Luật giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 [XEM CHI TIẾT]

Công nghiệp 4.0 đang phát triển cực kỳ mạnh mẽ khiến cho giao dịch điện tử trở thành điều tất yếu trong xã hội hiện nay. Vậy nên, luật giao dịch điện tử trở nên rất cần thiết để phát triển chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. 

Trong bài viết hôm nay, hãy cùng CoDX tìm hiểu sâu hơn về những nội dung quan trọng của luật số 51/2005/QH11 về giao dịch điện tử nhé!

Bạn đang đọc bài viết trên trang quản trị doanh nghiệp của CoDX – nền tảng chuyển đổi số doanh nghiệp toàn diện.

1. Luật giao dịch điện tử là gì?

Luật giao dịch điện tử là bộ luật được Quốc hội ban hành quy định về giao dịch điện tử trong hoạt động của các cơ quan nhà nước cũng như trong lĩnh vực khác như kinh doanh, dân sự, thương mại và lĩnh vực khác trong quy định của pháp luật.

Luật được áp dụng cho các cá nhân, tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp lựa chọn giao dịch bằng phương tiện điện tử.

Tuy nhiên, luật này không áp dụng đối với việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và các bất động sản khác; văn bản về thừa kế; giấy đăng ký kết hôn; quyết định ly hôn; giấy khai sinh; giấy khai tử; hối phiếu và các giấy tờ có giá khác.

Cho đến thời điểm hiện tại, Quốc hội đã ban hành 4 văn bản pháp luật về giao dịch điện tử. Trong đó gồm 1 văn bản luật và 3 văn bản nghị định, cụ thể:

  • Luật về giao dịch điện tử 51/2005/QH11.
  • Nghị định hướng dẫn Luật 51/2005/QH11 về giao dịch điện tử chữ ký số, chứng thực chữ ký số 130/2018/NĐ-CP.
  • Nghị định về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính 165/2018/NĐ-CP.
  • Nghị định về Thực hiện thủ tục Hành chính trên môi trường điện tử 45/2020/NĐ-CP.
Luật giao dịch điện tử
Luật về giao dịch điện tử có hiệu lực vào ngày 01/03/2006

2. Luật giao dịch điện tử có ý nghĩa gì?

Bộ luật về giao dịch điện tử 51/2005/QH11 này có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc xây dựng một Việt Nam số. 

2.1. Đáp ứng yêu cầu quản lý và phát triển xã hội số

Luật giao dịch điện tử 51/2005/QH11 tạo cơ sở pháp lý cho việc chuyển đổi từ môi trường thực lên môi trường số. Thông qua các quy định của luật, các bộ, ngành, địa phương có thể thực hiện việc chuyển đổi các giao dịch trong thế giới thực thuộc lĩnh vực của mình lên môi trường số.

Luật 51/2005/QH11 về giao dịch điện tử sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển đổi số quốc gia. Bộ luật góp phần thúc đẩy các hoạt động giao dịch điện tử trong các ngành, lĩnh vực và xã hội Việt Nam diễn ra. Bởi khi có luật, sự tin cậy và an toàn trong các giao dịch điện tử sẽ được nâng cao hơn.

2.2. Khắc phục hạn chế, bất cập, phát sinh mới trong thực tiễn

Quốc hội ban hành và sửa đổi Luật 51/2005/QH11 về giao dịch điện tử nhằm thể chế hóa các chủ trương và đường lối của Đảng về phát triển kinh tế số, chuyển đổi số. Bên cạnh đó, điều này cũng đáp ứng yêu cầu tất yếu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

Luật giao dịch điện tử bảo đảm đồng bộ, thống nhất với hệ thống pháp luật của nước ta. Từ đó góp phần ngăn chặn các tác động tiêu cực về kinh tế, xã hội và giải quyết những vấn đề phát sinh mới trong thực tiễn. Đặc biệt hơn, nhờ có luật này, vấn đề quốc phòng, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội trên không gian mạng cũng được đảm bảo hơn.

