CSF là gì? Thông tin chi tiết về CSF trong doanh nghiệp

Nhiều doanh nghiệp không nắm rõ các nhân tố để thành công trong dự án, khiến ngân sách vượt dự trù nhưng mục tiêu chưa thể đạt được. Với việc xác định CSF, doanh nghiệp có thể tập trung vào các nhiệm vụ, hoạt động có ý nghĩa then chốt với dự án. Cùng Chuyển đổi số CoDX tìm hiểu CSF là gì và cách để áp dụng khái niệm này trong doanh nghiệp qua bài viết dưới đây. 

Bạn đang đọc bài viết trên trang kiến thức quản trị của CoDX – nền tảng chuyển đổi số doanh nghiệp toàn diện

Cùng chủ đề:

1. Khái niệm CSF là gì?

Từ những thông tin căn bản về CSF là gì, doanh nghiệp sẽ hiểu rõ hơn về CSF trước khi quyết định áp dụng thực tế. 

1.1 Khái niệm, nguồn gốc

CSF (Critical Success Factors) là yếu tố thành công then chốt. Critical cũng có thể hiểu là nguy cấp, nghiêm trọng. Khi doanh nghiệp xác định sai CSF của dự án hay một số công việc cụ thể, khả năng đi chệch hướng so với chiến lược, mục tiêu là điều rất dễ xảy ra. 

CFS là gì
CSF là các yếu tố then chốt để đem đến thành công cho doanh nghiệp

Khái niệm về CSF được D. Ronald Daniel lần đầu tiên nêu lên trong bài báo liên quan đến cuộc khủng hoảng thông tin trong quản trị vào năm 1961. Sau khoảng 20 năm sau, John F. Rockart đã xây dựng và phổ biến khái niệm CSF đến sâu rộng hơn đến cộng đồng.

Với Rockart, CSF được định nghĩa là các khía cạnh then chốt trong kinh doanh, mà khi kết quả từ những khía cạnh này đạt yêu cầu, thành công của tổ chức sẽ được đảm bảo. Những khía cạnh then chốt này đòi hỏi doanh nghiệp phải đưa mọi thứ đi đúng hướng, nếu không, tổ doanh nghiệp sẽ khó đạt được kết quả mong muốn, thậm chí thấp hơn nhiều so với kỳ vọng. 

1.2 Lợi ích khi áp dụng CSF trong doanh nghiệp

Những lợi ích khi áp dụng khái niệm CSF trong các hoạt động của doanh nghiệp có thể kể đến: 

  • Tối ưu nguồn lực và các chi phí bằng cách loại bỏ các chỉ số không đem đến lợi ích cho doanh nghiệp.
  • Đảm bảo tính nhất quán trong mục tiêu của doanh nghiệp khi tất cả các nhân viên đều hiểu rõ mục tiêu và yếu tố thành công của dự án.
  • Đơn giản hóa quy trình làm việc với những vấn đề không quan trọng, không liên quan đến mục tiêu chung được loại bỏ.

2. Các loại CSF trong doanh nghiệp

Bên cạnh khái niệm cơ bản, doanh nghiệp cần nắm được các loại CSF để ứng dụng CFS một cách hiệu quả nhất. Thực tế có 4 loại CSF doanh nghiệp nên ghi nhớ, cụ thể: 

  • CSF ngành
  • CSF chiến lược
  • CSF giai đoạn 
  • CSF môi trường
CFS là gì
4 loại CSF doanh nghiệp cần tham khảo

2.1 CSF ngành

Hiểu được CSF là gì, doanh nghiệp sẽ xác định được CSF ngành là những đặc trưng thuộc ngành công nghiệp mà doanh nghiệp đang hoạt động. Những CFS ngành là điều tối thiểu doanh nghiệp cần đảm bảo để duy trì các hoạt động, đồng thời cạnh tranh hiệu quả trên thị trường. 

Ví dụ, một doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghệ với sản phẩm là các ứng dụng trên điện thoại. Vậy một trong những CSF ngành của họ là tính đổi mới để sản phẩm ngày càng hoàn thiện để đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng. 

2.2 CSF chiến lược

CSF chiến lược lại là những yếu tố về cạnh tranh chiến lược mà doanh nghiệp lựa chọn. Các CSF chiến lược có thể bao gồm chiến lược về giá cả, phân phối sản phẩm,… Hay nhiều doanh nghiệp lựa chọn chiến lược then chốt là một nội dung trong kế hoạch sản phẩm như lựa chọn phân khúc khách hàng mục tiêu,…

2.3 CSF giai đoạn

CSF giai đoạn là các yếu tố tồn tại trong thời gian ngắn, gắn với những thay đổi trong nội bộ của doanh nghiệp. Trong một khoảng thời gian cụ thể, các thách thức hay cơ hội từ thị trường sẽ ảnh hưởng đến các CSF giai đoạn. 

Ví dụ với một sản phẩm của doanh nghiệp đang được chào đón ở thị trường quốc tế, doanh nghiệp có thể đặt CSF là tăng doanh thu bán hàng quốc tế. 

2.4 CSF môi trường

Hiểu CSF là gì, doanh nghiệp sẽ nhận thấy còn một loại CSF khác cần xác định là CSF môi trường. CSF môi trường là những ảnh hưởng từ môi trường đến doanh nghiệp và các dự án. Ví dụ về CSF môi trường có thể là đối thủ cạnh tranh hay nền kinh tế đang phát triển,… 

3. Xem ví dụ cụ thể để hiểu CSF là gì

Để hiểu cụ thể hơn về CSF, doanh nghiệp có thể tham khảo ví dụ sau đây. Một doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm nông nghiệp sạch cho khách hàng, có mong muốn trở thành một trong những doanh nghiệp cung cấp nông sản hàng đầu.

Với từng mục tiêu của doanh nghiệp, các CSF tương ứng có thể là:

  • Mục tiêu chiếm 10% thị phần tại các đô thị lớn trên cả nước: CSF là tăng nhận diện thương hiệu, thu hút các khách hàng dùng thử sản phẩm, cạnh tranh với các doanh nghiệp khác
  • Mục tiêu đưa sản phẩm tươi sạch trong ngày đến người tiêu dùng: CSF là lập quy trình phân phối hàng hóa chuyên nghiệp, thiết lập mối quan hệ tốt đẹp với các nhà vườn thu mua nông sản
  • Mục tiêu mở rộng thêm nhiều điểm bán: CSF là tìm thêm nguồn nông sản để đảm bảo cung cấp cho các cửa hàng
  • Mục tiêu có một cửa hàng rộng rãi để cung cấp đa dạng hóa sản phẩm nông sản: CSF là huy động vốn để xây dựng cửa hàng và xem xét các sản phẩm nông sản mới

Sau khi đã xác định CSF là gì, doanh nghiệp cần xem CSF nào quan trọng nhất. Cụ thể, doanh nghiệp có thể thấy mức độ quan trọng của CSF trong ví dụ trên như sau: 

  • Quan trọng nhất là CSF tăng độ nhận diện của thương hiệu. Nếu không có nhiều khách hàng biết đến doanh nghiệp, việc chiếm 10% thị phần thị trường hay mở rộng thêm các điểm bán sẽ không khả thi. 
  • Thứ hai là CSF duy trì mối quan hệ với các nhà cung cấp nông sản. Nguồn cung cấp cần đa dạng hơn và được duy trì để đảm bảo cho các kế hoạch phát triển khác của doanh nghiệp. 
  • Thứ ba là CSF huy động vốn. Doanh nghiệp cần có nguồn tài chính ổn định để xây dựng và thực thi các kế hoạch thu hút khách hàng, mở thêm điểm bán hay thiết kế lại không gian cho cửa hàng. 

4. Các thức triển khai mô hình CSF

Sau khi đã nắm được khái niệm, các loại CSF và ví dụ ở trên, doanh nghiệp có thể tham khảo thêm cách thức triển khai CSF sau đây. 

Các thức triển khai mô hình CSF
Sơ đồ 6 bước triển khai mô hình CSF

Cách thức này gồm 6 bước như sau: 

  • Bước 1: Xác định nhiệm vụ, mục tiêu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần xác định mục tiêu dài hạn và ngắn hạn của mình, thì mới có thể nắm được các CSF tương ứng. 
  • Bước 2: Xem xét để đạt được mục tiêu, cần làm làm những gì. Đây là bước quan trọng, doanh nghiệp sẽ xác định CSF dựa theo các mục tiêu đã đề ra. Trong bước này, doanh nghiệp cần tự hỏi khía cạnh, hoạt động nào là thiết yếu nhất để đạt được mục tiêu. 
  • Bước 3: Đánh giá các CSF, doanh nghiệp tiến hành đánh giá lại các CSF đã xác định. Với những yếu tố chưa đủ then chốt, doanh nghiệp cần loại bỏ. Cùng với đó, doanh nghiệp nên xác định đâu là CSF quan trọng nhất. Doanh nghiệp nên giới hạn số lượng CSF tối đa ở mức 5. 
  • Bước 4: Xác định KPI. KPI sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp theo dõi và đo lường các CSF hiệu quả. 
  • Bước 5: Luôn truyền đạt về CSF trong nội bộ. Đây là cách để các nhân viên luôn ghi nhớ về mục tiêu của doanh nghiệp, thay vì chỉ cung cấp danh sách CSF đơn thuần. 
  • Bước 6: Theo dõi và đánh giá lại CSF. Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp sẽ gặp phải việc CSF không đi đúng hướng với mục tiêu đã đề ra. Do đó, doanh nghiệp cần theo dõi hiệu quả và thay đổi CSF khi cần thiết. 
Các thức triển khai mô hình CSF
Doanh nghiệp vẫn cần theo dõi tính hiệu quả của các CSF

Trên đây là những thông tin cơ bản cho doanh nghiệp hiểu thêm về khái niệm CSF là gì. CoDX hy vọng qua bài viết này, doanh nghiệp đã nắm được khái niệm, lợi ích, ví dụ cũng như các bước triển khai CSF trong quá trình hoạt động.

THÔNG TIN LIÊN HỆ: