Giả chữ ký người khác phạm tội gì? Hình thức XỬ PHẠT tội phạm

Việc giả mạo chữ ký của người khác nhằm gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của người khác hoặc giả mạo chữ ký trên các văn bản, tài liệu để trục lợi. Tùy theo mức độ, tính chất vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Để biết thêm chi tiết về việc giả chữ ký người khác phạm tội gì, hãy cùng CoDX tìm hiểu ngay bài viết dưới đây!

Bạn đang đọc bài viết trên trang Bản tin doanh nghiệp của CoDX – nền tảng chuyển đổi số doanh nghiệp toàn diện

1. Giả chữ ký người khác phạm tội gì?

Trước khi đi tìm câu trả lời cho việc giả chữ ký người khác phạm tội gì, hãy cùng CoDX tìm hiểu trước nội dung giả mạo chữ ký là như thế nào ngay sau đây:

1.1 Thế nào là giả mạo chữ ký? 

Giả mạo chữ ký của người khác là hành vi cố tình sao chép, mô phỏng hoặc bắt chước lại chữ ký của người khác nhằm mục đích thực hiện các hành vi vu lợi trái pháp luật.

Giả mạo chữ ký được coi hành vi vi phạm pháp luật có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho các bên liên quan. Cho nên pháp luật thường có những quy định chế tài về việc xử lý và trừng phạt các hành vi giả mạo chữ ký người khác, nhằm đảm bảo tính xác thực và đáng tin cậy của chữ ký trong các giao dịch. Theo dõi phần tiếp theo để nắm rõ hơn việc giả chữ ký người khác phạm tội gì ngay sau đây.

1.2 Hành vi giả mạo chữ ký người khác phạm tội gì?

Giả chữ ký người khác sẽ cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc các lợi ích cá nhân khác gây thiệt hại cho một đối tượng hoặc một tập thể. Tội danh cho các hành vi lừa đảo này có thể bị xét xử hành chính hoặc phải chịu trách nhiệm hình sự tùy thuộc vào mức độ thiệt hại khi giả mạo chữ ký người khác. 

(Theo Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017)

Giả mạo chữ ký được hiểu như là hành vi sao chép, làm giả, hoặc sử dụng chữ ký của một người khác mà không có sự cho phép của họ. Khi giả mạo chữ ký người khác, một cá nhân hay tổ chức cố tình đưa ra sự biểu thị sai lệch về danh tính, chứng thực hoặc sự đồng ý của người sở hữu chữ ký. Mục đích của việc giả mạo chữ ký thường là lừa đảo, chiếm đoạt tài sản hoặc các lợi ích cá nhân khác, gây thiệt hại cho người bị lừa đảo hoặc tổ chức bị ảnh hưởng.

Việc giả mạo chữ ký hiện nay được thực hiện dưới nhiều hình thức, với nhiều mục đích khác nhau. Nó gây nguy hại cho xã hội, ảnh hưởng đến lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức khác, đồng thời làm giảm uy tín của cơ quan và các tổ chức quốc gia. 

Tùy theo hành vi và mức độ hậu quả mà người vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự tương ứng. Trong đó, hành vi tham ô tài sản bằng chữ ký giả mạo là phổ biến nhất.

giả chữ ký người khác phạm tội gì
Giả chữ ký người khác phạm tội gì? tùy thuộc mức độ vi phạm mà việc giả mạo chữ ký có thể bị xử phạt hành chính hoặc hình sự

1.3 Các hành vi giả chữ ký người khác thường gặp 

Giả mạo chữ ký ngày nay thường xảy ra nhiều trong các giao dịch dân sự và có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Dưới đây là một số hành vi giả mạo chữ ký người khác thường gặp:

  • Giả mạo chữ ký trong chuyển nhượng tài sản
  • Giả mạo chữ ký trong hoạt động kiểm kê hàng hóa
  • Giả mạo chữ ký trong văn bản hành chính nhà nước

Những hành vi giả mạo chữ ký này đều là vi phạm pháp luật và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự và dân sự tùy thuộc vào tình tiết cụ thể.

2. Tội giả mạo chữ ký người khác sẽ bị xử lý thế nào? 

Tội giả mạo chữ ký của người sẽ bị xử lý heo hai hình thức là: 

  • Xử phạt hành từ 
  • Xử phạt hình sự

2.1 Xử phạt hành chính tội phạm giả mạo chữ ký người khác 

Bên cạnh việc giả chữ ký người khác phạm tội gì thì việc áp dụng luật để xử phạt các tội phạm trên như thế nào cũng được rất nhiều đọc giả quan tâm. Cùng Công ty chuyển đổi số CoDX theo dõi một số trường hợp giả mạo chữ ký phổ biến bị xử lý hành chính như sau:

Hành vi 

Xử phạt hành chính 

Giả mạo chữ ký trong hoạt động công chứng

Theo Nghị định số 82/2020/NĐ-CP, mức xử phạt vi phạm hành chính như sau:

  • Phạt tiền 25-35 triệu đồng trong trường hợp giả mạo chữ ký của công chứng viên (Điều 15 khoản 6 điểm b);
  • Giả mạo chữ ký của người được chứng thực thì bị phạt tiền từ 03 – 05 triệu đồng (Điều 34 khoản 2 điểm a).

Giả mạo chữ ký trong hoạt động đăng ký biện pháp bảo đảm

  • Nếu giả mạo chữ ký của người yêu cầu đăng ký trong đơn yêu cầu đăng ký hoặc văn bản thông báo về việc kê biên
  • Nếu giải tỏa tài sản thi hành án dân sự trong đơn đăng ký

Hai hành vi trên khi căn cứ Điều 54 Khoản 2 Nghị định số 11/2015/NĐ-CP. 82/2020/NĐ-CP sẽ bị phạt tiền từ 3 đến 5 triệu đồng

Giả mạo chữ ký trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ

Theo Điều 19 Khoản 1 Nghị định 131/2013/NĐ-CP, phạt tiền từ 100.000 đến 15 triệu đồng đối với hành vi giả mạo chữ ký của tác giả trong tác phẩm. Đồng thời, tang vật vi phạm sẽ bị buộc tiêu hủy.

Giả mạo chữ ký trong lĩnh vực kiểm toán

Theo Điều 8, khoản 2, điểm d Nghị định 41/2018/NĐ-CP, nếu chữ ký của cá nhân không khớp hoặc không thống nhất với mẫu chữ ký thì bị phạt tiền từ 5 đến 10 triệu đồng.

2.2 Xử phạt hình sự tội phạm giả mạo chữ ký người khác

Trong bối cảnh xã hội hiện đại, việc giả mạo chữ ký người khác đã trở thành một tội phạm nghiêm trọng và đáng được xử phạt. Để bảo vệ quyền lợi và sự trung thực trong các giao dịch, hệ thống pháp luật đã thiết lập các biện pháp xử phạt hình sự đối với những kẻ phạm tội này. Cùng CoDX chi tiết về việc xử phạt tội phạm giả mạo chữ ký ngay sau đây:

giả mạo chữ ký phạm tội gì
Giả chữ ký người khác phạm tội gì theo quy định của bộ luật hình sự
  • Xử phạt hành vi giả mạo chữ ký tài sản hợp pháp:

Các trường hợp giả mạo chữ ký, chiếm đoạt tài sản của người khác thường xuất hiện trong các hợp đồng mua bán, hợp đồng vay, hợp đồng… Người thực hiện hành vi giả mạo chữ ký có thể bị khởi tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. 

Do đó, mức hình phạt tối thiểu đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là phạt cải tạo không giam giữ tối đa là 03 năm hoặc phạt tù 06 tháng đến 03 năm. Còn nếu tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 02 triệu đồng đến 50 triệu đồng hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng thuộc một trong các điều kiện sau mới áp dụng xử phạt tương tự:

  • Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi tham ô tài sản mà còn tiếp tục vi phạm pháp luật;
  • Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội sau: Trộm cắp tài sản; Tham ô tài sản của công vụ; … mà chưa có tiền án về tội vi phạm pháp luật;
  • Ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự, an toàn xã hội;
  • Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của nạn nhân và gia đình họ.

Mức cao nhất của hình phạt đối với tội này là phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân trong các trường hợp sau đây:

  • Lừa đảo chiếm đoạt tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên;
  • Tận dụng chiến tranh và các trường hợp khẩn cấp.
  • Xử phạt hành vi giả mạo chữ ký người khác tại nơi làm việc:

Trong trường hợp này, hành vi giả mạo chữ ký là do người có quyền lực, địa vị thực hiện. 

Cụ thể, theo Điều 359 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi năm 2017, vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác, tội lợi dụng chức vụ quyền hạn giả mạo chữ ký của người có chức vụ quyền hạn thì bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm. Với mức hình phạt tối đa là 12 đến 20 năm tù.

giả chữ ký người khác phạm tội gì
Xử phạt hành vi giả mạo chữ ký người khác tại nơi làm việc

3.  Giả mạo chữ ký người khác cấu thành phạm tội khi nào?

Hành vi giả mạo chữ ký người khác phạm tội gì sẽ phụ thuộc vào các yếu tố cấu thành nên tội phạm trong từng trường hợp cụ thể. Dưới đây là các yếu tố để buộc tội hành vi giả mạo chữ ký người khác:

  • Chủ thể: Người thực hiện hành vi giả mạo chữ ký cần có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Trường hợp đặc biệt là khi người thực hiện có chức vụ, quyền hạn trong tổ chức, cơ quan.
  • Khách thể: Hành vi giả mạo chữ ký vi phạm trật tự quản lý nhà nước trong các lĩnh vực khác nhau. Nó ảnh hưởng đến cá nhân, tổ chức, tổ chức tư nhân và quốc gia đối với tài liệu giấy và điện tử.
  • Khía cạnh khách quan: Hành vi giả mạo chữ ký dẫn đến sai lệch thông tin, tính hợp lệ của văn bản, tài liệu và ảnh hưởng đến trật tự quản lý của tổ chức, cơ quan.
  • Khía cạnh chủ quan: Người phạm tội có ý cố ý thực hiện hành vi giả mạo chữ ký, biết rằng hành vi này là trái pháp luật và mong đợi hậu quả xảy ra. Họ thực hiện hành vi này vì lợi ích cá nhân.

Những yếu tố này cùng xem xét để xác định tội phạm và áp dụng các biện pháp xử lý phù hợp trong từng trường hợp cụ thể.

Trên đây là tổng hợp các kiến thức bổ ích về việc giả chữ ký người khác phạm tội gì. Hi vọng sau khi tìm hiểu những thông tin trên, người đọc cần hiểu luật quy định gì để bảo vệ quyền lợi của mình không trở thành nạn nhân của hành vi giả mạo chữ ký. Và tránh việc giả mạo chữ ký để không bị truy cứu trách nhiệm trước pháp luật. 

THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Công ty TNHH chuyển đổi số CoDX

  • Địa chỉ văn phòng: Toà nhà QTSC R&D Labs 1, Lô 45 đường số 14, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
  • Số điện thoại: 0968 61 23 50
  • Hotline: 1900282581
  • Email: [email protected]
  • Website: https://www.codx.vn
  • Trang tin tức doanh nghiệp: https://businesswiki.codx.vn

>>> Bài viết liên quan: Quy định ký nháy văn bản theo nghị định 30/2020