Luật giao dịch điện tử có ý nghĩa gì?
Luật về giao dịch điện tử cực quan trọng trong thời đại 4.0

3. Tóm tắt luật giao dịch điện tử 

Luật về giao dịch điện tử của nước ta có hiệu lực thi hành từ ngày 01/3/2006. Luật này gồm 8 chương, 54 điều với nội dung sẽ được CoDX tóm tắt dưới đây:

3.1. Chương 1: Những quy định chung

Chương này gồm có 9 điều với những quy định về phạm vi điều chỉnh; đối tượng áp dụng; áp dụng Luật Giao dịch điện tử; giải thích từ ngữ; nguyên tắc chung tiến hành giao dịch điện tử; chính sách phát triển và ứng dụng giao dịch điện tử; nội dung quản lý nhà nước về hoạt động giao dịch điện tử; trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động giao dịch điện tử; các hành vi bị nghiêm cấm trong giao dịch điện tử.

3.2. Chương 2 trong Luật giao dịch điện tử: Thông điệp dữ liệu

Tinh thần xuyên suốt của chương 2 là pháp luật công nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu. Chương này gồm có 2 mục: 

Mục 1 là giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu với 6 điều gồm những quy định về hình thức thể hiện thông điệp dữ liệu; giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu; thông điệp dữ liệu có giá trị như văn bản; thông điệp dữ liệu có giá trị như bản gốc; thông điệp dữ liệu có giá trị làm chứng cứ; lưu trữ thông điệp dữ liệu. 

Mục 2 gửi, nhận thông điệp dữ liệu gồm 5 điều là những quy định về người khởi tạo thông điệp dữ liệu; thời điểm, địa điểm gửi thông điệp dữ liệu; nhận thông điệp dữ liệu; thời điểm, địa điểm nhận thông điệp dữ liệu; gửi, nhận tự động thông điệp dữ liệu.

3.3. Chương 3: Chữ ký điện tử và chứng thực chữ ký điện tử 

Luật giao dịch điện tử về chữ ký số nằm ở chương 3, gồm 3 mục:

Mục 1: Giá trị pháp lý của chữ ký điện tử, gồm có 7 điều là những quy định về chữ ký điện tử; điều kiện bảo đảm an toàn cho chữ ký điện tử; nguyên tắc sử dụng chữ ký điện tử; giá trị pháp lý của chữ ký điện tử; nghĩa vụ của người ký chữ ký điện tử; nghĩa vụ của bên chấp nhận chữ ký điện tử; thừa nhận chữ ký điện tử và chứng thư điện tử nước ngoài.

Mục 2: Dịch vụ chứng thực điện tử, gồm 4 điều là những quy định về hoạt động dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử; nội dung của chứng thư điện tử; tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử; quyền và nghĩa vụ của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử.

Mục 3: Quản lý dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử chỉ gồm 1 điều là các điều kiện để được cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử.

Có thể bạn quan tâm: Chữ ký điện tử là gì? Phân biệt chữ ký điện tử và chữ ký số

Tóm tắt luật giao dịch điện tử
Chữ ký điện tử là yếu tố bắt buộc phải có trong nhiều giao dịch trực tuyến

3.4. Chương 4 của Luật giao dịch điện tử: Giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử

Nội dung cơ bản của chương 4 đó là công nhận giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử. Chương này gồm có 6 điều quy định về hợp đồng điện tử; thừa nhận giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử; nguyên tắc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử; giao kết hợp đồng điện tử; việc nhận, gửi, thời điểm nhận, gửi thông điệp dữ liệu trong giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử; giá trị pháp lý của thông báo trong giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử.

3.5. Chương 5: Giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước

Chương này quy định về giao dịch điện tử của cơ quan Nhà nước (cả lập pháp, hành pháp và tư pháp). Chương có 5 điều gồm những quy định về các loại hình giao dịch điện tử của cơ quan Nhà nước; nguyên tắc tiến hành giao dịch điện tử của cơ quan Nhà nước; bảo đảm an toàn, bảo mật và lưu trữ thông tin điện tử trong cơ quan Nhà nước; trách nhiệm của cơ quan Nhà nước trong trường hợp hệ thống thông tin điện tử bị lỗi; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong giao dịch điện tử với cơ quan Nhà nước.

3.6. Chương 6: AN NINH, AN TOÀN, BẢO VỆ, BẢO MẬT TRONG GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ

Chương 6 của luật giao dịch điện tử gồm 6 điều là những quy định về bảo đảm an ninh, an toàn trong giao dịch điện tử; bảo vệ thông điệp dữ liệu; bảo mật thông tin trong giao dịch điện tử; trách nhiệm tổ chức cung cấp dịch vụ mạng; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân khi có yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; quyền và  trách nhiệm của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

3.7. Chương 7: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Chương 7 gồm có 3 điều quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong giao dịch điện tử; tranh chấp trong giao dịch điện tử; giải quyết tranh chấp trong giao dịch điện tử.

3.8. Chương 8 của Luật giao dịch điện tử: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Chương này chỉ gồm có 2 điều, bao gồm điều 53 hiệu lực thi hành và điều 54 là hướng dẫn thi hành luật này.

điều khoản thi hành
Bắt buộc phải tìm hiểu về luật giao dịch điện tử trước khi giao dịch trong môi trường số

4. Điều khoản quan trọng trong luật điện tử mới nhất

Trong luật về giao dịch điện tử số 51/2005/QH11, có một số điều khoản cần đặc biệt lưu ý. Cụ thể:

4.1. Giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử

Nội dung của điều khoản này nằm ở chương 5 giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử. Đây là điều khoản số 33, quy định rằng giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử không thể bị phủ nhận chỉ vì hợp đồng đó được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu.

4.2. Giá trị pháp lý của luật giao dịch điện tử về chữ ký số

Đây là điều số 24, mục 1, chương 3 của luật giao dịch điện tử về chữ ký số, quy định:

  1. Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần có chữ ký thì yêu cầu đó đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu chữ ký điện tử được sử dụng để ký thông điệp dữ liệu đó đáp ứng các điều kiện sau đây:
  2. a) Phương pháp tạo chữ ký điện tử cho phép xác minh được người ký và chứng tỏ được sự chấp thuận của người ký đối với nội dung thông điệp dữ liệu;
  3. b) Phương pháp đó là đủ tin cậy và phù hợp với mục đích mà theo đó thông điệp dữ liệu được tạo ra và gửi đi.
  4. Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần được đóng dấu của cơ quan, tổ chức thì yêu cầu đó đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bởi chữ ký điện tử của cơ quan, tổ chức đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 22 của Luật này và chữ ký điện tử đó có chứng thực.
  5. Chính phủ quy định cụ thể việc quản lý và sử dụng chữ ký điện tử của cơ quan, tổ chức.

Xem thêm: Chữ ký số là gì? Hướng dẫn sử dụng chữ ký số chi tiết

Giá trị pháp lý của chữ ký số
Luật giao dịch điện tử về chữ ký số nằm ở chương 3

4.3. Nguyên tắc giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính

  • Điều 4 của Nghị định về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính số 165/2018/NĐ-CP đã quy định như sau:
  1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi thực hiện các giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính phải tuân thủ các nguyên tắc quy định tại điều 5 của luật giao dịch điện tử; quy định của pháp luật chuyên ngành và các quy định pháp luật liên quan.
  2. Giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính thuộc thủ tục hành chính phải tuân thủ quy định của pháp luật về thủ tục hành chính và dịch vụ công trực tuyến.
  3. Việc sử dụng chứng thư số và chữ ký số trong giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính phải tuân thủ quy định của pháp luật về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số.
  • Điều 5 Nguyên tắc chung tiến hành giao dịch điện tử có nội dung như sau:
  1. Tự nguyện lựa chọn sử dụng phương tiện điện tử để thực hiện giao dịch.
  2. Tự thỏa thuận về việc lựa chọn loại công nghệ để thực hiện giao dịch điện tử.
  3. Không một loại công nghệ nào được xem là duy nhất trong giao dịch điện tử.
  4. Bảo đảm sự bình đẳng và an toàn trong giao dịch điện tử.
  5. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng.
  6. Giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước phải tuân thủ các nguyên tắc quy định tại Điều 40 của Luật này.

Trên đây là những nội dung quan trọng của luật giao dịch điện tử số 51/2005/QH11. CoDX hy vọng bài viết đã mang đến những thông tin hữu ích với bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi!