bên A. Nếu bên nào vi phạm sẽ bị phạt gấp đôi số tiền đặt cọc. Trường hợp Hợp đồng đặt cọc mua nhà của hai bên bị vô hiệu thì được xem là bên A không có nghĩa vụ phải thanh toán số tiền còn lại cho bên B, bên B cũng không có nghĩa vụ phải ký kết hợp đồng mua bán nhà cho bên A.

Hợp đồng đặt cọc vô hiệu thì hai bên sẽ khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Được hiểu là khi tiến hành đặt cọc, đã giao tài sản đặt cọc gì cho nhau thì phải hoàn trả lại cho bên kia. Tương tự như ví dụ trên có thể hiểu bên A sẽ được bên B trả lại số tiền mà bên A đã đặt cọc cho bên B, còn bên B cũng được nhận lại những giấy tờ nhà đã giao cho bên A giữ.

Nếu bên A đặt cọc bằng hiện vật mà bên B không thể hoàn trả bằng hiện vật thì có thể trị giá thành tiền để hoàn trả.

*Lưu ý: Phía có lỗi dẫn đến thiệt hại thì vẫn phải bồi thường và bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức sẽ không cần hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.

4. Quy định xử lý hợp đồng đặt cọc vô hiệu

Quá trình xử lý đối với hợp đồng đặt cọc bị vô hiệu được quy định cụ thể dưới đây:

Thứ nhất: Khi hợp đồng đặt cọc bị tuyên bố là vô hiệu thì bắt buộc khôi phục lại trạng thái ban đầu và hoàn trả lại cho nhau những gì đã nhận:

  • Hai bên trong hợp đồng vô hiệu bắt buộc khôi phục lại trạng thái ban đầu khi tài sản được hoàn trả không đúng với hiện trạng tại thời điểm xác lập, sau đó tiến hành hoàn trả cho bên kia những gì đã nhận.
  • Đối với trường hợp bên đã làm hư hỏng, giá trị tài sản bị giảm thì bên kia bắt buộc sửa chữa, phục hồi và nâng cấp tài sản như ban đầu.
  • Trường hợp giá trị tài sản đó được tăng lên, phía nhận lại tài sản phải thanh toán thành tiền tương ứng với phần giá trị tài sản được tăng thêm cho bên còn lại theo đúng quy định của Pháp luật.

Thứ hai: Người có lỗi phải bồi thường hợp đồng

  • Đây là một chế định quan trọng của Pháp luật dân sự đặt ra.
  • Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của hợp đồng đặt cọc không bao gồm việc bồi thường những thiệt hại trong hợp đồng theo quy định của Pháp luật đặt ra.
Quy định xử lý hợp đồng đặt cọc vô hiệu
Xử lý hợp đồng đặt cọc vô hiệu theo quy định Pháp luật hiện hành

Thứ ba: Đảm bảo quyền lợi của bên thứ ba khi hợp đồng đặt cọc bị vô hiệu

Ở một số trường hợp nhất định, tuy phía có quyền bị vi phạm có quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình nhưng Tòa án có thể cân nhắc để bảo vệ quyền lợi của người ngay tình thì giao dịch với bên thứ ba vẫn còn hiệu lực. Ngoại trừ các trường hợp được quy định ở Điều 167 Bộ Luật Dân sự 2015:

  • Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản giao dịch là động sản mà không cần đăng ký quyền sở hữu, đã được chuyển giao thông qua một giao dịch khác cho đối tượng thứ ba thì giao dịch vẫn còn hiệu lực. Ngoại trừ các trường hợp được quy định tại Điều 167 Bộ Luật Dân sự 2015.
  • Đối với trường hợp tài sản giao dịch thuộc động sản hay bất động sản phải đăng ký mà chưa được đăng ký quyền sở hữu, đã được chuyển giao thông qua một giao dịch khác cho đối tượng thứ ba thì giao dịch được xem là vô hiệu. Ngoại trừ trường hợp bên thứ ba ngay tình nhận được tài sản này bằng việc bán đấu giá hay giao dịch của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản, nhưng sau đó đối tượng này không phải chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị hủy bỏ, sửa theo quy định Pháp luật hiện hành.

Bài viết trên, chúng tôi đã giải đáp cho câu hỏi Hợp đồng đặt cọc vô hiệu khi nào? Với những nội dung quan trọng về 8 trường hợp khiến hợp đồng vô hiệu, điều kiện để hợp đồng hiệu lực, hợp đồng gây ra hậu quả pháp lý gì và các quy định xử lý hợp đồng đặt cọc. Hãy theo dõi website của Công Ty Hợp Tác Chuyển Đổi Số CoDX để cập nhật thêm những kiến thức hữu ích nhé!

THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Công ty TNHH Hợp Tác Chuyển đổi số CoDX

  • Hotline: 1900 25 25 81 – Số điện thoại: 0968 61 23 50
  • Email: [email protected] | Website: https://www.codx.vn
  • Trang Tin tức – Kiến thức Quản trị: https://businesswiki.codx.vn
  • Địa chỉ văn phòng: Toà nhà QTSC R&D Labs 1, Lô 45 đường số 14, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh